Vẻ đẹp dòng sông Hương trong "Ai đã đặt tên cho dòng sông?".

P

perang_sc_12c6

Cảm ơn nhen

ĐỀ BÀI NÈ : em hãy phân tích vẻ đẹp của dòng sông hương trong bài ' ai đã đặt tên cho dòng sông ' !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
MONG MỌI NGƯỜI GIÚP ĐỠ TUI NGEN !!!!!!

cuối tuần này phải nộp rùi mong mọi người giúp đỡ tui nhiệt tình ngen !
 
P

phaodaibatkhaxampham

.Vẻ đẹp dòng sông Hương ở thượng nguồn hóng khoáng và man dại
Sức sống mãnh liệt, hoang dại, dịu dàng, đắm say, như 'một bản trường ca của rừng già , rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn'. Khi chảy qua miền địa hình hiểm trở, sông Hương mang vẻ đẹp dữ dội: 'mãnh liệt qua ghềnh thác, cuộn xoắn như cơn lốc xoáy vào đáy vực bí ẩn', nhưng cũng có lúc lại 'dịu dàng, đắm say giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng'.Giữa lòng Trường Sơn, sông Hương như một 'cô gái Digan, phóng khoáng và man dại', bởi rừng già đã hun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ , một tâm hồn tự do và trong sáng.Nghệ thuật: so sánh, tu từ, ẩn dụ và nhân hóa.

.Sông Hương khi về đến ngoại vi thành phố
'Sắc đẹp dịu dàng , trí tuệ , người mẹ phù sa của một vùng văn hóa ,xứ sở', dòng sông duy nhất chỉ đi qua thành phố Huế.Với vốn hiểu biết sâu sắc về địa lí, văn hóa, lịc sử, tác giả miêu tả dòng sông thật sinh động vói cảm nhận mang nhiều khác biệt.
Sông Hương như 'người con gái đẹp ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại (hình ảnh thơ mộng gợi liên tưởng cổ tích đến nàng công chúa ngủ trong rừng), Dòng sông hiện lên với 'khúc quanh đột ngột, uốn mình theo những đường cong thật mềm'.Lưu vực êm ả, thanh bình, vui tươi_giữa những bãi bờ xanh biếc , nhiều màu sắc trầm mặc, triết lí.
Những lăng tẩm với 'giấc ngủ nghìn năm của vua chúa đựoc phong kín trong lòng những rừng thông u tịch và niềm kiêu hãnh âm u của những lăng tẩm lan tỏa khắp cả một vùng thượng lưu'.
Vói những quan sát tinh tế, ngôn ngữ giàu hình tượng, so sánh, ẩn dụ , sông Hương trong dư vang Trường Sơn, dòng sông mềm như tấm lụa'. 'Những dãy đồi sừng sững như thành quách, với những đỉnh cao đột khởi :Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo', những ngọn đồi đã tạo ra nững mảng phản quang nhiều màu sắc trên nền trời 'sớm xanh, trưa vàng ,chiều tím' rất lạ và đặc trưng như người Huề từng nhận xét.
Sự thay đổi tính cách của người con gái sông Hương đưa ta đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, một cô gái Digan,man dại và phóng khoáng đã trở nên dịu dàng, e lệ, như 'người con gái đẹp được người tình mong đợi đến đánh thức', 'người mẹ phù sa của cả một vùng văn hóa xứ sở'.
Thoảng đâu đó, mơ hồ mà vang vọng trong tâm thức Huế là tiếng chuông chùa Thiên Mụ ngân nga, tiến gà từ xóm làng trung du bát ngát,...
Theo vancap3.co.cc
_____________________________________

Tình cảm về người con gái mang tên dòng sông cứ miên man chảy trong tôi khi đọc bút ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Và entry này như một niềm chia sẻ với em ...

Ai đó đã từng viết “ Đất nước có nhiều dòng sông nhưng chỉ có một dòng sông để thương, để nhớ như đời người có nhiều cuộc tình nhưng chỉ có một cuộc tình để mãi mãi mang theo”. Vâng, “một dòng sông để thương, để nhớ” của mỗi người rất khác nhau. Nếu tên tuổi Văn Cao gắn liền với sông Lô hùng tráng; nếu Hoàng Cầm là nỗi nhớ của ta khi ngang qua “Sông Đuống trôi đi một dòng lấp lánh”; nếu Hoài Vũ mãi là nhà thơ của con sông Vàm Cỏ đêm ngày thao thiết chở phù sa, thì Hoàng Phủ Ngọc Tường đã song hành cùng sông Hương đi vào trái tim người đọc với “Ai đã đặt tên cho dòng sông?.”...
Có một huyền thoại vọng về từ làng Thành Trung, một ngôi làng trồng rau thơm ở Huế: Vì yêu quý con sông xinh đẹp, người dân hai bên bờ sông Hương đã nấu nước của trăm loài hoa đổ xuống dòng sông cho làn nước xanh thắm ấy mãi mãi thơm tho.
Phải chăng đó là cách lý giải tên của Hương Giang – con sông gắn liền với Huế, gắn liền với tình yêu của Hoàng Phủ Ngọc Tường?
Bút ký “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” được viết năm 1981, khi tác giả đã sống bên bờ sông Hương, sống trong lòng Huế hơn 40 năm trời, tình yêu máu thịt đối với quê hương cứ lớn lên từng ngày và nó hiện hữu ở mọi thời gian, mọi không gian.
Khi tác giả ngồi đọc truyện Kiều giữa mùa thu, trong một khu vườn xưa cổ, nơi có những loài hoa đang nở, trái cây đang chín, yên tĩnh và khoáng đạt - khu vườn tọa lạc trên vùng đất mà Nguyễn Du từng sống nên thiên nhiên của “mảnh đất Kinh- xưa” đã in bóng trong thơ Nguyễn, ngược lại sông Hương và Huế đã gợi cho tác giả hình tượng của cặp tình nhân lý tưởng: Kim- Kiều.
Chưa bao giờ tôi nhìn thấy một dòng chảy nào đáng yêu đến thế, sông Hương đến với Huế qua cái nhìn của Hoàng Phủ Ngọc Tường đã mang hình ảnh một cô gái mỹ miều đến với tình yêu. Hãy ngắm nhìn nàng trước khi gặp Huế, đó là “một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại” “bản lĩnh và gan dạ” có một tâm hồn “ tự do và trong sáng”, đó là hình ảnh “ bản trường ca của rừng già” rầm rộ và mãnh liệt nhưng cũng có lúc “dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng”, nàng đã chế ngự sức mạnh bản năng của mình để đến lúc ra khỏi rừng già sẽ trở nên dịu dàng và trí tuệ.
Để đến với Huế, sông Hương phải băng qua một hành trình, phải chuyển dòng liên tục, như một cuộc kiếm tìm thiết tha và rạo rực, vô vàn địa danh mà dòng nước ấy đã trôi qua Hòn Chén, Ngọc Trản, Nguyệt Biều, Lương Quán, Thiên Mụ… người con gái Di-gan ấy đã đột ngột uốn mình theo một đường cong thật mềm nhưng “vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn, vượt qua một lòng vực sâu dưới chân núi Ngọc Trản, để sắc nước trở nên xanh thẳm”, nàng vẫn còn mang một vẻ buồn trầm mặc như triết lý, như cổ thi… cho đến khi gặp được tiếng chuông Thiên Mụ, nghe âm thanh bát ngát tiếng gà, từ ấy sông Hương rạng rỡ như nắng mới, nàng uốn một cánh cung thật nhẹ, đến khi giáp mặt với thành phố, đường cong ấy làm cho nàng “mềm hẳn đi, như một tiếng "vâng" không nói ra của tình yêu”- Cái phút ban đầu để đến với “người tình” của sông Hương như thế đấy! Nàng đã tự làm mới mình để hiến tặng những gì đẹp nhất cho người yêu.
Sông Hương - dòng sông thuộc về một thành phố duy nhất - đã rời cuộc sống hoang dã của rừng để đến với Huế và chỉ Huế mà thôi, nàng như “sông Xen của Paris, sông Ðanuýp của Buđapet…” chảy trong lòng thành phố yêu quý của mình nhưng khác ở chỗ nàng đẹp một cách huyền hồ như đang che khuôn mặt diễm kiều bằng tấm voan sương khói, nàng trôi lặng lẽ với nghìn ánh hoa đăng vào hội rằm tháng 7 bồng bềnh chao nhẹ trên mặt nước như vương vấn một nỗi lòng . Tôi chợt nhớ đến một câu nói “có những dòng tình cảm, rất sâu nên rất đỗi lặng lờ”, dòng chảy êm đềm của sông Hương hay chính là tình yêu sâu lắng mà nàng dâng tặng cho thành phố Huế? Vẻ đẹp của sông Hương còn là vẻ đẹp của một nền văn hóa, vẻ đẹp của người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya ,toàn bộ nền âm nhạc cổ điển Huế đã được sinh sôi trên mặt sông này và hơn thế khắp lưu vực sông còn vang vọng những điệu hò dân dã, những điệu hò thấm đẫm tấm chung tình, thấm đẫm lời thề của sông Hương trước phút chia tay với Huế mà trôi về biển cả. Nhưng chẳng phải bao giờ sông Hương cũng là người con gái đằm thắm ,dịu dàng, mềm mại trong lòng Huế, đã có một thời sông Hương “mang tên là Linh Giang, dòng sông viễn châu đã chiến đấu oanh liệt bảo vệ biên giới phía Nam” của Tổ quốc, vẻ vang soi bóng kinh thành Phú Xuân, “dòng sông của thời gian ngân vang", của lịch sử viết giữa màu cỏ xanh, lá biếc…
Sông Hương được nhìn như một người con gái đến với tình yêu, dâng tặng những vẻ đẹp mà mình có được cho người yêu, đắm mình trong tình yêu để khám phá và hoàn thiện bản thân. Từ một dòng sông hoang dại, bí ẩn, nàng đã trở thành một sông Hương rất mực dịu dàng, rất mực tài hoa, rất mực kiên cường, rất mực hy sinh…
Cho nên, từ khi có được sông Hương, Huế - chàng Kim của nàng- cũng có nhiều thay đổi. Từ hoang sơ với “cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại” hay kiêu hãnh âm u với những lăng tẩm đền đài đồ sộ, đã hóa thành vẻ đẹp cổ kính mà thơ mộng, khiến người con của Huế dù đến Pari, Buđapét hay Leningrad vẫn đau đáu nhớ về một thành phố với nguyên dạng đô thị cổ, trải dọc hai bờ sông. Huế càng lung linh hơn khi sông Hương chở trong lòng Huế những nét đặc thù của hội Hoa đăng, của ca Huế, man mác tiếng rơi của những mái chèo khuya. Có sông Hương, Huế trở thành biên thùy xa xôi của đất nước các vua Hùng, Huế chiến đấu oanh liệt bảo về biên giới phía Nam của Đại Việt, Huế là kinh thành của người anh hùng Nguyễn Huệ, Huế cùng sông Hương đi vào Cách mạng tháng 8 bằng những chiến công rung chuyển. Huế đã cống hiến xứng đáng cho Tổ quốc trong cuộc trường chinh máu lửa bên cạnh sông Hương - dòng sông của sử thi đã tự hiến đời mình làm một chiến công.
Tình yêu của sông Hương và Huế - một tình yêu lãng mạn và âm vang sức sống, một tình yêu như một cuộc tìm kiếm và đuổi bắt, hào hoa và đam mê, bản hợp xướng diệu kỳ giữa thi ca và âm nhạc. Tình yêu ấy được vun đắp bởi ngòi bút tài hoa của Hoàng Phủ Ngọc Tường, đứa con thân yêu của Huế, yêu Huế, yêu sông Hương, nhìn ngắm sông Hương khi gần kề để phát hiện ra dòng sông ấy “đang đổi sắc không ngừng dưới ánh nắng và mùi hương của hoa trái trong vườn”, lúc xa xôi gần nửa vòng trái đất, nhìn Nê va để sông Hương tìm về trong niềm nhớ.
Sông Hương của Hoàng Phủ Ngọc Tường không chỉ mang vẻ đẹp trời phú mà còn ánh lên vẻ đẹp của con người, những tài nữ đánh đàn, những người dân Châu Hóa lái thuyền xuôi ngược, những người con anh dũng đã hi sinh, những Nguyễn Du, những bà huyện Thanh Quan, những Tố Hữu…đã viết thơ trên dòng chảy long lanh in bóng mây trời.
Cũng như tình yêu của sông Hương với Huế, tình yêu của Hoàng Phủ Ngọc Tường với sông Hương cũng là quá trình dâng tặng, khám phá và hoàn thiện chính mình. Tuy nhiên, vì sông Hương là hóa thân của huyền thoại nên câu hỏi bâng khuâng của một người Hà Nội khi lặng lẽ ngắm nhìn dòng nước : “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” vẫn là một câu hỏi lửng lơ chưa có lời giải đáp , câu hỏi đã thành tên cho một thiên bút ký tuyệt vời…



Lê Uyển Văn
 
B

baby_mjt_uot_94

phan tich hinh anh dong song huong

neu nhu nguyen tuan say dam voi con song da tay bac thi hoang phu ngoc tuong lai me dam dong song huong. thuc su me dam dong song huong hpnt da nhin nhan kham pha ve dep su quyen ru cua song huong tren nhieu phuong dien khac nhau:thien nhien dia li , ve dep cua chung nhan lich su ,ve dep cua dong song van hoa.
truoc het song huong duoc cam nhan qua canh sac thien nhien dia li. khong gan lien song huong voi 1 khong gian cu the nao tg da nhin ngam song huong day quyen ru tren nhieu phuong dien khac nhau. o thuong nguon song huong co moi quan he gan bo than thiet voi day truong son.o day song huong mang suc song hoang dai va manh liet,no tua nhu ban truong ca cua rung gia vo tan voi nhieu tiet tau du doi hung trang. khi ram ro qua bong cay dai ngan,khi manh liet qua cac ghenh thac,khi cuon xoay nhu con loc vao day vuc bi an. ben canh ve dep cua suc song manh liet song huong con tro nen diu dang say dam giua nhung dang dai choi loi cua hoa do quyen rung. voi nhung net tinh cach nhu vay hpnt lien tuong shuong nhu 1 co gai di gan phong khoang va man dai. rung gia da thoi vao do ngon gio tam hon dat dao nay cam voi su lien tuong tu do phong khoang ket hop voi bien phap so sanh nhan hoa.
tu thuong nguon shuong xuoi ve ngoai vi thanh pho. trong cai nhin lang man cua tac gia nang cong chua ngu trong rung nhu bung tinh khi tro ve ngoai o thanh pho. toan bo thuy trinh nhu 1 tim kiem y thuc nguoi tinh nhan dich thuc cua 1 co gai trong cau chuyen tinh yeu nhuom mau co tich. hieu biet ve thien nhien dia li da giup tac gia mieu ta ti mi ve su chuyen dong 1 cach dot ngot , vong nhung khuc quanh:"uon minh theo nhung duong cong that mem".song huong troi di giua 2 day doi sung sung. nguoi ta con bat gap ve dep da mau ma bien ao cua nen troi tap nam thanh pho:"som xanh trua vang chieu tim".song huong lai co ve dep tram mac chay duoi nhung rung thong u tinh nhung lang mo cua vua chua trieu nguyen. song huong tuoi sang tre trung khi bat gap "tieng chuong chua thien mu ngan nga tan bo ben kia giua nhung xom lang trung bat ngat tieng ga". duoi goc nhin hoi hoa song huong vaa nhung tri luu cua no tao nen duong net rat tinh te. day la hinh anh chiec cau bac qua dong song huong, chiec cau trang in ngan tren nen troi nho nhan nhu nhung vang trang non. o goc nhin am nhac song huong nhu 1 dieu slow ram rai ma tru tinh.cung giong nhu nhung dong song khac tren the gioi thuoc ve thanh pho:song xen cua pari,da-nuyp cua bu-da-pet. nhung song huong an chua 1 net quyen ru dac biet. nha tho thu bon tung cam nhan ve dieu chay cua song huong:
con song dung dang con song khong chay
song chay vao long nen hue rat sau
song huong la 1 trai tim da tinh 1 nguoi tinh diu dang va chung thuy. duong nhu dong song khong muon xa thanh pho" va roi nhu suc nho ra 1 dieu j chua kip noi no re ngoat sang huong dong tay de gap lai thanh pho o goc thi tran bao vinh xua co". day la noi vuong van ca chut lang lo kin dao cua tinh yeu.
song huong- ve dep no con gan lien voi nhung su kien lich su. song huong mang ve dep cua 1 ban hung ca ghi dau nhung the ki vinh quang. khong nhung the no con la nhan chung kien cuong qua nhung thang tram cau cuoc doi. tu thuo no con la dong song bien thuy xa xoi dat nuoc cua cac vua hung. no di vao thoi dai cua cach mang thang 8, no chung kien cuoc noi day tong tien cong tet mau than 1968. song huong da gan lien voi lich su cua hhue cua dan toc.
bai tuy but ket lai bang cach li giai ten dong song:"song huong, song thom".cach li giai 1 huyen thoai:
nguoi lang thanh chung co nghe trong rau thom. o day ke lai rang vi yeu thich con song xinhhh dep nhan dan 2 bo song huong da nau nuoc ca tram loai hoa do xuong dong song cho lan nuoc thom tho mai mai.
huyen thoai ay da tra loi cho cau hoi"ai da dat ten cho dong song".cach dat tieu de va ket thucbang cau hoi giong nhau hpnt nham muc dich luu y nguoi doc ve cai ten dep cua dong song dong thoi goi len niembiet on voi nhung ai da khai pha mien dat nay. tac gia da soi vao tam hon minh tinh yeu que huong xu so khien cho song huong tro nen lung linh da dang
BAI VIET CHUA DUOC HAY LAM MONG CAC BAN XEM VA DANH GIA GIUP MINH NHA
 
D

duyenkute93

Làm theo dàn ý dễ hơn là cả bài văn ý nhỉ :)
-Lđ1: s.hương ở vùng thượng lưu
+s.hương nhìn từ cội nguồn là dòng chảy có mối q.hệ sâu sắc với dãy trường sơn
+trong mối q.hệ này,s.hương tựa như 1 bản trường ca của rừng già (rầm rộ giữa những bóng cây đại ngàn,mãnh liệt...,cuộn xoáy như những cơn lốc...,dịu dàng và say đắm ...)
+s.hương hiện ra tựa như ''cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại''. nhưng cũng chính rừng già nơi đây cũng đã chế ngự sức mạnh bản năng ở ng con gái của mình để khi ra khỏi rừng già s.H mang 1 sắc đẹp dịu dàng&trí tuệ,trở thành ng mẹ phù sa của 1 vùng văn hoá xứ sở.
->có thể nói s.H ở vùng thượng lưu toát lên vẻ đẹp sức sống mãnh liệt,hoang dại và đầy cá tính
-Ld2:s.H khi chảy xuôi về đồng bằng và ngoại vi thành phố
+giuaw cánh đồng châu hoá đầy hoa dại,s.h là cô gái đẹp mơ mộng
+sau khi ra khỏi vùng núi ,s.h bỗng bừng lên sức trẻ và niềm khao khát của tuổi thanh xuân
+s.h chuyển dòng liên tục,vòng những khúc quanh đột ngột,ôm lấy chân đồi Thiên Mụ...
->ở đoạn miêu tả này tg đã kết hợp 2 bút pháp kể và tả nhuần nhuyễn,tài hoa để làm nổi bật dòng s.h đẹp bởi phối cảnh kì thú của thiên nhiên
-Ld3:s.h khi chảy vào tp
+miêu tả s.h,so sánh s.h với dòng sông Xen ở Pari,sông Đa-nuýp ở Bu-đa-pest,sông Nê-va ở Nga...
+dòng s.h đc nhìn dưới góc độ hội hoạ,qua cảm nhận âm nhạc
->với cái nhìn say đắm và đa tình,s.h đc xem như là ng tình dịu dàng,say đắm và thuỷ chung...
-Ld4:s.h trong mối q.hệ với lịch sử dân tộc
+trong mối quan hệ trang nghiêm này,s.h mang vẻ đẹp của 1 bản hùng ca ghi dấu ấn những thế kỉ vinh quang...( nêu dẫn chứng)
-Ld5:s.h với cuộc đời và thi ca
+s.h k chỉ là bản hùng ca của những chiến công,là nhân chứng nhẫn nại,kiên cường qua bao thăng trầm của cuộc đời...tuy nhiên điều làm nên vẻ đẹp giản dị và khác thường của dòng sông là ở chỗ :khi nghe lời gọi nó biết tự hiến mình làm nên những chiến công để rồi đi qua những năm tháng oanh liệt ấy,s.h lại trở về như 1 cô gái dịu dàng,thuỷ chung,làm say đắm lòng ng...
-Ld6: liên hệ,so sánh,đánh giá
+trong con mắt Tản Đà: dòng sông trắng lá cây xanh
+Cao Bá Quát: dòng sông như lưỡi kiếm dựng trời xanh
+Tố Hữu:dòng sông trở thành sức mạnh phục sinh của tâm hồn............
 
N

nhim_alone95

bachduong95vn : không thể ỷ lại bạn ạh. lập dàn ý giúp mình viết bài khoa học hơn, không bỏ sót ý và viết lôgic' hơn.
 
Top Bottom