Sử 9 Về đảng bộ Thanh Hóa

Minh Dora

Siêu sao Hóa học
Thành viên
5 Tháng chín 2017
1,751
1,638
276
Thanh Hóa
Ở đâu đó
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Em hãy cho biết, Đại hội đại biểu lần thứ mấy của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa là Đại hội mở đầu thực hiện đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam? Những nhiệm vụ và mục tiêu chủ yếu có ý nghĩa quyết định nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần này đã đề ra?

@Võ Thu Uyên chị giúp em với
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: koi sky

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,677
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
Cái này em hãy xem lại trong sách lịch sử địa phương để làm nhé! Em gạch ra các ý chính trong câu hỏi, cố đọc và tìm tòi, chắc chắn sẽ có. Vì đây là lịch sử địa phương em, mà chị lại ở tỉnh khác nên không được học và không có tài liệu.
 

Minh Dora

Siêu sao Hóa học
Thành viên
5 Tháng chín 2017
1,751
1,638
276
Thanh Hóa
Ở đâu đó
Cái này em hãy xem lại trong sách lịch sử địa phương để làm nhé! Em gạch ra các ý chính trong câu hỏi, cố đọc và tìm tòi, chắc chắn sẽ có. Vì đây là lịch sử địa phương em, mà chị lại ở tỉnh khác nên không được học và không có tài liệu.
trong sách đấy chỉ có thành tựu thôi ạ, ko có thông tin em cần tìm
 

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,677
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
  • Like
Reactions: Xiao Fang

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
cái này em trai phải tra sách lịch sử Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa là ra. Không biết sách này có file pdf không, bạn nào đẹp trai xinh xinh lên kiếm thử xem nào !
Theo ghi chép tạm thời, Thanh Hóa có 18 kỳ Đại hội Đảng sau:
+ Đại hội I: 1948 ở Thọ Xuân (chỉ ghi tên huyện), củng cố chủ trương của Đảng, bầu Hồ Viết Thắng làm Bí thư Tỉnh ủy và Đặng Thai Mai làm Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến hành chính
+ Đại hội II: 1949 ở Vĩnh Lộc, chủ trương củng cố căn cứ địa vững chắc; bầu Nguyễn Văn Thân, cán bộ Khu ủy IV tăng cường làm Bí thư Tỉnh ủy. Tháng 12/1949, đồng chí Đặng Thí làm Bí thư Tỉnh ủy - Tôn Quang Phiệt làm Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến hành chính
+ Đại hội III: 1950, xây dựng căn cứ và phát động phong trào thi đua yêu nước; bầu Trần Hữu Duyệt làm Bí thư Tỉnh ủy kiêm Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến hành chính
+ Đại hội IV: 1952, bảo vệ hậu phương và tiền tuyến; bầu Trần Hữu Duyệt tiếp tục làm Bí thư Tỉnh ủy. Sau đó, đồng chí Võ Nguyên Lượng làm Bí thư Tỉnh ủy. Đồng chí Ngô Thuyền làm Phó Bí thư, Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến hành chính
+ Đại hội V (1961), thực hiện chủ trương của Đảng ở miền Bắc và củng cố hậu phương cách mạng; bầu Nguyễn Trọng Vĩnh (về sau Ngô Thuyền lên thay) làm Bí thư Tỉnh ủy, Lê Thế Sơn làm Phó Bí thư, Chủ tịch Ủy ban hành chính tỉnh
+ Đại hội VI (1963) tái thực hiện kế hoạch 5 năm của nhà nước; bầu Nguyễn Trọng Vĩnh làm Bí thư Tỉnh ủy
+ Đại hội VII (1969, huyện Thiệu Hóa) phấn đấu thực hiện di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, thực hiện lời dạy của Người đối với tỉnh: Thanh Hóa phải nhanh chóng đạt 5 tấn thóc bình quân một héc ta trên diện tích rộng. Bầu Võ Nguyên Lượng làm Bí thư Tỉnh ủy, Hoàng Văn Hiều làm Phó Bí thư, Chủ tịch Ủy ban hành chính tỉnh
+ Đại hội VIII (1975, thị xã Thanh Hóa) đẩy mạnh cách mạng theo hướng đi lên sản xuất lớn XHCN trên địa bàn tỉnh, thông qua 2 phong trào lớn: Phong trào lao động sản xuất - Cần kiệm xây dựng Chủ nghĩa xã hội và phong trào học tập. Đại hội đã quyết định mở đợt hành động 55 ngày từ 5/6 – 30/7/1975 lấy tên là “ Tiến vào thời kỳ mới”. Bầu Lê Thế Sơn làm Bí thư Tỉnh ủy, Hoàng Văn Hiều là Phó Bí thư Tỉnh ủy phụ trách công tác chính quyền
+ Đại hội IX (1976, 1977) bàn biện pháp thực hiện thắng lợi Kế hoạch 5 năm (1976 - 1980); bầu Hoàng Văn Hiều làm Bí thư Tỉnh ủy, Trịnh Ngọc Bích làm Phó Bí thư Tỉnh ủy phụ trách công tác chính quyền
+ Đại hội X (1979) rút ra những kinh nghiệm vận dụng đường lối Đại hội lần thứ IV của Đảng và các Nghị quyết của Trung ương; định rõ phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu, giải pháp trong 2 năm 1979 - 1980. bầu Hoàng Văn Hiều được bầu lại làm Bí thư Tỉnh ủy, Trịnh Ngọc Bích làm Phó Bí thư Tỉnh ủy, phụ trách công tác chính quyền
+ Đại hội XI (1982, 1983) tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội V của Đảng, đề ra phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 1983 – 1985. Bầu Hà Trọng Hòa được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy, Hà Văn Ban làm Phó Bí thư Tỉnh ủy – phụ trách công tác chính quyền
+ Đại hội XII (10/1986) đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ 3 năm 1983 - 1985 và đề ra mục tiêu kinh tế - xã hội 5 năm 1986 – 1990. Bầu Hà Trọng Hòa lại làm Bí thư Tỉnh ủy, Hà Văn Ban làm Phó Bí thư Tỉnh ủy phụ trách công tác chính quyền
+ Đại hội XIII (1991) thảo luận Báo cáo chính trị của BCH Đảng bộ tỉnh khóa XII; đề ra phương hướng, nhiệm vụ 5 năm, 1991-1995. Bầu Lê Văn Tu làm Bí thư Tỉnh ủy, Mai Xuân Minh làm Phó Bí thư Tỉnh ủy phụ trách công tác chính quyền
+ Đại hội XIV (1996), thảo luận Báo cáo Chính trị của BCH Đảng bộ tỉnh; đề ra phương hướng, nhiệm vụ 5 năm (1996 - 2000). bầu Lê Văn Tu, sau là Mai Xuân Minh làm Bí thư Tỉnh ủy
+ Đại hội XV (2001) tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ra sức xây dựng quê hương Thanh Hóa nhanh chóng trở thành “ tỉnh giàu đẹp và kiểu mẫu” như lúc sinh thời Bác Hồ kính yêu hằng căn dặn. bầu Trịnh Trọng Quyền được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy, Phạm Minh Đoan được bầu làm Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh
+ Đại hội XVI (2005) thông qua Nghị quyết và phương hướng, nhiệm vụ 5 năm (2006 - 2010), phấn đấu đến năm 2010 đưa Thanh Hóa trở thành tỉnh phát triển khá của khu vực Bắc Trung Bộ và đến năm 2020 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp. Bầu Phạm Văn Tích làm Bí thư Tỉnh ủy, đồng chí Lê Ngọc Hân được bầu làm Phó Bí thư và đồng chí Nguyễn Văn Lợi làm Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; bầu Đoàn đại biểu đi dự Đại hội X của Đảng. Sau đó, đồng chí Nguyễn Văn Lợi làm Bí thư Tỉnh ủy, đồng chí Mai Văn Ninh làm Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh và đồng chí Hồ Mẫu Ngoạt làm Phó Bí thư Tỉnh ủy./.
+ Đại hội XVII (2010) thông qua Nghị quyết và phương hướng, nhiệm vụ 5 năm (2011 - 2015). Bầu Mai Văn Ninh (sau là Trịnh Văn Chiến) làm Bí thư Tỉnh ủy, Nguyễn Đình Xứng được bầu làm Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh.
+ Đại hội XVIII (2015) đánh giá đúng tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, chỉ rõ ưu, khuyết điểm, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm; xác định rõ phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp nhiệm kỳ 2015 - 2020, phấn đấu đến năm 2020 Thanh Hóa cơ bản trở thành tỉnh khá của cả nước, đến năm 2030 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại. Bầu Trịnh văn Chiến làm BÍ THƯ TỈNH ỦY, CHỦ TỊCH HĐND TỈNH nhiệm kỳ 2016 - 2021; Nguyễn Đình Xứng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2011 - 2016 tái đắc cử Chủ tịch UBND tỉnh khóa XVII nhiệm kỳ 2016 – 2021

Xem thêm tại đây:
http://baotang.thanhhoa.gov.vn/port...i-Dang-bo-tinh-qua-cac-thoi-ky-P3-oxd35x.aspx
 
Last edited:

Minh Dora

Siêu sao Hóa học
Thành viên
5 Tháng chín 2017
1,751
1,638
276
Thanh Hóa
Ở đâu đó
cái này em trai phải tra sách lịch sử Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa là ra. Không biết sách này có file pdf không, bạn nào đẹp trai xinh xinh lên kiếm thử xem nào !
Theo ghi chép tạm thời, Thanh Hóa có 18 kỳ Đại hội Đảng sau:
+ Đại hội I: 1948 ở Thọ Xuân (chỉ ghi tên huyện), củng cố chủ trương của Đảng, bầu Hồ Viết Thắng làm Bí thư Tỉnh ủy và Đặng Thai Mai làm Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến hành chính
+ Đại hội II: 1949 ở Vĩnh Lộc, chủ trương củng cố căn cứ địa vững chắc; bầu Nguyễn Văn Thân, cán bộ Khu ủy IV tăng cường làm Bí thư Tỉnh ủy. Tháng 12/1949, đồng chí Đặng Thí làm Bí thư Tỉnh ủy - Tôn Quang Phiệt làm Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến hành chính
+ Đại hội III: 1950, xây dựng căn cứ và phát động phong trào thi đua yêu nước; bầu Trần Hữu Duyệt làm Bí thư Tỉnh ủy kiêm Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến hành chính
+ Đại hội IV: 1952, bảo vệ hậu phương và tiền tuyến; bầu Trần Hữu Duyệt tiếp tục làm Bí thư Tỉnh ủy. Sau đó, đồng chí Võ Nguyên Lượng làm Bí thư Tỉnh ủy. Đồng chí Ngô Thuyền làm Phó Bí thư, Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến hành chính
+ Đại hội V (1961), thực hiện chủ trương của Đảng ở miền Bắc và củng cố hậu phương cách mạng; bầu Nguyễn Trọng Vĩnh (về sau Ngô Thuyền lên thay) làm Bí thư Tỉnh ủy, Lê Thế Sơn làm Phó Bí thư, Chủ tịch Ủy ban hành chính tỉnh
+ Đại hội VI (1963) tái thực hiện kế hoạch 5 năm của nhà nước; bầu Nguyễn Trọng Vĩnh làm Bí thư Tỉnh ủy
+ Đại hội VII (1969, huyện Thiệu Hóa) phấn đấu thực hiện di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, thực hiện lời dạy của Người đối với tỉnh: Thanh Hóa phải nhanh chóng đạt 5 tấn thóc bình quân một héc ta trên diện tích rộng. Bầu Võ Nguyên Lượng làm Bí thư Tỉnh ủy, Hoàng Văn Hiều làm Phó Bí thư, Chủ tịch Ủy ban hành chính tỉnh
+ Đại hội VIII (1975, thị xã Thanh Hóa) đẩy mạnh cách mạng theo hướng đi lên sản xuất lớn XHCN trên địa bàn tỉnh, thông qua 2 phong trào lớn: Phong trào lao động sản xuất - Cần kiệm xây dựng Chủ nghĩa xã hội và phong trào học tập. Đại hội đã quyết định mở đợt hành động 55 ngày từ 5/6 – 30/7/1975 lấy tên là “ Tiến vào thời kỳ mới”. Bầu Lê Thế Sơn làm Bí thư Tỉnh ủy, Hoàng Văn Hiều là Phó Bí thư Tỉnh ủy phụ trách công tác chính quyền
+ Đại hội IX (1976, 1977) bàn biện pháp thực hiện thắng lợi Kế hoạch 5 năm (1976 - 1980); bầu Hoàng Văn Hiều làm Bí thư Tỉnh ủy, Trịnh Ngọc Bích làm Phó Bí thư Tỉnh ủy phụ trách công tác chính quyền
+ Đại hội X (1979) rút ra những kinh nghiệm vận dụng đường lối Đại hội lần thứ IV của Đảng và các Nghị quyết của Trung ương; định rõ phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu, giải pháp trong 2 năm 1979 - 1980. bầu Hoàng Văn Hiều được bầu lại làm Bí thư Tỉnh ủy, Trịnh Ngọc Bích làm Phó Bí thư Tỉnh ủy, phụ trách công tác chính quyền
+ Đại hội XI (1982, 1983) tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội V của Đảng, đề ra phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 1983 – 1985. Bầu Hà Trọng Hòa được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy, Hà Văn Ban làm Phó Bí thư Tỉnh ủy – phụ trách công tác chính quyền
+ Đại hội XII (10/1986) đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ 3 năm 1983 - 1985 và đề ra mục tiêu kinh tế - xã hội 5 năm 1986 – 1990. Bầu Hà Trọng Hòa lại làm Bí thư Tỉnh ủy, Hà Văn Ban làm Phó Bí thư Tỉnh ủy phụ trách công tác chính quyền
+ Đại hội XIII (1991) thảo luận Báo cáo chính trị của BCH Đảng bộ tỉnh khóa XII; đề ra phương hướng, nhiệm vụ 5 năm, 1991-1995. Bầu Lê Văn Tu làm Bí thư Tỉnh ủy, Mai Xuân Minh làm Phó Bí thư Tỉnh ủy phụ trách công tác chính quyền
+ Đại hội XIV (1996), thảo luận Báo cáo Chính trị của BCH Đảng bộ tỉnh; đề ra phương hướng, nhiệm vụ 5 năm (1996 - 2000). bầu Lê Văn Tu, sau là Mai Xuân Minh làm Bí thư Tỉnh ủy
+ Đại hội XV (2001) tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ra sức xây dựng quê hương Thanh Hóa nhanh chóng trở thành “ tỉnh giàu đẹp và kiểu mẫu” như lúc sinh thời Bác Hồ kính yêu hằng căn dặn. bầu Trịnh Trọng Quyền được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy, Phạm Minh Đoan được bầu làm Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh
+ Đại hội XVI (2005) thông qua Nghị quyết và phương hướng, nhiệm vụ 5 năm (2006 - 2010), phấn đấu đến năm 2010 đưa Thanh Hóa trở thành tỉnh phát triển khá của khu vực Bắc Trung Bộ và đến năm 2020 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp. Bầu Phạm Văn Tích làm Bí thư Tỉnh ủy, đồng chí Lê Ngọc Hân được bầu làm Phó Bí thư và đồng chí Nguyễn Văn Lợi làm Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; bầu Đoàn đại biểu đi dự Đại hội X của Đảng. Sau đó, đồng chí Nguyễn Văn Lợi làm Bí thư Tỉnh ủy, đồng chí Mai Văn Ninh làm Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh và đồng chí Hồ Mẫu Ngoạt làm Phó Bí thư Tỉnh ủy./.
+ Đại hội XVII (2010) thông qua Nghị quyết và phương hướng, nhiệm vụ 5 năm (2011 - 2015). Bầu Mai Văn Ninh (sau là Trịnh Văn Chiến) làm Bí thư Tỉnh ủy, Nguyễn Đình Xứng được bầu làm Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh.
+ Đại hội XVIII (2015) đánh giá đúng tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, chỉ rõ ưu, khuyết điểm, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm; xác định rõ phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp nhiệm kỳ 2015 - 2020, phấn đấu đến năm 2020 Thanh Hóa cơ bản trở thành tỉnh khá của cả nước, đến năm 2030 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại. Bầu Trịnh văn Chiến làm BÍ THƯ TỈNH ỦY, CHỦ TỊCH HĐND TỈNH nhiệm kỳ 2016 - 2021; Nguyễn Đình Xứng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2011 - 2016 tái đắc cử Chủ tịch UBND tỉnh khóa XVII nhiệm kỳ 2016 – 2021

Xem thêm tại đây:
http://baotang.thanhhoa.gov.vn/port...i-Dang-bo-tinh-qua-cac-thoi-ky-P3-oxd35x.aspx
e thấy có liên quan đến câu hỏi đâu ạ
 

0984809892

Học sinh
Thành viên
4 Tháng năm 2018
5
3
21
Thanh Hóa
Trường THCS Trần Mai Ninh
Câu 1:
*Khái quát phong trào yêu nước của nhân dân Thanh Hóa từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến trước khi thành lập Đảng bộ ( giai đoạn 1919 - 1929)
Tiêu biểu có các phong trào sau: Phong trào đấu tranh đòi trả tự do cho nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu ở Cẩm Thủy, Vĩnh Lộc. Phong trào lên đến đỉnh điểm vào dịp tổ chức đám tang Phan Châu Trinh được đông đảo các tầng lớp tham gia.
Giữa lúc phong trào yêu nước diễn ra mạnh mẽ năm 1925 đồng chí Lê Hữu Lập được cử về nước và hoạt động ở Thanh Hóa.
- Tháng 5 - 1926 đồng chí Lê Hữu Lập đã lập ra hội " đọc sách báo cách mạng " tại số nhà 25 phố Hàng Than ( thị xã Thanh Hóa).
- Các tiểu tổ hội Việt nam Cách mạng Thanh niên, ban chấp hành Tỉnh bộ lâm thời được bầu ra.
- Cuối năm 1926 tổ chức Tân Việt cách mạng đảng cùng với các chi hội của Việt nam Cách mạng Thanh niên, cả hai tổ chức đều tích cực tuyên truyền tư tưởng cách mạng theo khuynh hướng vô sản được đông đảo quần chúng tham gia.
* Sự thành lập của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa.
1. Hoàn cảnh:
- Từ năm 1926 -1929 phong trào yêu nước của nhân dan Thanh Hóa càng trở nên mạnh mẽ, sôi nổi tạo điều kiện quan trọng cho sự ra đời của tổ chức cộng sản trên đất Thanh Hóa.
- Tháng 2 năm 1930, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, sau khi Đảng ra đời xứ ủy Bắc Kì đã quan tâm đến việc thành lập tổ chức cộng sản ở Thanh Hóa và cử đồng chí Nguyễn Doãn Chấp về Thanh Hóa để bắt liên lạc với các hội viên Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh niên ở các huyện Đông Sơn, Thiệu Hóa, Thọ Xuân và xúc tiến việc thành lập các chi bộ cộng sản.
2. Sự thành lập Đảng bộ.
- Ngày 25- 6 - 1930; chi bộ Cộng sản đầu tiên được thành lập ở Hàm Hạ, nay là khu phố Đại Đồng- Thị trấn Rừng Thông - Đông Sơn.
- Đầu tháng 7 - 1930; chi bộ thứ hai ra đời ở Phúc Lộc, nay là xã Thiệu Tiến - Thiệu Hóa.
- Giữa tháng 7 - 1930; tại làng Yên Trường, Thọ lập, Thọ Xuân chi bộ cộng sản thứ 3 ra đời.
- Ngày 29 - 7 - 1930 dưới sự chỉ đạo của xứ ủy Bắc Kì; hội nghị thành lập Đảng bộ Đảng Cộng sản tỉnh Thanh Hóa được tổ chức tại nhà đồng chí Lê Văn Sĩ ở làng Yên Trường, Thọ lập, Thọ Xuân do đồng chí Nguyễn Doãn Chấp chủ trì gồm 11 đồng chí đại diện cho 3 chi bộ. Hội nghị thảo luận Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt...và bầu ban chấp hành tỉnh đảng bộ lâm thời, đồng chí Lê Thế Long được bầu làm bí thư tỉnh đảng bộ.
3. Ý nghĩa lịch sử:
- Sự ra đời của Đảng bộ Đảng Cộng sản tỉnh Thanh Hóa đã chứng tỏ sự trưởng thành về ý thức chính trị của quần chúng công nông. Từ đây nhân dân Thanh Hóa đã có một tổ chức chân chính trực tiếp lãnh đạo mở ra thời kì phát triển mạn mẽ của phong trào cách mạng trong tỉnh.
- Đảng bộ Thanh Hóa ra đời đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển của phong trào cách mạng tỉnh nhà.
4. Từ khi thành lập đến nay Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đã qua 18 kỳ đại hội.
5. Các đồng chí Bi thư qua các thời kỳ:
* Giai đoạn 1930-1948

WIKIPEDIA-TỈNH UỶ THANH HOÁ

6. Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa qua các thời kỳ:
1. Đặng Thái Mai
2. Trần Văn Sở
3. Tôn Quang Phiệt
4. Ngô Thuyền
5. Lê Thế Sơn
6. Hoàng Văn Hiều
7. Trịnh Ngọc Bích
8. Hà Văn Ban
9. Mai Xuân Minh
10. Phạm Văn Tích
11.mai văn ninh
12. nguyễn văn
13.nguyễn đình xứng
Câu 3: Đảng bộ Thanh Hóa lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước:
Những đóng góp to lớn của Thanh Hóa trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đại thắng mùa xuân 1975 là những mốc son bằng vàng tạc vào lịch sử dân tộc trong thế kỉ XX. 42 mùa xuân đã đi qua nhưng âm hưởng hào hùng của một thời kì đánh Mỹ, thắng Mỹ lật nhào chế độ ngụy quyền Sài Gòn để Nam Bắc chọn niềm vui thống nhất vẫn là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam nói chung và Thanh hóa nói riêng. Truyền thống đó tiếp tục được khơi dậy trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ tổ quốc theo con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xzã hội mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn.
1. Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh:
Cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, hòa bình được lập lại ở miền Bắc. Nhưng nhân dân miền Nam vẫn phải sống trong ách thống trị bạo tàn của bè lũ Mỹ ngụy. Thực hiện chủ trương, đường lối của Trung ương Đảng nhân dân cả nước cùng lúc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng là xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Cùng với nhân dân miền Bắc, Thanh Hóa nhanh chóng thực hiện công cuộc hàn gắn hậu quả tàn phá của chiến tranh, khôi phục và phát triển sản xuất, ổn định đời sống nhân dân. Từ vũng bùn nô lệ cam chịu cảnh đói nghèo, cùng khổ nay được bước lên địa vị làm chủ xã hội đại đa số người dân đều phấn khởi, lạc quan trước thành quả mà cách mạng đem lại. Chính quyền cách mạng đẩy mạnh phong trào diệt giặc đói, giặc dốt ở khắp mọi vùng miền trong tỉnh và được nhân dân tích cực hưởng ứng, tự giác thực hiện. Chủ trương cải cách ruộng đất, cải tạo công thương nghiệp, xây dựng hợp tác xã nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đã đem lại ruộng đất cho dân cày, tư liệu sản xuất cho thợ thủ công, đem đến diện mạo mới trong đời sống người dân. Điều đó tạo nên khí thế thi đua học tập, lao động sản xuất diễn ra sôi nổi ở khắp mọi lĩnh vực đời sống xã hội từ đồng bằng đến miền núi, từ nông thôn tới đô thị.
Trong gần 10 năm cải tạo và xây dựng cơ sở vật chất ban đầu cho CNXH, nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ, chính quyền, sự nỗ lực phấn đấu của mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn nên KT-XH phát triển, tiềm lực QP-AN của tỉnh được tăng cường đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chống Mỹ, cứu nước. Tỉnh đã dồn sức xây dựng nhiều cơ sở công trình thiết yếu phục vụ đời sống, đồng thời chú trọng áp dụng tiến bộ của công nghiệp vào sản xuất nông nghiệp nên năng suất lao động được nâng cao, đời sống nhân dân được cải thiện. Phong trào thi đua xây dựng các mô hình, điển hình tiên tiến ở tất cả các ngành, các cấp được đẩy mạnh. Các điển hình tiên tiến trong nông nghiệp như Đông Phương Hồng, Yên Trường, trong công nghiệp như cơ khí Thành Công, trong giáo dục như Hải Nhân... được nhân rộng trên toàn miền Bắc. Thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất Thanh Hóa đã đạt được một số thành tựu quan trọng trong phát triển KT-XH với nhiều cơ sở vật chất, công trình được đầu tư xây dựng.
Khi thất bại trong áp dụng “chiến tranh đặc biệt” và “cục bộ” ở miền Nam, giặc Mỹ đã điên cuồng thực hiện chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân ra miền Bắc. Với địa thế là cầu nối giữa Bắc Bộ và Trung Bộ, Thanh Hóa trở thành khu vực “cán xoong”, là huyết mạch giao thông quan trọng của miền Bắc. Sẵn sàng ứng phó với giặc Mỹ, Thanh Hóa đã nhanh chóng chuyển hướng hoạt động từ thời bình sang thời chiến. Hưởng ứng lời kêu gọi của Bác: “Mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt”, hàng chục phong trào thi đua đã được phát động liên tục ở tất cả các cấp, các ngành. Đó là các phong trào “Thanh niên ba sẵn sàng”, “Phụ nữ ba đảm đang”, “Tiếng hát át tiếng bom”... đã lan tỏa khắp các vùng miền tạo nên khí thế hừng hực, hào hùng trong xưởng máy, công trường, đồng ruộng, trường học, trận địa. Mặc cho bom đạn giặc ngày đêm tàn phá, người dân vẫn chắc tay cày, vững tay súng để tạo nên những cánh đồng “5 tấn thắng Mỹ”. Các em thơ vẫn đội mũ rơm đến trường để học tập. Các nhà máy, xí nghiệp vẫn duy trì sản xuất cung cấp những đồ dùng thiết yếu cho sản xuất, sinh hoạt của người dân. Trong những năm chống Mỹ, cứu nước, toàn tỉnh đã có hàng ngàn các gia đình cả ba thế hệ ông bà, cha mẹ, con cháu cùng chung một chiến hào diệt giặc, hàng vạn gia đình có từ 3 đến 5 con cùng tòng quân nhập ngũ. Toàn tỉnh có 250 ngàn thanh niên ưu tú và hàng vạn cán bộ, Đảng viên, nam nữ tham gia bộ đội và thanh niên xung phong. Tỉnh cũng xây dựng và huấn luyện 78 tiểu đoàn bộ đội bổ sung cho các chiến trường. Không chỉ làm tròn nhiệm vụ là hậu phương lớn của miền Nam ruột thịt, Thanh Hóa còn thực hiện tốt nghĩa vụ quốc tế giúp nước bạn Lào và Campuchia trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, quốc phòng, góp phần củng cố thắt chặt mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị.
2. Những thành tích to lớn trong chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ và chi viện cho tiền tuyến lớn Miền Nam
Khi giặc Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc bằng không quân và hải quân thì Thanh Hóa trở thành địa bàn chiến lược trọng yếu, “chiếc giáp sắt” bảo vệ thủ đô Hà Nội, kho dự trữ chiến lược, chiếc cầu nối giữa miền Bắc với miền Nam... Các đầu mối giao thông thủy, bộ, đường sắt như Đò Lèn, Hàm Rồng, Phà Ghép... nếu ách tắc sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng sự chi viện cho chiến trường miền Nam và cách mạng Lào. Trong cuộc chống chiến tranh phá hoại thì giao thông vận tải là mặt trận nóng bỏng và ác liệt nhất. Giặc Mỹ đã chọn hơn 60 mục tiêu đánh phá hòng làm tê liệt hoạt động giao thông của ta. Với quyết tâm cao độ đánh địch mà tiến, mở đường mà đi, địch cứ đánh ta cứ đi, tất cả vì miền Nam ruột thịt chúng ta đã đảm bảo mạch máu giao thông luôn thông suốt trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Tỉnh ta đã chủ động sáng tạo lập 4 đường ra, 3 đường vào, mở nhiều điểm vượt sông, nhiều đường tránh rẽ, làm cầu phao luồng, làm cầu phao liên hợp... huy động được sức mạnh tổng hợp của mọi lực lượng để những đoàn xe, đoàn thuyền nan vẫn nối đuôi nhau chở hàng hóa, vũ khí phục vụ chiến trường.
Các phong trào thi đua: “Hòn đá chống Mỹ”, “Ba giỏi” được nhân rộng đã huy động sức mạnh của toàn dân phục vụ chiến đấu. Người dân đã không ngần ngại dỡ nhà làm cầu, lấy đá lát đường, cứu chữa phương tiện, hàng hóa bị máy bay địch bắn phá. Công ty vận tải thuyền nan và đoàn vận tải Lam Sơn, Công ty xe đạp thồ và đoàn vận tải Điện Biên và các đoàn vận tải cơ giới trong gần 10 năm chống Mỹ phá hoại đã vận chuyển 15 triệu tấn hàng hóa đáp ứng chi viện cho chiến trường, phục vụ chiến đấu, sản xuất và làm tròn nghĩa vụ quốc tế.
Trong những năm chống chiến tranh phá hoại Đò Lèn, Hàm Rồng, Phà Ghép... là những “tọa độ lửa”, nơi diễn ra cuộc đọ sức quyết liệt của bộ đội pháo binh chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân tự vệ với lũ “quạ trời” Mỹ tối tân hiện đại với những tên gọi “thần sấm”, “con ma”, “pháo đài bay B52”. Chỉ bằng các loại pháo cao xạ 57, 37, 12,7 ly cùng súng trường, những phương tiện tối tân, hiện đại của kẻ thù đã gục ngã trước tinh thần, ý chí thép của quân, dân ta. Đặc biệt ngay trong những trận đầu diễn ra vào ngày 3 và 4 tháng 4/1965 quân dân Thanh Hóa đã bắn tan xác 47 máy bay Mỹ trên bầu trời Hàm Rồng. Kỳ tích oanh liệt đó đưa Hàm Rồng trở thành bản hùng ca bất tử, là niềm tự hào của quân dân ta và bạn bè yêu chuộng hòa bình, tiến bộ trên toàn thế giới. Đó cũng là nỗi khiếp đảm, ám ảnh của lũ giặc trời Mỹ mỗi khi xâm phạm vùng trời, vùng đất này.
Trong hai cuộc chiến tranh phá hoại vào Thanh Hóa mang tính chất hủy diệt của không quân, hải quân Mỹ càng làm nung nấu lòng căm thù cao độ của mọi tầng lớp nhân dân. Người người, nhà nhà, làng xã, huyện và toàn tỉnh đều bước vào cuộc chiến với ý chí ngoan cường, quyết tâm sắt đá. Những thành tích nổi bật của các cụ lão quân Hoằng Trường (Hoằng Hóa), nữ dân quân Hoa Lộc (Hậu Lộc) cùng nhiều lực lượng dân quân, tự vệ ở Hà Trung, Tĩnh Gia... chỉ bằng súng bộ binh nhưng đã bắn rơi nhiều máy bay Mỹ được Bác Hồ gửi thư khen ngợi, làm nức lòng quân dân cả nước. Trong cuộc đọ sức quyết liệt gần 8 năm quân dân toàn tỉnh đã chiến đấu 10.158 trận lớn nhỏ, bắn rơi 376 máy bay Mỹ trong đó có 3 chiếc B52, bắt sống 36 giặc lái, bắn cháy 56 tàu chiến trong đó có 52 khu trục hạm thuộc hạm đội 7 của Mỹ. Cũng trong những năm tháng ấy bao lớp thanh niên của tỉnh đã xung phong lên đường nhập ngũ, hoặc tham gia thanh niên xung phong với ý chí, quyết tâm “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và hoài bão: “Nhằm thẳng quân thù mà bắn”, “Cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến đánh quân thù”, để cùng quân, dân cả nước đánh Mỹ, thắng Mỹ, lật nhào chế độ ngụy quyền để non sông liền một dải, Nam - Bắc vui sum họp một nhà.
3. Phát huy truyền thống thắng Mỹ, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp văn minh.
Những đóng góp vô cùng to lớn về sức người, sức của, những chiến công oanh liệt, lẫy lừng của quân, dân tỉnh ta cũng như những mất mát, hy sinh trong 21 năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước được Đảng, Nhà nước, Chính phủ ghi nhận. Nhiều cá nhân, tập thể có thành tích tiêu biểu, xuất sắc đã được tặng nhiều phần thưởng cao quí. Toàn tỉnh Thanh Hóa có 25 đơn vị được tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND, 16 đơn vị và cá nhân là AHLĐ, 71 cá nhân là Anh hùng LLVTND, 1.125 bà mẹ là mẹ Việt Nam anh hùng, 32.146 người là thương binh và 56.559 là liệt sĩ.
Khi đất nước hòa bình thống nhất cùng với cả nước Thanh Hóa lại xung trận từ chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong chiến đấu chuyển sang lao động sản xuất, cải tạo, dựng xây đất nước. Khắc phục những hậu quả tàn phá nặng nề của chiến tranh, sự bao vây, cấm vận của kẻ thù, Đảng bộ, chính quyền tỉnh đã cổ vũ, động viên các tầng lớp nhân dân khắc phục mọi khó khăn, tích cực thi đua lao động sản xuất để phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ vững chắc vùng biển, biên cương, vùng trời Tổ quốc. Thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện sâu sắc của Đảng từ Đại hội VI (1986), tỉnh ta đã có nhiều chuyển biến tích cực. Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Trung ương Đảng, Chính phủ, tỉnh ta đã phát động nhiều phong trào thi đua yêu nước. Tập trung xây dựng khối đoàn kết, thống nhất, huy động sức mạnh tổng lực của mọi tầng lớp xã hội, giành được nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội. Tỉnh đã quan tâm xây dựng qui hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH bảo đảm sự phát triển hài hòa giữa các vùng miền.
Những năm qua tỉnh ta dồn sức cho các vùng kinh tế động lực như Nghi Sơn - Tĩnh Gia, Sầm Sơn - TP Thanh Hóa, Lam Sơn - Sao Vàng, Bỉm Sơn - Thạch Thành làm đầu tàu thúc đẩy KT-XH của tỉnh phát triển nhanh, bền vững. Cùng với chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý công tác cải cách hành chính nhất là thủ tục hành chính được đẩy mạnh. Nhờ cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh nên tỉnh ta huy động được nhiều nguồn lực cho đầu tư phát triển. Huy động vốn đầu tư nước ngoài (FDI) hiện đứng thứ 6 cả nước. Nhiều cơ sở hạ tầng thiết yếu, nhiều công trình dự án trọng điểm được khởi công xây dựng. Nhờ những nỗ lực phấn đấu không ngừng nên tốc độ tăng trưởng kinh tế những năm gần đây liên tục phát triển. Thời kỳ 1996-2000 đạt 7,3%/năm, thời kỳ 2001 - 2005 đạt 9,1%/năm, thời kỳ 2006 - 2010 đạt 11,3%/năm, thời kỳ 2011 - 2015 đạt 11,4%/năm. Năm 2016 vượt qua những khó khăn, thách thức tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn ước đạt 9,05% vượt kế hoạch đề ra (KH là 9%).
Với sự nỗ lực quyết tâm phấn đấu của Đảng bộ, chính quyền tỉnh, sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân, chúng ta tin tưởng Thanh Hóa sẽ thực hiện thắng lợi mục tiêu đến năm 2020 trở thành tỉnh khá của cả nước và đến năm 2030 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại.
 

0984809892

Học sinh
Thành viên
4 Tháng năm 2018
5
3
21
Thanh Hóa
Trường THCS Trần Mai Ninh
t chỉ cần phần cần làm ở trên thôi, còn lại xử hết rồi
dù sao cũng cảm ơn bạn
Câu4 nè bn
Đảng bộ Thanh Hóa lãnh đạo nhân dân tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội và thực hiện công cuộc đổi mới từ 1986 đến nay:
I. Khắc phục hậu quả chiến tranh, thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ 2 (1976 – 1980 ) và kế hoạch 5 năm lần thứ 3 ( 1981 – 1985 )
Sau 10 năm cùng cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội, Thanh Hóa đã đạt được một số kết quả nổi bật ở các lĩnh vực, song tình hình trong tỉnh vẫn chưa thoát khỏi khó khăn, khủng hoảng về kinh tế - xã hội. Trước hoàn cảnh đó, Đảng bộ tỉnh đã quán triệt tinh thần của Đại hội Đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI (12/1986) là nhìn thẳng sự thật, nói rõ sự thật để đánh giá chặng đường hơn 10 năm Đảng bộ lãnh đạo nhân dân Thanh Hóa xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cùng với việc khẳng định những kết quả đạt được, Đảng bộ đã nghiêm khắc kiểm điểm, chỉ rõ những sai lầm, khuyết điểm cũng như những nguyên nhân của sai lầm, khuyết điểm và đề ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp lãnh đạo nhân dân tỉnh nhà tiến hành đổi mới quê hương. Theo đó, tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XII (10/1986) đã chỉ rõ:
Trên lĩnh vực kinh tế, Đảng bộ tỉnh vận dụng các nghị quyết của Trung ương Đảng, đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, khuyến khích phát triển kinh tế nông nghiệp, kinh tế trung du - miền núi, kinh tế thương mại - du lịch… Xác lập kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, thực hiện “thông thoáng và mở cửa”, kích thích sản xuất, kinh doanh phát triển. Chính sách quản lý về kế hoạch, giá cả, tài chính, ngân hàng, thị trường được cải tiến kịp thời, tạo ra môi trường thuận lợi thúc đẩy sản xuất hàng hóa và hoạch toán kinh doanh của cơ sở. Đại hội lần thứ XII, năm 1986, đã thống nhất chủ trương quy hoạch 4 vùng kinh tế động lực (Bỉm Sơn - Thạch Thành, Thanh Hóa - Sầm Sơn, Mục Sơn - Lam Sơn, Nghi Sơn - Tĩnh Gia); hình thành các vùng chuyên canh tập trung (lúa, mía, chè, cói, ngô, lạc; vùng nuôi trồng thủy sản mặn, lợ…).
Đến Đại hội XIII (1991), Đại hội XIV (1996), Đại hội XV (2011), Đại hội XVI (2005), Đại hội lần thứ XVII (2010) đã tiếp tục xác định mục tiêu nhiệm vụ, bước đi cách làm phù hợp và đặt ra phương hướng phấn đấu để xây dựng Thanh Hóa cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại. Nhất là, Đại hội lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015 - 2020, Đảng bộ tỉnh đã đề ra 5 chương trình trọng tâm gồm: Chương trình phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới; Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững; Chương trình phát triển khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp; Chương trình phát triển kinh tế du lịch; Chương trình đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực.
II. Những thành tựu chủ yếu về kinh tế - Xã hội,Quốc phòng – An ninh, Đối ngoại của Thanh Hóa từ 1986 – 2005:
Từ những chủ trương lãnh đạo của Đảng bộ, nhân dân Thanh Hóa đã nỗ lực phấn đấu vượt qua nhiều khó khăn, thách thức thực hiện sự nghiệp đổi mới đã đạt được những thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực.
1. Những thành tựu chủ yếu về Kinh tế - Xã hội:
Kinh tế tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, nhiều chi tiêu quan trọng hoàn thành và vượt chỉ tiêu kế hoạch, quy mô nền kinh tế và năng lực sản xuất không ngừng phát triển. Điều đó được minh chứng: GDP thời kỳ 1996 - 2000 tăng bình quân 7,3%; thời kỳ 2001 - 2005 tăng 9,1%; thời kỳ 2006 - 2010 tăng 11,3%; thời kỳ 2010-2015, GDP tăng gấp 1,7 lần năm 2010, đứng thứ 8 cả nước, đứng đầu các tỉnh Bắc Trung Bộ. Cơ cấu kinh tế phát triển theo chiều hướng tích cực, tỷ trọng nông - lâm - ngư trong GDP liên tục giảm, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng -dịch vụ, du lịch liên tục tăng. So với năm 2010, đến năm 2015, tỷ trọng nông - lâm - thủy sản giảm từ 24,2% xuống còn 17,6%; tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 41,4% lên 42%; tỷ trọng ngành dịch vụ tăng từ 34,4% lên 40,4%. Trong những năm 2006 - 2015, Khu Kinh tế tổng hợp Nghi Sơn được xây dựng, phát triển, thu hút nhiều dự án đầu tư quan trọng, trong đó có Dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn, theo kế hoạch sẽ hoàn thành vào năm 2017. Sản xuất nông nghiệp đạt được nhiều kết quả quan trọng, hệ thống kênh mương được kiên cố hóa; đập Bái Thượng và hệ thống thủy nông sông Chu được nâng cấp; công trình thủy lợi - thủy điện Cửa Đạt khánh thành đưa vào hoạt động…
Ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất, phòng trừ sâu bệnh, hình thành các trang trại, và mô hình chăn nuôi công nghiệp, thực hiện các dự án nuôi trồng thủy sản nước lợ, xây dựng nâng cấp hệ thống cảng cá và các cơ sở chế biến xuất khẩu đem lại hiệu quả. Chương trình xây dựng nông thôn mới đạt được những kết quả bước đầu đáng phấn khởi. Dịch vụ, thương mại và du lịch phát triển nhanh cả về quy mô và loại hình. Xuất hiện nhiều loại hình dịch vụ mới như: tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, tư vấn, hình thành nhiều trung tâm thương mại và siêu thị. Môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện mạnh mẽ, từ 2011- 2015, thu hút 509 dự án đầu tư (25 dự án FDI) với tổng vốn đăng ký 92.371 tỷ đồng và 2.945,4 triệu USD, nâng tổng số dự án FDI lên 57 dự án với tổng mức đăng ký 12.605 triệu USD, đứng thứ 6 cả nước.
