[VĐẢ] Lịch sử điện ảnh và poster điện ảnh

D

donquanhao_ub

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Lịch sử điện ảnh và poster điện ảnh


Điện ảnh ngày nay được xem như là một ngành công nghiệp không khói. Hằng năm, điện ảnh đem lại một lợi nhuận kết xù , tính được bằng tỉ USD. Điện ảnh cũng có ảnh hưởng quan trọng đến văn hóa , đời sống xã hội loài người. Cùng phát triển song hành với điện ảnh chính là các poster , vì vậy thật thiếu sót khi chỉ nói về điện ảnh. Chúng ta hãy đi ngược thời gian , về những năm cuối thế kỷ 19 để tìm hiểu sự ra đời của điện ảnh và poster điện ảnh.


CÁC PHÁT MINH KHOA HỌC THÚC ĐẨY ĐIỆN ẢNH RA ĐỜI


Bắt đầu từ giữa thế kỷ 19 , nhiều phát minh đã ra đời với những thiết bị có thể làm cho hình ảnh chuyển động. Năm 1832 , nhà khoa học người Bỉ , Joseph Plateur , phát minh ra thiết bị gọi là phenakistoscope. Thiết bị này gồm 2 dĩa đặt cách nhau vài inches trên một cái trục . Plateur đặt các bức tranh vẽ người hoặc vật trên cạnh của một đĩa , trên đĩa kia , ông khoét 1 khe. Khi 2 chiếc đĩa chuyển động cùng một vận tốc , hình ảnh xuất hiện liên tục và “chuyển động” đi vào tầm nhìn của khe.

Với sự giúp đỡ của phim cellulose trong suốt do Hannibal W.Goodwin phát minh và các thiết bị nhiếp ảnh do George Eastman chế tạo , hai nhà khoa học người Mỹ là Thomas Edison và William Dickson bắt đầu cùng nhau thực hiện dự án của họ , thiết bị kinetoscope .Kinetoscope hay còn gọi là kinescope (máy hoạt ảnh) là một cái hộp với một đoạn phim dài 50 feets được cuộn trên một cái trục. Khi nhìn qua cái lỗ nhỏ và quay tay cầm ở ngoài , làm cho trục bên trong quay , tạo nên một hình ảnh chuyển động.

Năm 1894 , Edison khai trương một phòng Kinetoscope ở New York. Trong phòng gồm 2 dãy máy Kinetoscope hoạt động bằng tiền xu. Người ta có thể bỏ tiền xu vào trong máy để xem 1 đoạn hình ảnh chuyển động ngắn khoảng 2 phút.



TỪ NHỮNG BUỔI TRÌNH CHIẾU ĐẦU TIÊN ...

Trong khi người Mỹ đang thỏa thê thưởng thức những hình ảnh chuyển động kỳ lạ thì tại Pháp , hai anh em Auguste và Louis Lumière bắt tay vào phát minh dự án của họ. Ngày 13 tháng 2 năm 1895 , Auguste và Louis đăng ký bằng phát minh cho thiết bị chiếu đầu tiên và đến ngày 28 tháng 3 năm 1895 , bộ phim đầu tiên mang tên Giờ ăn trưa ở xí nghiệp diêm được trình chiếu cho Hội đồng phát triển công nghiệp Pháp. Ngày 28 tháng 12 năm 1895 , tại Salon Indien của Grand Café (14 Boulevard des Capuchines) , anh em nhà Lumière đã chiếu giới thiệu một đoạn phim ngắn trước công chúng . Phim có tựa là Tàu vào ga (L’arrivée d’un train en gare) , miêu tả cảnh một đoàn tàu vừa đến nhà ga. Sau đó , phim ảnh bắt đầu xuất hiện tại nhiều thành phố lớn của Châu Âu.

Quay trở lại Mỹ, lúc này Edison tiếp tục làm việc với phát minh kinetoscope của mình. Sau khi phát triển thiết bị kinetoscope để thiết bị này có khả năng chiếu hình ảnh , tại Koster and Bial‘s Music Hall – New York , ngày 23 tháng 4 năm 1896 , Edison đã ra mắt công chúng chiếc máy có khả năng chiếu các hình ảnh lên một màn ảnh. Đoạn phim ngắn là cảnh một vũ công đang trình diễn , một cảnh đấu quyền anh và cảnh sóng biển lăn tăn xô bờ. Ngày 26 tháng 6 năm 1896 , tại New Orleans , bang Louisiana , Vistacope Hall ra đời và được xem là rạp chiếu phim trong nhà đầu tiên của người Mỹ , với khoảng 400 chỗ ngồi.


ĐẾN NHỮNG TẤM POSTER ĐẦU TIÊN ...

Những buổi trình chiếu công cộng dần dần được tổ chức thường xuyên. Để thu hút công chúng , các nhà tổ chức nghĩ đến quảng cáo. Lúc đầu tiên , hình thức quảng cáo được sử dụng là các bức tranh vẽ tay được vẽ trên những tấm ván , rồi đến hình thức “sandwich board” (có hai tấm quảng cáo được 1 người đeo trên vai , 1 tấm ở trước bụng , 1 tấm ở phía sau lưng. Có lẽ vì trông rất giống một miếng sandwich nên người ta gọi là sandwich board). Dần dần , những hình thức này trở nên lỗi thời , một phần là do sự đóng góp của họa sĩ người Pháp Jules Cheret , một phần là do thế giới đã bước sang một thế kỷ khác (quảng cáo nhiều màu sắc hơn , được chú trọng hơn và dần dần quen mắt đối với công chúng).

Trong lĩnh vực quảng cáo, Jules Cheret được xem là cha đẻ của poster hiện đại , có công đem poster điện ảnh đến với công chúng. Bằng cách sử dụng kỹ thuật in thạch bản (lithography – được phát minh năm 1798) , Cheret đã sản xuất ra một bản in đầu tiên cho một chương trình phim ngắn có tựa Projections Artistiques. Bản in miêu tả cảnh một thiếu nữ trẻ đang cầm một tấm áp phích với thời gian của buổi trình diễn. Năm 1892 , Cheret tiếp tục thực hiện poster cho chương trình Pantomines Lumineuses , của Emile Reynaud’s Theatre Optique.

Trước khi được gọi là “movies” , ngành công nghiệp mới này được gọi là “animated pictures” cái tên này phần nào thể hiện tính chất của một “movies”.

Năm 1896, M. Auzolle thiết kế tấm poster đầu tiên cho một bộ phim riêng biệt với một số cảnh được vẽ theo phim , đó là phim L’Arroseu Arrose của anh em nhà Lumière. Phim này cũng được xem như là một “fiction movie” đầu tiên.


(Tổng hợp từ nhiều nguồn)
 
D

donquanhao_ub

ĐIỆN ẢNH VÀ POSTER NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ 20

Đến thời điểm này , điện ảnh tiếp tục phát triển nhưng không khả quan và không có gì mới mẻ. Tất cả dường như chỉ xoay đi quẩn lại là một chuỗi series các hình ảnh diễn tả các sự kiện bình thường , ví dụ như cảnh sóng biển vỗ vào bờ. Người ta bắt đầu có cảm giác chán chường và điện ảnh đứng trước khả năng lụi tàn. Năm 1899 , Georges Melies , một nhà ảo thuật người Pháp (lại là người Pháp ) , sản xuất phim đầu tiên kể về một câu chuyện. Sau đó, G.Melies tiếp tục làm nhiều phim kể về các câu chuyện thần tiên , và chuyện giả tưởng. George Melies kích thích trí tò mò người xem bởi cách tìm tòi sử dụng máy quay lúc bấy giờ ( bởi ông là một nhà ảo thuật mà ). Phim nổi tiếng nhất của ông là A trip to the moon (1902). Đây là bộ phim KHVT đầu tiên được biết tới, dài 14 phút. Bộ phim tạo bước đột phá trong nền điện ảnh với việc sử dụng kĩ thuật "lap-dissolve", tức là cảnh sau chồng lên cảnh trước

Tiếp sau đó, các nhà sản xuất khác bắt đầu bắt chước G.Melies , một lần nữa , làn sóng thích thú điện ảnh lại được nhen nhóm lên.

Đầu thập kỷ thứ nhất của thế kỷ 19, điện ảnh trở nên phổ biến và được thưởng thức rộng rãi khắp ở Mỹ và Châu Âu. Điện ảnh thu hút rộng rãi công chúng và được trình diễn ở nhiều nơi , từ công viên vui chơi , nhà hát , các hội chợ và cả trong các nhà hát đại nhạc hội (vaudeville theatre). Các poster quảng cáo cho các đại nhạc hội kết hợp với chiếu phim cũng được ra đời. Một trong những poster ra đời sớm nhất được sản xuất bởi American Entertainment Company (vào khoảng những năm 1900). Kích thước lúc đó là 28 inches x 42 inches

Năm 1903, Edwin S. Porter , một đạo diễn người Mỹ , sản xuất ra bộ phim đầu tiên sử dụng kỹ thuật quay phim hiện đại kể về một câu chuyện. Bộ phim có tựa là The Great Train Robbery , dài 11 phút , miêu tả cảnh cướp xe lửa , và cảnh đuổi bắt bọn cướp. Bộ phim thành công dữ dội , và sự thành công của bộ phim đưa đến việc thiết lập nên các “nickelodeons” , được xem là tiền thân của các rạp chiếu phim hiện nay.

Mọi chuyện bắt đầu vào năm 1905, khi một thương nhân mưu trí ở Pittsburgh (một thành phố cảng ở bang Pennsylvania) quyết định chuyển một kho chứa hàng thành một nickelodeons bằng cách thêm vào các hàng ghế. Tiền vé các nickelodeons này được thống nhất (không ai bắt buộc) là 0.05$ (5 xu). Đến 1907 , trên khắp nước Mỹ , có khoảng 5000 nickelodeons và nhu cầu về các bộ phim mới tiếp tục tăng lên.

Năm 1909 , số lượng các công ty sản xuất phim tăng lên một cách nhảy vọt. Mặc dù lúc này Thomas Edison tỏ ra bực bội và tức giận trước việc người khác hưởng lợi từ các phát minh của mình , nhưng Edison vẫn quyết định là tốt nhất nên tham gia liên minh với các studio lớn hơn nhằm tiêu diệt các studio nhỏ. Các studio lớn vào thời điểm đó là Biograph , Essanay , Kalem , KIeme , Lubin , Selig and Vitagraph (sẽ có bài giới thiệu về các studio thời kỳ này - mời các bạn đón xem hihi) liên kết với Edison tạo nên Motion Picture Patents Company (một hình thức cartel của thế giới tư bản). Nhóm studios này cũng tổ chức ra General Film Company nhằm phân phối phim của studios đến các rạp hát. Thế mới thấy ngay từ lúc đầu , điện ảnh Mỹ đã có sự tổ chức tốt đến như thế nào.

Mặc dù lúc đầu Edison hợp tác với Hennegan Show Print (ở bang Cincinnati) để in các poster cho những bộ phim đầu tiên của ông , nhưng General Film Company sau đó đã ký hợp đồng với A.B. See Lithograph Company of Cleverland để sản xuất tất cả các posters cũng như các vật phẩm quảng cáo của các studios thành viên.

Edison định kích thước chuẩn cho poster điện ảnh là 27 inches x 41 inches. Poster theo kích thước này được biết dưới tên là poster “một tờ” (“one sheet”). Poster “một tờ” dạng này được thiết kế nhằm mục đích sử dụng trưng bày trong các tủ kính để bên trong hoặc bên ngoài rạp hát . Các poster có chung một kiểu mẫu gồm 3 phần : Tên công ty hoặc studio, tiêu đề của phim và phần tóm tắt kịch bản. Mỗi công ty thành viên có một kiểu viền poster khác nhau được in với 2 hay 3 màu. Đôi khi , các poster sẽ có hình minh họa. Các hình ảnh ít khi được chụp ở thiên nhiên và thường là hình ảnh của nhân vật nam chính hoặc nữ chính. Một tiêu chuẩn kiểm định nghiêm ngặt cũng được thành lập bởi General Film Company , và các công ty thành viên buộc phải đáp ứng đầy đủ các chuẩn đó. Công ty sẽ trả tiền cho nhà sản xuất A.B. See rồi bán poster cho các các rạp hát với giá khoảng 0.15$ một poster.

Các công ty khác , tuy không nằm trong nhóm cartel của Edison nhưng phần lớn các công ty đó vẫn theo các chuẩn kích thước về poster của General Film Company. Kể từ lúc các poster của A.B. See được quản lý , kiểm tra kỹ lưỡng về nội dung, hình ảnh bởi Patents Company , các công ty , nhà in độc lập bắt đầu in các poster với nhiều cảnh hơn từ các cảnh lãng mạng đến các cảnh đấu súng. Các posters này phổ biến hơn đối với các rạp hát vì nó rẻ hơn (chỉ khoảng 0.06$), có thể sử dụng nhiều lần , nhiều nơi và có nhiều hình ảnh ít bị kiểm duyệt hơn.


(Tổng hợp từ nhiều nguồn)

Lịch sử poster phim

Nếu bạn đang sở hữu 1 tấm poster, hãy cố gắng quý trọng, biết đâu, 1 ngày nào đó...

Điện ảnh, ra đời năm 1895, với các cụ thân sinh Auguste và Louis Lumiere, trở thành 1 trong những loại hình nghệ thuật phổ biến nhất của thế kỷ XX. Mọi người đều thích đến các rạp chiếu, và các poster – áp phích phim gần như trở thành 1 công cụ hiện thân cho các bộ phim.

Với các tiêu chuẩn in ấn có giới hạn, ban đầu, các poster được cho ra đời với mục đích quảng cáo bộ phim trình chiếu của các rạp chiếu với hy vọng kích thích sự hứng thú quan tâm của khán giả đến với các rạp chiếu địa phương. Ngày nay, công cụ quảng cáo này đã trở thành các món quà lưu niệm hữu hình về các minh tinh hay các bộ phim đáng nhớ. Các poster ra đời với mong muốn to lớn hơn, lôi kéo tất cả mọi người.

Cho đến nay, các poster phim vào thập niên 80 còn “sống sót” trở thành nguồn vốn lớn cho các hãng trưng bày và mua bán. Tiêu chuẩn về in ấn của các poster này cũng khác nhau. Nhưng khi đi ngược xa hơn về quá khứ, sô lượng poster giảm đi đáng kể.

Từ rất sớm, các ông chủ rạp chiếu đã bỏ tiền in ấn đầu tư không ít vào mảng này, nhưng do nhiều yếu tố khách quan, chủ quan: hỏa hoạn, nước, chiến tranh (trong đó cuộc Thế chiến II chiếm phần lớn), 1 lượng rất lớn các poster đã bị phá hủy nghiêm trọng, chỉ còn lại 1 vài của các phim thông dụng quá nổi tiếng như Casablanca, King Kong, Frankenstein, The Wizard of Oz.

Không giống như các công cuộc sưu tập khác: như sưu tập sách hài hay bưu thiếp về bóng rổ, các nhà sưu tập poster phim ngay từ đầu không có ý định này. Công cuộc sưu tập các poster phim ngày càng trở nên thú vị và hào hứng hơn , kết hợp 2 yếu tố nghệ thuật hay muốn luyến tiếc những thời đã qua, các nhà sưu tập có thể có nhiều chọn lựa trong 1 kho vô vàn poster đa dạng, với nhiều xu hướng, văn hóa, phong cách, kỹ thuật, lịch sử…


87566522kj0.jpg


Áp phích phim Indentity và Face off

Các poster phim ảnh đem lại cho các nhà kinh doanh 1 mối lợi đáng kể. Giá trị của chúng có thể tăng theo cấp số nhân chỉ trong 1 thời gian ngắn – 5 năm. Nhiều gian hàng trên thế giới đã khai thác điều này khá tốt. Ví dụ, ngày nay 1 poster Anh kinh điểu về phim của điệp viên Bond được bán ra với giá £3500, thay vì £100 vào giữa thập niên 90.

Kinh doanh poster điện ảnh trở thành 1 điểm nóng trong hệ thống mua bán, bỏ túi các nhà kinh doanh không ít.

Kỷ lục thu lợi từ 1 poster phim cho đến nay là $453,000 cho bộ phim The Mummy (1932).


CLASSIC FILMS

Hầu hết, các nhà sưu tập quan tâm đến các poster về các bộ phim kinh điển mọi thời đại như King Kong, Casablanca, Metropolis, The Wizard of Oz, Citizen Kane; mà poster của chúng đáng giá hàng ngàn bảng Anh, bất kể chúng mang nhiều phong cách hay thứ tiếng khác nhau.

Cụm từ siêu thị poster ra đời. Ngày nay, người mua hứng thú quan tâm đến mảng poster những năm 60, 70. Các bộ phim như: Breakfast At Tiffany's, The Italian Job, Dirty Harry, Bullitt, và seri phim về the Bond được săn lùng, tuy với giá không hề rẻ, trên £1000.


87376507ee8.jpg



Poster phim kinh điển vẽ tay

COLLECTABLE STARS

Audrey Hepburn chiếm vị thế cực lớn trong thế giới poster, nhưng ngược lại, Gina Lollobridgida thì không.

Humphrey Bogart: có thể được xem là người dẫn đầu danh sách diễn viên được sưu tập poster nhiều nhất, theo sau là Steve McQueen.

Những ngôi sao đắt giá về mảng này:
- Charlie Chaplin, The Marx Brothers, Errol Flynn, Humphrey Bogart, Greta Garbo, Marlene Dietrich, và Bette Davis.

- Thập kỷ 50, 60, có thể kể: Audrey Hepburn, Grace Kelly, Elvis Presley, Cary Grant, Marilyn Monroe, Frank Sinatra, James Dean, Marlon Brando, Steve McQueen, Sean Connery as Bond, …

- THập kỷ 70: Clint Eastwood, Michael Caine, Al Pacino, Robert Deniro.

Trong số các đạo diễn, Alfred Hitchcock trở thành “sao”, tiếp sau là Woody Allen, Frank Capra, và Tarantino.
 
D

donquanhao_ub

Poster: Công cụ quan trọng của điện ảnh

I. Sơ lược lịch sử áp phích phim

Ngay cả trước khi kỹ nghệ điện ảnh phát triển mạnh với các biển quảng cáo nhấp nháy giới thiệu phim, thì giới sản xuất và phát hành phim đã hiểu thấu tầm quan trọng của các áp phích như một công cụ được sử dụng để lôi kéo khán giả đến các rạp chiếu phim dã chiến lưu động khắp nơi. Ban đầu, các áp phích phim chỉ là những tờ bướm phác thảo sơ sài. Về sau, sự tinh tế mới tăng dần, biến chúng thành các tác phẩm nghệ thuật thật sự. Chân dung các diễn viên và các cảnh ấn tượng nhất trong phim được khai thác triệt để bới các hoạ sĩ tài năng, giỏi về bố cục, thành thạo về màu sắc.

Đến thập niên 20, hình ảnh trên áp phích vẫn phục vụ cho mục đích lôi kéo khán giả đến rạp. Trước khi có kỹ thuật in offset, các áp phích được in lithography (in thạch bản), nên nghệ thuật minh họa lấn lướt nghệ thuật ảnh. Các hãng sản xuất và phát hành phim không hề tiếc tiền trong việc tạo ra các áp phích ấn tượng cho một bộ phim sắp trình làng.

Mỗi rạp chiếu phim đều được nhận đầy đủ các áp phích quảng cáo cho phim với kích cỡ đôi khi khác nhau. Khi chưa có truyền hình, áp phích là công cụ tiếp thị cho phim rất hiệu quả. Nhiều khán giả đến với phim là do xem áp phích bị những gì thể hiện trên áp phích đánh lừa, dù nội dung bộ phim không xuất sắc như họ tưởng.

Sau này việc ra đời của quảng cáo truyền hình và nhiều loại quảng cáo khác và do thiếu không gian trưng bày áp phích tại các rạp chiếu phim, giá trị của áp phích trong việc tiếp thị phim giảm dần. Nhưng lập tức, các áp phích xưa được phục chế khéo, biến thành đồ cổ của các nhà sưu tầm, với giá bán một poster có khi lên đến hàng trăm ngàn đô la. Các công ty thiết kế, các công ty quảng cáo và các nhà hàng bắt đầu sử dụng các poster hiếm, đẹp như tranh treo tường. Nhu cầu về áp phích trang trí tăng, từ đó cũng đẩy giá lên cao.

Đầu thập niên 90, các nhà đấu giá nổi tiếng như Christie’s và Sotheby’s đã đưa áp phích phim vào trong danh sách các sản phẩm bán đấu giá. Một áp phích phim The Mummy (1932), giá chỉ có 10$ vào thập niên 60, nay đã tăng gấp hơn ngàn lần. Các poster “độc” vẫn tiếp tục bị săn lùng và giá được đẩy lên rất cao. Việc buôn bán, trao đổi áp phích, được đưa lên cả mạng Internet.

II. Kích cỡ áp phích

Nếu bạn là người thích sưu tập áp phích phim, bạn phải có 3 yêu cầu cần thiết: lòng nhiệt tình, sự kiên nhẫn và tiền bạc! Yêu cầu thứ 4 cũng không kém phần quan trọng, chính là sự hiểu biết khá về lĩnh vực bạn đang lao vào!

Hiện có 6 loại áp phích phim ở Hollywood trên thị trường tùy theo kích cỡ: (1 inch = 2,54 cm)
- Loại 27 x 41 inches: dùng treo thẳng đứng ngoài hành lang rạp chiếu phim (thường được treo trong khung kính hoặc lưới).
- Loại 3 tờ nối dài treo đứng, với kích cỡ 41 x 81 inches
- Loại 6 tờ ghép lại, mỗi hàng 3 tờ treo ngang
- Loại nửa tờ treo ngang 22 x 28 inches
- Loại nhỏ treo đứng 14 x 36 inches
- Loại “thẻ” 11 x 14 inches, in tên các diễn viên hoặc cảnh phim

Áp phích khi đem bán đấu giá được phân loại A, B, C tùy theo giá trị, nhưng khi sản xuất áp phích, người ta cũng thường phân loại A, B, C tùy vào mục đích sử dụng của chúng. Áp phích các bộ phim kinh dị, khủng khiếp như King Kong, thường có giá trị cao hơn và được săn lùng nhiều hơn các áp phích khác. Áp phích càng xưa thì càng quý, trong số các áp phích bán Top Ten, có áp phích phim Metropolis của Fritz Lang (1927) và Casablanca (1942) bán được hơn 1,8 triệu $. Bruce Hershenson, chủ nhân của website poster trên mạng eMovieposter.com cho biết, ông đã bán được 30.000 áp phích phim và các sản phẩm liên hệ tại địa chỉ bán đấu giá eBay.​

III. Phục chế poster

Igor Edelman là một chuyên viên siêu hạng về phục chế áp phích phim. Khi còn là một đứa trẻ sống ở Moscow sau chiến tranh, ông đã yêu thích phim Mỹ như The Three Musketeers và Sun Valley Serenade. Sau một thời gian làm công việc của nhà thiết kế áp phích, Edelman phụ trách việc phục chế tranh cho Viện bảo tàng hội họa Pushkin trước khi di cư đến Los Angeles năm 1976 với vợ là Lara (cũng là phụ tá của ông). Vào một ngày, một khách hàng mang đến cho ông tờ áp phích bộ phim câm viễn tây The Covered Wagon, trong đó bị mất một khuôn mặt chàng cao bồi. Edelman tái tạo lại khuôn mặt từ các vết xước theo trí tưởng tượng của mình. Khách hàng nhận lại tấm áp phích. Một thời gian sau, Edelman có trong tay tấm áp phích tương tự với khuôn mặt chàng cao bồi chưa bị biến dạng. Ông mời người khách cũ trở lại để so sánh. Khuôn mặt gốc và khuôn mặt ông vẽ theo trí tưởng tượng hoàn toàn giống nhau., chỉ thiếu có bộ râu. Ông vẽ thêm bộ râu vào tờ áp phích của khách.

Nhắc lại giai thoại này để thấy khả năng phục hồi áp phích của Edelman thật tuyệt vời. Hiện đã 68 tuổi, ông vẫn được các nhà sưu tập và bán đấu giá tin tưởng. Mỗi năm ông phục chế hơn 1.000 áp phích. Để phục chế, ông phải làm sạch các vết ố bẩn, rồi ủi phẳng các nếp nhăn nếp gấp, trên loại giấy đặc biệt không có acid, dán phía sau. Công đoạn tiếp theo là ngồi hàng giờ để lấp đầy các chỗ khuyết bằng hàng trăm loại màu nước và viết chì sao cho tiệp với phần màu chưa phai. Edelman làm việc tại cơ sở phục chế áp phích của gia đình ở Los Angeles.
 
D

donquanhao_ub

Poster phim các thời đại

Poster phim không chỉ dùng để giới thiệu, quảng bá cho một bộ phim mà còn là những tác phẩm nghệ thuật có giá trị. Nếu như những poster hiện đại chủ yếu dùng vi tính để thể hiện thì các poster phim xưa vẽ tay thủ công và thể hiện khuynh hướng thẩm mỹ của thời ấy. Bây giờ xem lại poster phim của nhiều thời thật là thú vị, nhất là với những bộ phim được dựng đi dựng lại nhiều lần.

Thí dụ phim Cleopatra, thấy có poster phim năm 1917, 1934, 1963:

Cleopatra (1917) với Theda Bara:


MP761.jpg


MP55.jpg


Cleopatra (1934) với Claudette Colbert

1427121020A.jpg


Cleopatra (1963) với Elizabeth Taylor thì rất nhiều poster:

1440761020A.jpg


3370701020A.jpg


5257981020A.jpg


5257951020A.jpg


5257891020A.jpg


5257881020A.jpg


5257871020A.jpg


5257841020A.jpg


5257821020A.jpg


Poster phim My Fair Lady với Audrey Hepburn cực kỳ khả ái:

5290821020A.jpg


5290811020A.jpg


5290801020A.jpg


3713161020A.jpg


2422201020A.jpg


1992391020A.jpg


1443031020A.jpg
 
Top Bottom