Sử 9 Về bản chất cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp tại Việt Nam

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Về bản chất, thực dân Pháp đầu tư trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội không nhằm mục đích nào khác ngoài phục vụ cho công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai nhằm khắc phục những khó khăn nội tại của Pháp sau khi tham gia thế chiến thứ nhất và vơ vét, bóc lột nhân dân ta làm giàu cho chính quốc Pháp. Tuy nhiên bên cạnh mục đích đầu tư của Pháp đã vô tình tạo ra hệ quả tích cực đối với nền kinh tế cũng như về mặt xã hội của Việt Nam có những chuyển biến theo chiều hướng tích cực.
Dưới tác động của phương thức sản xuất TBCN do tư bản Pháp du nhập vào, nền kinh tế VN dần chuyển biến từ nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, tự cung tự cấp sang nền kinh tế thuộc địa-tư bản chủ nghĩa. Có thể hình dung kết cấu kinh tế VN thời kì này có hai khu vực. Một khu vực hiện đại bao gồm công nghiệp hiện đại, thương nghiệp, các cơ sở tài chính và giao thông, các đồn điền công nghiệp; Và một khu vực truyền thống tập hợp các phương thức hoạt động truyền thống như nông nghiệp và thủ công nghiệp. Việc sử dụng phương thức kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa đã tạo ra bước phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất. Nền kinh tế hang hoá đã bắt đầu hình thành và phát triển ở một số khu vực sản xuất. Các sản phẩm làm ra không phải chỉ đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn dùng để xuất khẩu ra thị trường thế giới. Nhờ có các hoạt động kinh tế với nước ngoài mà lần đầu tiên nền kinh tế VN đã vượt khỏi biên giới quốc gia để tiếp cận và từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới.
Rõ ràng so với giai đoạn trước, nền kinh tế VN từ đầu thế kỷ XX đến những năm 30 đã có bước phát triển nhanh chóng và những chuyển biến căn bản. Quan hệ TBCN đã được mở rộng và giữ vị trí quan trọng trong nhiều ngành kinh tế.
Trên cơ sở biến đổi về kinh tế, các thành phần giai cấp xã hội tương ứng cũng dần biến đổi theo. Những lực lượng đại diện cho xã hội cũ như địa chủ, nông dân ngày càng bị phân hoá sâu sắc: địa chủ thì giàu lên nhanh chóng, còn đa số nông dân thì rơi vào cảnh nghèo đói, bần cùng. Đồng thời các lực lượng xã hội mới như tư sản, công nhân, tiểu tư sản cũng bắt đầu xuất hiện và từng bước trưởng thành nhanh chóng cùng với sự mở rộng của các thành phần kinh tế mới-TBCN. Dân số tăng nhanh, các thị trấn và thị xã được mở rộng nhiều so với trước; bộ mặt thành thị và cả một số vùng nông thôn ven thị cũng thay đổi. Một số cơ cấu xã hội mới đang trên đường định hình và phát triển theo hướng TBCN.
 Sự biến đổi về kinh tế, nhất là sự biến đổi cơ cấu kinh tế quyết định sự biến đổi về xã hội, nhất là sự phân hoá giai cấp ngày càng sau sắc, làm cho xã hội Việt Nam có đầy đủ những giai cấp của một xã hội hiện đại.
Tuy nhiên, quá trình tư bản hoá của Pháp ở VN còn để lại nhiều hạn chế và những hậu quả nặng nề, mà hạn chế lớn nhất là đã tạo ra một cơ cấu kinh tế què quặt, mất cân đối và sự chuyển biến quá chậm của nền kinh tế, và do đó dẫn tới sự phân hoá thiếu triệt để của cơ cấu giai cấp xã hội.
Mặc dù vậy, sự ra đời và phát triển của các lực lượng xã hội mới đã tạo ra những tiền đề vật chất cần thiết cho sự tiếp thu các quan điểm và tư tưởng mới, làm cơ sở động lực thúc đẩy sự phát triển của phong trào dân tộc, đưa xã hội VN chuyển biến nhanh vào quỹ đạo vận hành của toàn nhân loại.
 Những giai cấp mới là cơ sở vật chất để tiếp thu những tư tưởng mới vào Việt Nam (kể cả tư tưởng tư sản và tư tưởng vô sản), làm cho phong trào dân tộc Việt Nam mang những màu sắc mới mà các phong trào yêu nước trước kia không thể nào có được.
 Những giai cấp mới cùng những hệ tư tưởng mới làm xuất hiện hai khuynh hướng tư sản và vô sản. Cả hai khuynh hướng đều cố gắng vươn lên giải quyết nhiệm vụ giành độc lập dân tộc do lịch sử đặt ra. Đó chính là cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo duy nhất đối với cách mạng Việt Nam. Đây là đặc điểm lớn nhất của phong trào yêu nước Việt Nam trong thời gian 1919-1930.

Nguồn: Đặng Bảo
 
  • Like
Reactions: VânHà.D
Top Bottom