2.Thành tựu về Lĩnh vực văn hóa - xã hội:
Văn hóa xã hội có nhiều chuyển biến tiến bộ; an sinh xã hội được chăm lo; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện. Hoạt động khoa học công nghệ có nhiều tiến bộ; chất lượng giáo dục được nâng lên, đặc biệt là giáo dục mũi nhọn luôn nằm trong top các tỉnh dẫn đầu của cả nước. Công tác chăm sóc, bảo vệ cho nhân dân ngày càng tốt hơn, không để dịch bệnh lớn xảy ra. Các hoạt động văn hóa có nhiều chuyển biến, góp phần quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân. Thể dục - thể thao phát triển sâu rộng, thể thao thành tích cao luôn trong top đầu cả nước. Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo được quan tâm, tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 3,75%/ năm.
3.Thành tựu về lĩnh vực Quốc phòng – An ninh:
Quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân được tăng cường, các nhiệm vụ quốc phòng và an ninh, thực hiện nghiêm túc, hiệu quả, chính trị ổn định, trật tự xã hội được bảo đảm, tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế thành công.
4. Thành tựu về công tác đối ngoại:
Công tác đối ngoại được quan tâm, mang lại hiệu quả tích cực. Hợp tác toàn diện với tỉnh Hủa Phăn (Lào) được tăng cường; mở rộng quan hệ và ký kết thỏa thuận hợp tác với thành phố Seongnam (Hàn Quốc), tỉnh Mittelsachen (Đức). Hoạt động đối ngoại nhân dân được quan tâm, góp phần mở rộng quan hệ với bạn bè quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài, tuyên truyền quảng bá về con người, văn hóa Xứ Thanh. Công tác đối với người Thanh Hóa ở nước ngoài có chuyển biến, giúp kiều bào hiểu thêm về tình hình tỉnh nhà và đã có việc làm thiết thực để chung sức xây dựng quê hương.
Đảng bộ và hệ thống chính trị được xây dựng vững chắc, tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý trong lãnh đạo, quản lý, điều hành và vận động quần chúng đáp ứng yêu cầu xây dựng bảo vệ quê hương trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đặc biệt, trong nhiệm kỳ Đại hội XVII, Tỉnh ủy đã chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức đảng từ tỉnh đến cơ sở triển khai, quán triệt kịp thời, nghiêm túc Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI về một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng, gắn với thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Quy định số 101-QĐ/TW của Ban Bí thư và Quyết định 1089-QĐ/TU của Ban Thường vụ tỉnh ủy về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, góp phần nâng cao tinh thần trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ của mỗi cán bộ, công chức, viên chức, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương. Ban Thường vụ Tỉnh ủy cũng đã ban hành nghị quyết, các quy chế, quy định nhằm tăng cường quản lý cán bộ, đảng viên; chỉ đạo rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản vi phạm pháp luật, khắc phục những sơ hở trên một số lĩnh vực dễ xảy ra tiêu cực; tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên vi phạm; chỉ đạo các cấp ủy thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ, giữ vững kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh vẫn còn những hạn chế, yếu kém. Tốc độ tăng trưởng kinh tế và GDP bình quân đầu người vẫn còn thấp so với bình quân của cả nước; chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động còn chậm. Chất lượng giáo dục - đào tạo còn chưa đồng đều giữa các vùng miền và chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội; bảo tồn, phát huy di sản văn hóa còn hạn chế. An ninh tuyến biên giới, tuyến biển và các địa bàn trọng điểm còn tiềm ẩn yếu tố có thể gây mất ổn định; một số loại tội phạm diễn biến phức tạp. Vẫn còn tổ chức cơ sở đảng năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu suy giảm; phát triển đảng viên ở khu vực doanh nghiệp tư nhân, khu vực nông thôn, miền núi còn khó khăn; năng lực cán bộ một số ngành, địa phương chưa đáp ứng yêu cầu.
Trên cơ sở đánh giá thành tựu đạt được cũng như những tồn tại hạn chế trong thực hiện Nghị quyết Đại hội XVII, nhiệm kỳ 2010 - 2015, đồng thời qua sự đánh giá tổng quát 30 năm cùng cả nước tiến hành công cuộc đổi mới, Đại hội XVIII, nhiệm kỳ 2015 - 2020 của Đảng bộ tỉnh đã xác định: Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân; tranh thủ thời cơ, vận hội mới; cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn nhân lực cho đầu tư phát triển; đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng; coi phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới là nền tảng, phát triển công nghiệp là then chốt, tập trung phát triển du lịch có lợi thế; tăng cường ứng dụng tiến độ khoa học - công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chăm lo phát triển văn hóa- xã hội, quan tâm bảo vệ môi trường, sử dụng có hiệu quả tài nguyên, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, đảm bảo cho phát triển nhanh và bền vững, nâng cao đời sông vật chất của nhân dân; giữ vững ổn định chính trị củng cố quốc phòng - an ninh, bảo đảm trật tự an toàn xã hội; phấn đấu đến năm 2020 trở thành tỉnh khá của cả nước, đến năm 2030 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại.
 
Top Bottom