[vật lý 9]Mặt trăng đk tạo ra như thế nào?

Z

zorrovnz

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

[YOUTUBE]IO45ZiGql8E[/YOUTUBE]
4,5 tỉ năm trước! Hệ mặt trời có 20 hành tinh. Trái Đất là 1 hành tinh hoạt động mạnh. Nó được cấu tạo bởi 1 hệ thống siêu núi lửa và những cánh đồng nham thạch. Hàng ngày các thiên thách & tiểu hành tinh rơi xuống từ bầu trời. Dĩ nhiên là không hề có sự sống ở đây.
Một ngày nào đó, có 1 hành tinh nhỏ tên là "thea" đã đâm vào Trái Đất! Trái Đất vẫn còn, nhưng hành tinh "thea" bị hủy diệt! Năng lượng sinh ra sau vụ nổ đã hút các thiên thạch lại gần đó. 1 số thiên thạch bị cuốn vào 1 vòng xoáy, chúng va đập vào nhau và tạo thành 1 hành tinh nhỏ. Hành tinh này bị lực hấp dẫn của Trái Đất làm cho quay thành 1 quỹ đạo, nhờ đó, hành tinh nhỏ đã gặp và hút các thiên thạch khác và tạo thành 1 hành tinh lớn hơn. Hành tinh này nguội dần và mặt trăng đã được hình thành!
Dịch giả: Sành Péo
 
P

pety_ngu

Mặt Trăng (tiếng Latin: Luna, ký hiệu: ☾) là vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái Đất và là vệ tinh tự nhiên lớn thứ năm trong Hệ Mặt Trời.
Khoảng cách trung bình tính từ tâm Trái Đất đến Mặt Trăng là 384.403 km, lớn khoảng 30 lần đường kính Trái Đất. Đường kính Mặt Trăng là 3,474 km[1], tức hơn một phần tư đường kính Trái Đất. Khối lượng Mặt Trăng khoảng bằng 2% khối lượng Trái Đất và lực hấp dẫn tại bề mặt Mặt Trăng bằng 17% lực hấp dẫn trên bề mặt Trái Đất. Mặt Trăng quay một vòng quanh Trái Đất với chu kỳ quỹ đạo 27,32 ngày, và các biến đổi định kỳ trong hình học của hệ Trái Đất-Mặt Trăng–Mặt Trời là nguyên nhân gây ra các pha Mặt Trăng, lặp lại sau mỗi chu kỳ giao hội 29,53 ngày.
Mặt Trăng là thiên thể duy nhất ngoài Trái Đất mà con người đã đặt chân tới. Năm 1959 là năm mang tính lịch sử đối với công cuộc khám phá Mặt Trăng, mở đầu bằng chuyến bay của vệ tinh nhân tạo Luna 1 của Liên bang Xô viết đến phạm vi của Mặt Trăng, tiếp đó Luna 2 rơi xuống bề mặt của Mặt Trăng và Luna 3 lần đầu tiên cung cấp ảnh mặt sau của Mặt Trăng. Năm 1966[1], Luna 9 trở thành tàu vũ trụ đầu tiên hạ cánh thành công và Luna 10 là tàu vũ trụ không người lái đầu tiên bay quanh Mặt Trăng. Hiện nay, các miệng hố đen ở vùng cực Nam của Mặt Trăng là nơi lạnh nhất trong hệ Mặt Trời.[2]
Cho đến nay, Chương trình Apollo của Hoa Kỳ đã thực hiện được những cuộc đổ bộ duy nhất của con người xuống Mặt Trăng, tổng cộng gồm sáu lần hạ cánh trong giai đoạn từ 1969 tới 1972. Năm 1969, Neil ArmstrongBuzz Aldrin là những người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng trong chuyến bay Apollo 11. Việc thám hiểm Mặt Trăng của loài người đã ngừng lại với sự chấm dứt của chương trình Apollo[cần dẫn nguồn], dù nhiều quốc gia đã thông báo các kế hoạch đưa người hay tàu vũ trụ robot tới Mặt Trăng.
 
Top Bottom