Văn 10 Vẻ đẹp tâm hồn của Phạm Ngũ Lão

kietnghia

Học sinh chăm học
Thành viên
23 Tháng sáu 2015
77
40
51
21
Quảng Trị
THPT Thị Xã Quảng Trị
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: Nêu lên vẻ đẹp tâm hồn của Phạm Ngũ Lão (trong bài Tỏ Lòng), Nguyễn Trãi (Cảnh ngày hè), Nguyễn Bỉnh Khiêm (Nhàn), Nguyễn Du (Đọc Tiểu Thanh Kí) qua các tác phẩm đã học.
Câu 2: Nêu đặc điểm về nội dung của văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế XIX và lấy một tác phẩm đã học hoặc anh/chị biết để làm rõ đặc điểm đó.
Câu 3: Nêu đặc điểm về nghệ thuật của văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế XIX và lấy một tác phẩm đã học hoặc anh/chị biết để làm rõ đặc điểm đó.
Câu 4: Nêu cảm nhận của anh/chị về bức tranh thiên nhiên của Nguyễn Trãi trong bài Cảnh ngày hè.
Câu 5: Nêu cảm nhận của anh/chị về hình tượng người tráng sĩ cầm ngang ngọn giáo trong bài Tỏ Lòng của Phạm Ngũ Lão
Câu 6: Chủ nghĩa nhân đạo được thể hiện trong các tác phẩm văn học Việt Nam từ TK X [TEX]\rightarrow[/TEX] hết thế kỉ XIX có điểm gì khác với chủ nghĩa nhân đạo trong các tác phẩm văn học hiện đại ?
Gợi ý: Lấy tác phẩm Tắt Đèn của Ngô Tất Tố để phân biệt.
 

Timeless time

Cựu Phụ trách nhóm Toán
Thành viên
19 Tháng tám 2018
2,749
6,038
596
23
Thái Bình
Đại học Y Dược Thái Bình
Câu 1: Nêu lên vẻ đẹp tâm hồn của Phạm Ngũ Lão (trong bài Tỏ Lòng), Nguyễn Trãi (Cảnh ngày hè), Nguyễn Bỉnh Khiêm (Nhàn), Nguyễn Du (Đọc Tiểu Thanh Kí) qua các tác phẩm đã học.
+ Phạm Ngũ Lão (trong bài Tỏ Lòng)
- Vẻ đẹp hiên ngang, hùng dũng của người anh hùng, không chỉ có vẻ đẹp ý chí mà còn có cái "tâm" đẹp.
- Ngoài ra, bài thơ cũng như một lời nhắc nhở đối với bậc nam nhi sống trong thời đại phải có ý thức cầu tiến, xả thân vì nghĩa lớn.
+Nguyễn Trãi (Cảnh ngày hè)
- Vẻ đẹp tình yêu thiên nhiên và cuộc sống cảnh ngày hè.
-Vẻ đẹp của lòng yêu nước thương dân.
+Nguyễn Bỉnh Khiêm (Nhàn)
-vẻ ung dung trong công việc lao động hàng ngày và thể hiện những nhu cầu khiêm tốn của cuộc sống ẩn dật.
+Nguyễn Du (Đọc Tiểu Thanh Kí)
-Giống với Tiểu Thanh nhà thơ cũng có những sự nghiệp văn chương của mình mà chính sự tương đồng ấy khiến cho ông e ngại về những gì sau này. Liệu rằng có ai khóc mình như mình khóc tiểu Thanh hay không.
 

Dưa Chuột

GOLDEN Challenge’s winner
Thành viên
7 Tháng năm 2018
432
317
101
20
Bình Định
THPT Số 1 Phù Cát
Câu 4: Nêu cảm nhận của anh/chị về bức tranh thiên nhiên của Nguyễn Trãi trong bài Cảnh ngày hè.
Nguyễn Trãi (1380 - 1442), vị anh hùng dân tộc, "tấm lòng sáng tựa sao Khuê" (lời vua Lê Thánh Tông) dù trong bất kì hoàn cảnh nào cũng không nguôi tâm nguyện hướng về dân về nước. Ngay cả khi bị nghi kị, phải lui về quê ngoại Côn Sơn, ông vẫn bộc bạch nỗi lòng tha thiết cháy bỏng trong cuộc sống tưởng như chỉ biết vui vầy cùng mây núi cỏ cây. Nỗi lòng ấy bộc lộ rõ nét trong chùm thơ 61 bài Bảo kính cảnh giới. Đặc biệt, bài thơ số 43 chan chứa bao khát vọng hướng đến cuộc đời, nhân dân.
Bảo kính cảnh giới (Gương báu răn mình) lấy những bài học từ thiên nhiên vĩ đại để nhà thơ soi chiếu lòng mình. Ta không chỉ gặp tấm lòng yêu thiên nhiên của một nghệ sĩ lớn mà còn thấu hiểu tâm sự của người anh hùng luôn canh cánh bên lòng nỗi niềm "ưu quốc ái dân". Suy ngẫm và cảm xúc của nhà thơ giúp chúng ta hình dung một nhân cách lớn.
Bài thơ bắt đầu bằng hoàn cảnh hưởng nhàn bất đắc dĩ:
"Rồi hóng mát thuở ngày trường"
Nhịp thơ thật lạ lùng như kéo dài cảm giác của một ngày "ăn không ngồi rồi": tạo điểm nhấn ở một nhịp đầu tiên, sau đó là năm chữ nối thành một hơi thở như tiếng thở dài. Rõ ràng nhà thơ nói về việc hóng mát mà không hề đem lại cảm nhận nhàn tản thật sự. Hai chữ ngày trường lại hiện ra bao nỗi chán chường của một ngày dài vô vị. Hưởng nhàn mà không hề thư thái! Có thể đó sẽ là khởi nguồn cho bao nỗi bực dọc trút ra của con người bất đắc chí. Thế nhưng, tất cả tâm tư đã dồn nén lại khi nhà thơ đối diện với một thiên nhiên mãnh liệt đầy sức sống:
"Hòe lục đùn đùn tán rợp giương.
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương"

