P
pety_ngu
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
đề thi vào lớp 10 hcm
ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 CHUYÊN TPHCM NĂM 2011-2012
Bài 1: Cho mạch điện có {[R1 nt R3] // R2} nt R4
R1 = 3, R2 = R4 = 12. Một nguồn có hiệu điện thế U = 18V không đổi được nối vào hai đầu A,B của một mạch điện.
a) Biết R3 = 3, tìm cđdđ qua R3
b) Biết cđdđ qua R3 là I3 = 0.5A. Tìm R3.
Bài 2:
Cho mạch điện gồm điện trở R1 mắc nt với biến trở R2. Mạch được nối với một nguồn điện có hđt U ko đổi. Biết khi R2 có giá trị 2 hoặc 8 thì công suất tiêu thụ của R2 là như nhau và bằng 8W
a) Tìm R1.
b) Tìm R2 để công suất tiêu thụ của R2 là lớn nhất và tính công suất lớn nhất này.
Bài 3:
Một thấu kính có tiêu cự là 20cm. Một vật sáng AB có dạng mũi tên đc đặt trước thấu kính, vuông góc với trục chính, điểm A nằm trên trục chính của thấu kính. Một màn ảnh đặt vuông góc với trục chính sau thấu kính. Cho biết ảnh A'B' của AB hiện rõ trên màn và cao 4cm. Sau đó dời vật ra xa thấu kính thêm 40 cm. Khi này ảnh trên màn cao 8cm.
a) Hãy cho biết thấu kính là thấu kính hội tụ hay phân kì và giải thích tại sao.
b) Vẽ hình mô tả sự tạo ảnh trên màn của vật AB qua thấu kính. Sử dụng phép vẽ và các phép tính hình học, tìm độ cao của vật AB và khoảng cách từ vật đến thấu kính trước khi di chuyển.
Bài 4:
Một bình nhiệt lượng kế có khối lượng M0, nhiệt dung riêng c0, nhiệt dộ ban đầu t0 = 29oC. Người ta đổ vào bình một lượng nước có khối lượng M1 = M0, nhiệt độ t1 = 49oC. Nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K. Nhiệt độ của hệ thống khi cân bằng là t=39oC. Cho rằng ko có sự trao đổi nhiệt của hệ thống với môi trường xung quanh.
a) Tìm c0
b) Người ta tiếp tục bỏ vào bình nhiệt lượng kế một khối kim loại có khối lượng M=M1 đã đc nung nóng đến nhiệt độ t2 = 100oC. Khối kim loại là một hợp kim gồm hai kim loại là sắt và đồng, nhiệt dung riêng của đồng là c2 = 400 J/Kg.K, của sắt là c3 = 500 J/Kg.K. Nhiệt độ của hệ thống khi cân bằng là t'=44.6oC. Tìm tỉ số khối lượng của đồng và sắt trong khối kim loại.
Bài 5:
Hai vận động viên xe đạp tập luyện chạy vòng quanh công viên. Họ khởi hành cùng lúc tại cùng 1 nơi và chuyển động cùng chiều nhau với các vận tốc lần lượt là v1, v2 ko đổi (v1 < v2). Chu vi của công viên là l = 900m. Sau thời gian chuyễn động t = 10 phút thì vận động viên thứ hai vượt qua vận động viên thứ nhất lần đầu tiên. Nơi hai ng gặp nhau lần đầu tiên cũng ở đúng ngay tại vị trí khởi hành. Cho 6 < v1 < 9 (m/s)
a) Tính v1, v2 và cho biết khi gặp lại nhau lần đầu tiên, mỗi vận động viên đã chạy đc bao nhiêu vòng quanh công viên?
b) Nếu hai người khởi hành cùng lúc tại cùng một nơi nhưng chuyển động ngược chiều nhau cũng với các vận tốc v1, v2 như trên thì sau khi khởi hành một khoảng thời gian ngắn nhất là bao nhiêu, hai ng gặp nhau ở đúng tại nơi khởi hành?
ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 CHUYÊN TPHCM NĂM 2011-2012
Bài 1: Cho mạch điện có {[R1 nt R3] // R2} nt R4
R1 = 3, R2 = R4 = 12. Một nguồn có hiệu điện thế U = 18V không đổi được nối vào hai đầu A,B của một mạch điện.
a) Biết R3 = 3, tìm cđdđ qua R3
b) Biết cđdđ qua R3 là I3 = 0.5A. Tìm R3.
Bài 2:
Cho mạch điện gồm điện trở R1 mắc nt với biến trở R2. Mạch được nối với một nguồn điện có hđt U ko đổi. Biết khi R2 có giá trị 2 hoặc 8 thì công suất tiêu thụ của R2 là như nhau và bằng 8W
a) Tìm R1.
b) Tìm R2 để công suất tiêu thụ của R2 là lớn nhất và tính công suất lớn nhất này.
Bài 3:
Một thấu kính có tiêu cự là 20cm. Một vật sáng AB có dạng mũi tên đc đặt trước thấu kính, vuông góc với trục chính, điểm A nằm trên trục chính của thấu kính. Một màn ảnh đặt vuông góc với trục chính sau thấu kính. Cho biết ảnh A'B' của AB hiện rõ trên màn và cao 4cm. Sau đó dời vật ra xa thấu kính thêm 40 cm. Khi này ảnh trên màn cao 8cm.
a) Hãy cho biết thấu kính là thấu kính hội tụ hay phân kì và giải thích tại sao.
b) Vẽ hình mô tả sự tạo ảnh trên màn của vật AB qua thấu kính. Sử dụng phép vẽ và các phép tính hình học, tìm độ cao của vật AB và khoảng cách từ vật đến thấu kính trước khi di chuyển.
Bài 4:
Một bình nhiệt lượng kế có khối lượng M0, nhiệt dung riêng c0, nhiệt dộ ban đầu t0 = 29oC. Người ta đổ vào bình một lượng nước có khối lượng M1 = M0, nhiệt độ t1 = 49oC. Nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K. Nhiệt độ của hệ thống khi cân bằng là t=39oC. Cho rằng ko có sự trao đổi nhiệt của hệ thống với môi trường xung quanh.
a) Tìm c0
b) Người ta tiếp tục bỏ vào bình nhiệt lượng kế một khối kim loại có khối lượng M=M1 đã đc nung nóng đến nhiệt độ t2 = 100oC. Khối kim loại là một hợp kim gồm hai kim loại là sắt và đồng, nhiệt dung riêng của đồng là c2 = 400 J/Kg.K, của sắt là c3 = 500 J/Kg.K. Nhiệt độ của hệ thống khi cân bằng là t'=44.6oC. Tìm tỉ số khối lượng của đồng và sắt trong khối kim loại.
Bài 5:
Hai vận động viên xe đạp tập luyện chạy vòng quanh công viên. Họ khởi hành cùng lúc tại cùng 1 nơi và chuyển động cùng chiều nhau với các vận tốc lần lượt là v1, v2 ko đổi (v1 < v2). Chu vi của công viên là l = 900m. Sau thời gian chuyễn động t = 10 phút thì vận động viên thứ hai vượt qua vận động viên thứ nhất lần đầu tiên. Nơi hai ng gặp nhau lần đầu tiên cũng ở đúng ngay tại vị trí khởi hành. Cho 6 < v1 < 9 (m/s)
a) Tính v1, v2 và cho biết khi gặp lại nhau lần đầu tiên, mỗi vận động viên đã chạy đc bao nhiêu vòng quanh công viên?
b) Nếu hai người khởi hành cùng lúc tại cùng một nơi nhưng chuyển động ngược chiều nhau cũng với các vận tốc v1, v2 như trên thì sau khi khởi hành một khoảng thời gian ngắn nhất là bao nhiêu, hai ng gặp nhau ở đúng tại nơi khởi hành?