[Vật lý 9]HỌc Sinh Giỏi!!

H

huutu8aylht

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài1: Một bình thông nhau có 3 nhánh đựng nước; người ta đổ vào nhánh 1 cột thuỷ ngân có độ cao h( có tấm màng rất mỏng ngăn ko cho thuỷ ngân chìm vào nước) và đổ vào nhánh 2 cột dầu có độ cao bằng 2,5h
a/ Mực chất lỏng trong nhánh nào cao nhất? Thấp nhất giải thích?
b/ tính độ chênh lệch ( tính từ mặt thoáng ) cua r mực chất lỏng ở mỗi nhánh theo h
c/ Cho dHg=136000N/M2 ; d dầu= 8000N/m2 ; h=8 tính độ chênh lệch mực nước ở nhánh 2 và nhánh 3.
Bài2: Một cục nước đá có khối lượng 200g ở nhiệt độ -10 độC:
a/ Để cục nước đá chuyển hoàn toàn sang thể hơi ở 100 độC thf cần một nhiệt lượng là bao nhiêu kilojun? Cho nhiệt dung riêng của nước và nước đá là C1=4200J/kg.K; C2=1800J/kg.K.Nhiệt nóng chảy của nước đá là 3,4.10^5J/kg; nhiệt hoá hơi của nước là L=2,3.10^6J/kg.
b/ Nếu bỏ cục nước đá trên vào ca nhôm đựng nước ở 20 độC thì khi có cân bằng nhiệt , người ta thấy có 50g nứoc đá sót lại chưa tan hết.Tính khối lượng nước đựng trong ca nhôm lúc đầubiết ca nhôm có khối lượng 100g và nhiệt dung riêng của nhôm là C3= 880J/kg.K( trong cả 2 câu đều bỏ qua sự mất nhiệt với môi trường bên ngoài)
Bài3: Cho 3 diện trở có giá trị như nhau bằng Ro được mắc với nhau theo những cách khác nhau và lần lượt nối vào một nguồn điện không đổi xác định luôn mắc nối tiếp với một điện trở r. Khi 3 điện trở trên mắc nối tiếp thì cường độ dòng điện qua mỗi điện trở =0,2A, khi 3 điện trở trên mắc song song thì cường độ dòng điện qua mỗi điện trở cũng bằng 0,2A
a/ Xác định cường độ dòng điện qua mỗi điện trở Ro trong những trường hợp còn lại.
b/ Trong các cách mắc trên cách mắc nào tiêu thụ điện năng ít nhất?nhiều nhất?
c/ Cần ít nhất bao nhiêu điện trở Ro và mắc chúng như thế nào vào nguồn điện ko đổi có điện trở r nói trên để cường độ dòng điện qua mỗi điện trở Ro đều bằng 0,1A?
 
P

pety_ngu

Bài2: Một cục nước đá có khối lượng 200g ở nhiệt độ -10 độC:
a/ Để cục nước đá chuyển hoàn toàn sang thể hơi ở 100 độC thf cần một nhiệt lượng là bao nhiêu kilojun? Cho nhiệt dung riêng của nước và nước đá là C1=4200J/kg.K; C2=1800J/kg.K.Nhiệt nóng chảy của nước đá là 3,4.10^5J/kg; nhiệt hoá hơi của nước là L=2,3.10^6J/kg.
để cục nước đá trên chuyển hoàn toàn sang thẻ hơi thì cần cùn cấp một nhiệt lượng là
[TEX]Q = m c_2 (0- t_1) + m \lambda + m c_1 (t_2 -0) + mL[/TEX]
\Leftrightarrow[TEX]Q= 0,2 * 1800 (0--10 ) + 0,2 * 3,4*10^5 + 0,2 * 4200(100-0) +0,2 * 2,6*10^6[/TEX]
\RightarrowQ=615600 J
 
P

physics123

Bạn ơi, đây là cách giải bài 1 của mình, ko biết có đúng không.
a, Vì áp suất chất lỏng phụ thuộc vào độ cao và trọng lượng riêng của chất lỏng hơn nữa trong bình thông nhau áp suất chất lỏng gây ra ở các nhánh luôn bằng nhau mặt khác ta có
[TEX]{d}_{Hg}=136000 N/{m}^{2}>{d}_{{H}_{2}O}=10000 N/{m}_{2}>{d}_{dầu}=8000N/{m}^{2} [/TEX] nên [TEX]{h}_{Hg}<{h}_{{H}_{2}O}<{h}_{dầu}[/TEX]
b,Xét tại các điểm M , N , E trong hình vẽ, ta có :
[TEX]{P}_{M}=h.{d}_{1}[/TEX]
[TEX]{P}_{N}=2,5h.{d}_{2}+h'.{d}_{3}[/TEX]
[TEX]{P}_{E}=h".{d}_{3}[/TEX]
Trong đó, [TEX]{d}_{1}, {d}_{2}, {d}_{3}[/TEX] lần lượt là trọng lượng riêng của Hg, dầu và [TEX]{H}_{2}O[/TEX]
Ta có: [TEX]{P}_{M}={P}_{N}\Leftrightarrow h'=(h.{d}_{1}-2,5h.{d}_{2}):{d}_{3}\Rightarrow {h}_{1,2}=(2,5h+h')-h=2,5h+\frac{h.{d}_{1}-2,5h.{d}_{2}-h.{d}_{3}}{{d}_{3}}[/TEX]
Và [TEX]{h}_{2,3}=2,5(h+h')-h"=2,5h+\frac{h.{d}_{1}-2,5h.{d}_{2}-h.{d}_{1}}{{d}_{3}}[/TEX]
c, Bạn cứ thay số vào các công thức ở câu b là tính đc thôi nhé.
Còn đây là hình của bài nè bạn:
picture.php
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom