Viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên mùa xuân và ý niệm thời gian của tác giả Nguyễn Du thể hiện qua 4 câu thơ đầu đoạn trích"cảnh ngày xuân"
mn giúp em dàn ý với ạ, em cám ơn nhiều!
Viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên mùa xuân và ý niệm thời gian của tác giả Nguyễn Du thể hiện qua 4 câu thơ đầu đoạn trích"cảnh ngày xuân"
mn giúp em dàn ý với ạ, em cám ơn nhiều!
Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích, vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên mùa xuân và ý niệm thời gian của tác giả Nguyễn Du thể hiện qua 4 câu thơ đầu Thân bài: 1. Khái quát vài nét về tác giả, tác phẩm
- Nguyễn Du: Sinh trưởng trong một thời đại có nhiều biến động xã hội dữ dội
- Sinh ra trong một gia đình đại quí tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống văn học. Năm ông 9 tuổi thì mồ côi cha, 12 tuổi mồ côi mẹ.
- Có năng khiếu văn học bẩm sinh, ham học, có hiểu biết sâu rộng và từng trải, có vốn sống phong phú, là con người giàu lòng yêu thương
- "Truyện Kiều'' Được viết vào đầu thế kỉ XIX, dựa trên cốt truyện của tác phẩm "Kim Vân Kiều truyện" của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc). Lúc đầu, truyện mang tên "Đoạn trường tân thanh" nghĩa là: tiếng kêu đau thương mới xé lòng
- Vị trí đoạn trích: Nằm ở phần đầu của tác phẩm "Truyện Kiều": gặp gỡ và đính ước 2. Phân tích 4 câu thơ
- Hai câu thơ đầu:
''Ngàyxuân con én đưa thoi Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
+ Hai câu thơ tả thời gian và cảm nhận về bước đi của thời gian. Cảnh ngày xuân tươi đẹp bắt đầu từ hình ảnh chim én đưa thoi. Cụm từ "đưa thoi" miêu tả cánh chim đang chao lịa trên bầu thời giống như những con thoi đang dệt lên bức tranh mùa xuân, đồng thời cụm từ ấy cũng gợi ra ấn tượng về sự chảy trôi của thời gian: nhanh, thấm thoát đã trôi qua rất nhanh. Cánh én là tượng trưng cho mùa xuân. Hình ảnh "con én đưa thoi" vừa gợi thời gian vừa gợi không gian. Cảm giác thời gian trôi nhanh càng rõ nét hơn ở câu thơ thứ hai.
+ "Thiều quang" nghĩa là ánh sáng đẹp, thứ ánh sáng mang tới hi vọng, tràn trề sự sống. Không gian hiện lên thật cao rộng khoáng đạt, bầu trời trong trẻo điểm vài cánh én cùng với ánh sáng đẹp đẽ của "thiều quang" khiến mùa xuân trở nên ấm áp, tươi sáng
+ "Chín chục" - "Sáu mươi": số đếm cụ thể, mùa xuân có 90 ngày, bây giờ đã qua 60 ngày rồi, tác giả sử dụng số đếm như muốn nhấn mạnh thêm sự trôi chảy của thời gian. Cùng với các từ "đã", "ngoài", tác giả đã khéo léo diễn tả sự bâng khuâng, nuối tiếc, giục giã con người sống nhanh lên kẻo mùa xuân đang ở độ chín nhất, căng tràn sức sống nhất
+ Chỉ bằng vài nét phác thảo, không gian đã hiện ra thật khoáng đạt với bầu trời cao rộng, quáng đãng, sáng sủa, điểm vào đó là vài cánh én tự do
- Hai câu sau:
"Cỏ non xanh tận chân trời Cành lê trắng điểm một vài bông hoa"
+ Cỏ "non xanh": màu xanh của sức sống mãnh liệt, căng tràn nhựa sống
+ Không chỉ là nhánh cỏ, bụi cỏ mà là cả một chân trời "cỏ": giãn nở không gian vô cùng vô tận
+ Bức tranh mùa xuân hiện lên đầu tiên với gam màu xanh tươi mát của thảm cỏ trải rộng đến chân trời. Toàn bộ không gian như nhuốm cả sự sống căng tràn, mãnh liệt ấy. Trên nền xanh non ấy điểm xuyết một vài bông hoa lê trắng.
-> Tất cả tạo nên một bức trang diễm lệ với màu sắc hài hoà, thanh nhã đẹp đến tuyệt diệu.
+ Đảo ngữ "trắng điểm" kết hợp với từ "điểm" như càng nhấn mạnh hơn sắc trắng trong trẻo của hoa lê. Điều đặc biệt là sự xuất hiện của hoa lê của loáng thoáng, không nở rộ, lộ liễu, cảnh vật dường như có hồn hơn, như một người con gái đẹp e ấp, ngại ngùng.
- Sự phối hợp giữa màu xanh và trắng (hai gam màu sáng) qua tay của Nguyễn Du đã gợi ra một bức tranh xuân nhẹ nhàng, thanh khiết. Tác giả đã phối màu xanh và trắng gợi ra một bức tranh xuân nhẹ nhàng, thanh khiết - một khung cảnh mùa xuân thật mới mẻ, tinh khôi. Đó còn là một mùa xuân trong trẻo, khoáng đạt, giàu sức sống
- Liên hệ với hai câu thơ cổ cũng viết về mùa xuân "Phương thảo liên thiên bích/ Lê chi sổ điểm hoa":
+ Hai ý thơ đều gợi tả, miêu tả được nét đẹp trong trẻo của mùa xuân, ở đó có cỏ, có hoa lê và trời xanh
+ Ở câu thơ của Nguyễn Du, ta lại thấy thêm nét đặc sắc hơn: bức tranh xuân trải tới chân trời với một sức sống mãnh liệt, tất cả cảnh vật sinh động như có hồn chứ không tĩnh tại như hai câu thơ cổ Kết bài: Tổng kết nội dung, nghệ thuật