Ba câu thơ đem lại một bức tranh thiên nhiên nhiều màu sắc, cùng những hình ảnh đặc trưng của không gian mùa hè. Trước hết, đó là hòe buông sắc lục như một chiếc lọng khổng lồ bao trùm lên cảnh vật, tạo cảm giác về một không gian xanh. Cái nhìn thiên nhiên của Nguyễn Trãi luôn có sức bao quát, vừa gợi sức sống của không gian trong động từ đùn đùn, vừa gợi cảm giác phóng khoáng trong một chữ rợp. Tầm nhìn trải từ gần ra xa, theo quy luật đăng đối ở hai câu tả thực, khéo léo đan cài sắc đỏ của thạch lựu trước hiên nhà cùng sắc hồng của ao sen. Câu trên tả sắc, câu dưới gợi hương. Thiên nhiên ấy cũng chứa chan bao cảm xúc, lúc dịu nhẹ lan tỏa lúc bừng bừng phun trào. Để rồi cuối cùng đọng lại cảm giác man mác tiếc nhớ làn hương thanh thoát của sen hồng lúc cuối hè. Phải là một người có tâm hồn tinh tế mới cùng một lúc diễn tả được nhiều cảm giác trong chỉ vài ba câu thơ cô đọng. Giữa khung cảnh thiên nhiên ấy, nhà thơ dường như cũng nguôi ngoai bao nỗi niềm bực dọc, để lòng mình hòa cùng thiên nhiên đầy sức sống.
Không chỉ nhìn bằng mắt mà Nguyễn Trãi còn trải lòng lắng nghe những thanh âm muôn vẻ của thiên nhiên:
"Lao xao chợ cá làng ngư phủ,
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương"

Có một sự chuyển đổi cảm xúc trong cách lắng nghe những âm thanh của cuộc sống. Giờ đây, những thanh âm lại được cảm nhận từ xa đến gần, từ lao xao đến dắng dỏi. Thiên nhiên không hề tĩnh lặng u trầm trong thời điểm chiều buông mà trái lại rất sôi động và gần gũi với tấm lòng thiết tha yêu sự sống của nhà thơ. Lao xao là âm thanh gợi rõ cuộc sống thanh bình của những người dân chài, cảnh mua bán tấp nập mà không quá ồn ào để khuấy động không gian hưởng nhàn của nhà thơ. Dường như Nguyễn Trãi dã chủ động hướng lòng mình về với chợ cá, làng ngư phủ để thấy bản thân không xa với đời thường. Âm vang cuộc sống thực ấy tạo thành mối dây liên hệ giữa nhà thơ với nhân dân, mang lại niềm vui xôn xao trong một buổi chiều dễ tạo cho nhà thơ nỗi buồn, cấu trúc đăng đối đã tạo nên sự hòa điệu giữa con người với thiên nhiên trong sự cân xứng làng ngư phủ - bóng tịch dương mang đậm sắc thái trang trọng cổ điển. Nghệ thuật tương phản tạo nên một cảm hứng hết sức mới mẻ trong thơ Nguyễn Trãi khi ấn tượng ám ảnh nhà thơ không phải ánh tịch dương ảm đạm mà lại là âm thanh dắng dỏi cầm ve. Sự liên tưởng bất ngờ và độc đáo này đã chứng tỏ rõ phẩm chất nghệ sĩ của Nguyễn Trãi. Tiếng ve đặc trưng của mùa hè đến cùng Nguyễn Trãi lại như một bản đàn mạnh mẽ, rạo rực hối hả nhịp sống căng tràn của thiên nhiên. Bức tranh thiên nhiên sống động ấy đã hàm chứa một nội dung thông điệp thẩm mĩ đánh động tâm tư của nhà thơ. Bản thân ông có muốn lánh đời thoát tục, ngắm ánh tịch dương, giam mình trong lầu kín cũng không thể không nghe, không thấy bao vẻ đẹp thiên nhiên tươi tắn rộn rã chung quanh. Thiên nhiên ấy xôn xao hay chính tấm lòng của nhà thơ cũng đang náo nức muốn hòa cùng niềm vui sự sống? Cuộc sống của ông không phải của ẩn sĩ lánh đời mà chính là phản chiếu của tâm hồn yêu đời thiết tha, vẫn đón nhận thưởng thức được niềm vui cuộc sống thanh bình để quên đi nỗi riêng tư sầu muộn.
 
Top Bottom