Định luật Kirchhoff 2 về điện thế
Tổng của các điện áp quanh vòng kín là không. v1 + v2 + v3 - v4 = 0
Định luật này còn gọi là định luật Kirchhof 2 (K2) hay định luật bảo toàn điện áp trong một vòng, gọn lại là định luật vòng kín.
Cũng như định luật K1, định luật K2 phát biểu:
Tổng giá trị điện áp dọc theo một vòng bằng không.
Công thức:
\sum_{k=1}^n V_k = 0
với n là tổng số các điện áp được đo.
Công thức theo điệp áp phức:
\sum_{k=1}^n \tilde{V}_k = 0
Ví dụ
mạch gồm 3 điện trở và 2 nguồn như hình:
Kirshhoff-example.svg
Theo định luật 1, ta có:
i_1 - i_2 - i_3 = 0 \,
Định luật 2 áp dụng cho vòng s1:
-R_2 i_2 + \epsilon_1 - R_1 i_1 = 0
Định luật 2 áp dụng cho vòng s2:
-R_3 i_3 - \epsilon_2 - \epsilon_1 + R_2 i_2 = 0
Đến đây ta có hệ phương trình tuyến tính cho 3 ẩn số i_1, i_2, i_3:
\begin{cases}
i_1 - i_2 - i_3 & = 0 \\
-R_2 i_2 + \epsilon_1 - R_1 i_1 & = 0 \\
-R_3 i_3 - \epsilon_2 - \epsilon_1 + R_2 i_2 & = 0 \\
\end{cases}
Giả sử:
R_1 = 100,\ R_2 = 200,\ R_3 = 300\text{ (ohm)};\ \epsilon_1 = 3,\ \epsilon_2 = 4\text{ (volt)}
kết quả:
\begin{cases}
i_1 = \frac{1}{1100} \text{ hay } 0.\bar{90}\text{ mA}\\
i_2 = \frac{4}{275} \text{ hay } 14.\bar{54}\text{ mA}\\
i_3 = - \frac{3}{220} \text{ hay } -13.\bar{63}\text{ mA}\\
\end{cases}
i_3 mang dấu âm vì hướng của i_3 ngược với hướng giả định trong hình.