Văn 12 Vẻ đẹp hung bạo của sông Đà

Huỳnh Nam Huy

Học sinh chăm học
Thành viên
26 Tháng sáu 2017
556
123
96
22
Phú Yên
Trường THPT Ngô Gia Tự
Last edited by a moderator:

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
21
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
phân tích vẽ đẹp hung bạo của con sông Đà trong tác phẩm người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân
mọi người giúp mình với
* Tiếng thác nước
- Nguyễn Tuân nhìn con sông Đà như một người có cá tính, có linh hồn và có cả tâm trạng, lúc "giận dữ", lúc "oán trách", lúc "van xin" rồi lại như khiêu khích, giọng gằn và chế nhạo
-> Giọng điệu đa dạng, kì bí không lặp lại của sông Đà trong một khuông nhạc dữ dội. Mỗi khoảnh khắc lắng tai nghe lại có những âm thanh khác nhau.
- Tác giả còn tạo liên tưởng như một cuộc đối thoại của con người trong cuộc chiến đầy áp đảo của thế lực thiên nhiên hoang dã đang áp đảo một đối tượng nhỏ bé nào đó.
- Nghệ thuật nhân hoá đã khiến thác nước sông Đà thực sự trở thành một vật thể sống đang giận dữ, gầm gào, đe doạ con người ngay cả khi nó chưa xuất hiện
- Hệ thống những từ ngữ miêu tả âm thanh theo nhiều cung bậc tăng dần cả về sắc thái cảm xúc và âm lượng để vừa miêu tả sống động sự đe doạ hung bạo của dòng sông
- Nhà văn đã sử dụng những liên tưởng độc đáo: tiếng thác (rống) - tiếng trâu mộng (lồng lộn) – tiếng rừng lửa (gầm thét). Âm thanh thác được vật hóa thành tiếng gầm “trâu mộng”, lấy thác lửa để liên tưởng với rừng lửa cháy rừng rực để tạo ra một bất ngờ thẩm mĩ. Từ đó tăng cường các cảm giác của người đọc, khơi gợi tưởng tượng về sức mạnh hoang dã của thiên nhiên như một trận động đất hay nạn núi lửa thời tiền sử.
-> Nguyễn Tuân còn chạm bút tới cái hút nước một lần nữa “nước ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào”. Hai chữ “ặc ặc” mô phỏng rất tài thứ âm thanh quái vật, khiến sông Đà như loài thủy quái bị bóp cổ đang quằn quại.
* Thạch trận bờ sông:
- Sông Đà “bày thạch trận trên sóng”, sông Đà còn lắm mưu nhiều kế bày bao nhiêu mẹo lược và sự nham hiểm để sẵn sàng bóp chết con người. Bằng thủ pháp nhân hóa, người đọc nhận ra từng sắc diện người trong những hình thù đá vô tri. Nguyễn Tuân đã dùng sức mạnh điêu khắc của ngôn từ để thổi hồn vào từng thớ đá: “cả một chân trời đá mặt, hòn nào cũng ngỗ ngược”, “nhăn nhúm”, “méo mó” -> Những hòn đá vô tri vô giác nhưng qua cái nhìn của Nguyễn Tuân chúng mang vẻ du côn của thiên nhiên hoang dại và hung dữ với ba trùng vi thạch trận.
- Tác giả vận dụng kiến thức của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực để khắc họa khung cảnh đối đầu giữa sông Đà và người lái đò: lịch sử, địa lí, quân sự, võ thuật, điện ảnh, hội họa, điêu khắc,… Những kiến thức liên ngành đa dạng ấy tạo nên bề dày uyên bác trong vốn tri thức của nhà văn, nâng cho đôi cánh tài hoa bay bổng
=> Con sông Đà hung bạo, tàn ác không khác gì “kẻ thù số một của con người”. Nhưng cũng từ hình ảnh con sông ấy lại là kẻ tôn vinh tài năng nghệ thuật tài hoa, tài tử và cực kì uyên bác của ngòi bút số một về thể loại tùy bút.
* Cảnh bờ sông:
+ Đá bờ sông dựng thành vách, đá chẹt lòng sông như cái yết hầu (đá bờ sông như những ngón tay khổng lồ của thần đá đang bóp cổ sông Đà)
=> Đá vừa vươn lên theo tầm cao, vừa lấn sang bề rộng
+ Mặt lòng sông chỉ đúng… mới thấy mặt trời, đi lên khoang đò mùa hè cũng thấy lạnh.
=> Nghệ thuật so sánh liên tưởng độc đáo, quan sát từ nhiều góc độ, nhiều giác quan nhằm tô đậm sự dữ dội hiểm trở của bờ đá sông Đá.
* Ghềnh sông Đà: nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió cuồn cuộn
=> Câu văn móc xích tạo ra thế điệp điệp trùng trùng liên hoàn miêu tả một địa hình phức tạp. Tất cả đều quẫy đạp điên cuồng.
+ Gùn ghè: âm thanh man dại như một con thú săn mồi luôn rình rập, uy hiếp đối phương.
=> Cách dùng từ độc đáo
* Hút nước sông Đà:
+ Hình thù: Những hút nước giống như giếng bê tông thả xuống
+ Âm thanh: Nước kêu như cửa cống cái bị sặc
+ Sự nguy hiểm: Những chiếc thuyền vô ý bị hút nước dìm và đi ngầm dưới lòng sông đến mười phút sau mới thấy xác ở khuỳnh sông dưới (giống như cái bẫy chết người lôi tuột thuyền bè, thuyền bị dìm tan xác)
=> Với tài quan sát tỉ mỉ, nghệ thuật liên tưởng độc đáo + các động từ mạnh khiến cho các hút nước giống như những quái vật giẫy giụa điên cuồng
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom