[Vật lý 9] Đề thi học sinh giỏi vật lý tỉnh Đăk Lăk 2012

B

burningdemon

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Sáng mới thi xong... up cho anh em cái đề làm thử :D
1332241447885509583_574_574.jpg

Bài 1:
Một ô tô đang chuyển động trên đường thẳng AC theo hướng từ A đi về phía C với vận tốc v1 = 10m/s, một người đứng tại B cách mép đường một khoảng h = BH = 50m. Khi khoảng cách giữa người và ô tô là AB = a = 200m thì người đó bắt đầu chạy ra đón ô tô (coi ô tô và người chuyển động thẳng đều).
1)Nếu người chạy từ B đến H, hỏi phải chạy với vận tốc v2 bằng bao nhiêu để kịp đón ô tô? (hình 1)
2)Tìm vận tốc tối thiểu và hướng chạy của người để đón được ô tô.
Mô tả hình vẽ cho ai nhìn không rõ: tam giác ABH vuông tại H, C nằm khác phía với A qua H.
Bài 2:
Thả một miếng đồng có khối lượng m1 ở nhiệt độ t1=962 độ vào một nhiệt lượng kế chứa m2 = 0,28kg nước ở t2=20 độ. Nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt lên tới t = 80 độ. Cho nhiệt dung riêng, khối lượng riêng của đồng và nước lần lượt và C1=400(kg.K), D1=8900 kg/m3; C2=4200J/(kg.K), D2=1000kg/m3; nhiệt độ hóa hơi và nhiệt độ sôi của nước lần lượt là L=2440720 J/kg, nhiệt độ sôi: 100 độ. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường.
1)Xác định khối lượng đồng m1.
2)Sau đó thả thêm một miếng đồng có khối lượng m3=0,356kh cũng ở nhiệt độ t1=962 độ vào nhiệt lượng kế trên. Xác định độ dâng lên của nước trong nheiẹt lượng kế so với lúc chưa thả miếng đồng m3 vào sau khi lập lại cân bằng nhiệt trong nhiệt lượng kế.
Bài 3:
Cho mạch điện như hình 2. Điện trở R = 5,25. đèn Đ ghi 3v-3W. Biến trở MN là đoạn dây đồng chất, tiết diện đều, có điện trở là Rmn=20. Vôn kế có điện trở rất lớn, ampe kế và dây nối có điện trở không đáng kể, bỏ qua sự phụ thuộc của điện trở vào nhiệt độ. Đặt vào hai đầu AB một hiệu điện thế không đổi Uab=12V.
1)Xác định vị trí của con chạy C để đèn sáng bình thường, lúc đó số chỉ của ampe kế và vôn kế là bao nhiêu?
2)Cho con chạy C của biến trở di chuyển, xác định giá trị lớn nhất mà vôn kế đo được.
Bài 4:
Một vật nhỏ có dạng một đoạn thẳng AB đặt vuông góc với trục chính (A ở trên trục chính) của một thấu kính hội tụ và nằm ngoài khoảng tiêu cự của thấu kính. Gọi d là khoảng cách từ vật đến thấy kính, d' là khoảng cách từ ảnh A'B' đến thấu kính, f là tiêu cự của thấu kính.
1)Hãy vẽ ảnh của vật AB qua thấu kính và chứng minh công thức: 1/f = 1/d + 1/d'. Cho f=20cm, ảnh A'B' là ảnh thật lớn hơn vật và cách vật 90cm. Tìm vị trí của vật và ảnh.
2)Giữ thấu kính cố định, dịch chuyển vật ra xa thấu kính (theo phương trục chính) thì ảnh di chuyển như thế nào? Khi vật ở rất xa thì ảnh ở đâu? Vẽ ảnh trong trường hợp này.
Bài 5:
Trong phòng thí nhiệm có một số điện trở giống nhau, mỗi điện trở có giá trị 2 ohm. Hãy thiết kế mạch điện với số điện trở ít nhất để có điện trở tương đương là 1,25 ohm.
.
.
Kết quả của mình, mọi người làm xong so sánh xem :D:
Bài 1:
1) 2,58 m/s
2)2,5 m/s. Hướng chạy lệch so với BH một góc 1 độ.
Bài 2:
1) m1=0,2 kg
2) lượng nước không đổi.
Bài 3:
1) có 2 vị trí, tỉ lệ 1/4 hoặc 3/4. Sổ chỉ thì không nhớ rõ :D
2)9,283 V
Bài 4:
1) d = 30cm, d' = 60cm
2) Ảnh di chuyển lại gần thấu kính. Khi vật ở rất xa, khoảng cách từ ảnh tới thấu kính gần bằng tiêu cự.
Bài 5:
( ( (R nt R) // R ) nt R ) // R
.
.
p/s: có ai ở Đăk Lăk không? ^^~
 
Last edited by a moderator:
N

nvietsang

mình cũng mới thi hồi sáng đây. bài 1 câu 2 đó, mình hok làm đc, bạn có thể giải chi tiết hok? Với lại câu vẽ ảnh khi vật rất xa TK mình hok bik vẽ...heixa, pùn quá.
 
A

angelanddemon_1997

em mạn phép chém bài thấu kính. câu a thì quá đơn giản, từ hình vẽ suy ra. còn câu b thì khi vật chạy ra xa, tớ nghĩ nên xét làm mấy trường hợp. thứ nhất là khi f<d<2f thì thế nào, từ d=2f trở đi thì thế nào. khi vật ở rất xa cho ảnh ở tiêu điểm
 
H

huutrang93

Sáng mới thi xong... up cho anh em cái đề làm thử :D
1332241447885509583_574_574.jpg

Bài 1:
Một ô tô đang chuyển động trên đường thẳng AC theo hướng từ A đi về phía C với vận tốc v1 = 10m/s, một người đứng tại B cách mép đường một khoảng h = BH = 50m. Khi khoảng cách giữa người và ô tô là AB = a = 200m thì người đó bắt đầu chạy ra đón ô tô (coi ô tô và người chuyển động thẳng đều).
1)Nếu người chạy từ B đến H, hỏi phải chạy với vận tốc v2 bằng bao nhiêu để kịp đón ô tô? (hình 1)
2)Tìm vận tốc tối thiểu và hướng chạy của người để đón được ô tô.
Mô tả hình vẽ cho ai nhìn không rõ: tam giác ABH vuông tại H, C nằm khác phía với A qua H.
Bài 2:
Thả một miếng đồng có khối lượng m1 ở nhiệt độ t1=962 độ vào một nhiệt lượng kế chứa m2 = 0,28kg nước ở t2=20 độ. Nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt lên tới t = 80 độ. Cho nhiệt dung riêng, khối lượng riêng của đồng và nước lần lượt và C1=400(kg.K), D1=8900 kg/m3; C2=4200J/(kg.K), D2=1000kg/m3; nhiệt độ hóa hơi và nhiệt độ sôi của nước lần lượt là L=2440720 J/kg, nhiệt độ sôi: 100 độ. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường.
1)Xác định khối lượng đồng m1.
2)Sau đó thả thêm một miếng đồng có khối lượng m3=0,356kh cũng ở nhiệt độ t1=962 độ vào nhiệt lượng kế trên. Xác định độ dâng lên của nước trong nheiẹt lượng kế so với lúc chưa thả miếng đồng m3 vào sau khi lập lại cân bằng nhiệt trong nhiệt lượng kế.
Bài 3:
Cho mạch điện như hình 2. Điện trở R = 5,25. đèn Đ ghi 3v-3W. Biến trở MN là đoạn dây đồng chất, tiết diện đều, có điện trở là Rmn=20. Vôn kế có điện trở rất lớn, ampe kế và dây nối có điện trở không đáng kể, bỏ qua sự phụ thuộc của điện trở vào nhiệt độ. Đặt vào hai đầu AB một hiệu điện thế không đổi Uab=12V.
1)Xác định vị trí của con chạy C để đèn sáng bình thường, lúc đó số chỉ của ampe kế và vôn kế là bao nhiêu?
2)Cho con chạy C của biến trở di chuyển, xác định giá trị lớn nhất mà vôn kế đo được.
Bài 4:
Một vật nhỏ có dạng một đoạn thẳng AB đặt vuông góc với trục chính (A ở trên trục chính) của một thấu kính hội tụ và nằm ngoài khoảng tiêu cự của thấu kính. Gọi d là khoảng cách từ vật đến thấy kính, d' là khoảng cách từ ảnh A'B' đến thấu kính, f là tiêu cự của thấu kính.
1)Hãy vẽ ảnh của vật AB qua thấu kính và chứng minh công thức: 1/f = 1/d + 1/d'. Cho f=20cm, ảnh A'B' là ảnh thật lớn hơn vật và cách vật 90cm. Tìm vị trí của vật và ảnh.
2)Giữ thấu kính cố định, dịch chuyển vật ra xa thấu kính (theo phương trục chính) thì ảnh di chuyển như thế nào? Khi vật ở rất xa thì ảnh ở đâu? Vẽ ảnh trong trường hợp này.
Bài 5:
Trong phòng thí nhiệm có một số điện trở giống nhau, mỗi điện trở có giá trị 2 ohm. Hãy thiết kế mạch điện với số điện trở ít nhất để có điện trở tương đương là 1,25 ohm.
.
.
Kết quả của mình, mọi người làm xong so sánh xem :D:
Bài 1:
1) 2,58 m/s
2)2,5 m/s. Hướng chạy lệch so với BH một góc 1 độ.
Bài 2:
1) m1=0,2 kg
2) lượng nước không đổi.
Bài 3:
1) có 2 vị trí, tỉ lệ 1/4 hoặc 3/4. Sổ chỉ thì không nhớ rõ :D
2)9,283 V
Bài 4:
1) d = 30cm, d' = 60cm
2) Ảnh di chuyển lại gần thấu kính. Khi vật ở rất xa, khoảng cách từ ảnh tới thấu kính gần bằng tiêu cự.
Bài 5:
( ( (R nt R) // R ) nt R ) // R
.
.
p/s: có ai ở Đăk Lăk không? ^^~

Bài 1 là bài 1.3 sách Bài tập vật lí đại cương - tập 1 của thầy Lương Duyên Bình chủ biên

Bạn giải sai góc ở câu b rồi, góc đúng phải là 14 độ 28 phút
 
Last edited by a moderator:
N

nvietsang

cái bài 3 ấy, mình ra là Rmc=5 ohm và Rnc=15 ohm và ngược lại vì 2 cái phần điện trở đó có vai trò như nhau trong mạch. Còn bài quang ý, mình hok có xét thành nhiều trường hợp vậy. Mình chỉ làm là tia tới song song vs trục chính là ko đổi, dựa vào tia tới qua quang tâm sẽ cho ảnh nhỏ hơn và gần TK hơn. Còn cái vẽ ảnh khi vật ở rất xa mình hok bik vẽ. Có ai vẽ đc hok chỉ mình với. Bài 1 câu 2 nữa, có ai làm chi tiết giúp hok?
 
Y

yumii

cái bài 3 ấy, mình ra là Rmc=5 ohm và Rnc=15 ohm và ngược lại vì 2 cái phần điện trở đó có vai trò như nhau trong mạch. Còn bài quang ý, mình hok có xét thành nhiều trường hợp vậy. Mình chỉ làm là tia tới song song vs trục chính là ko đổi, dựa vào tia tới qua quang tâm sẽ cho ảnh nhỏ hơn và gần TK hơn. Còn cái vẽ ảnh khi vật ở rất xa mình hok bik vẽ. Có ai vẽ đc hok chỉ mình với. Bài 1 câu 2 nữa, có ai làm chi tiết giúp hok?

Tớ ko chắc nhưng tớ nghĩ ý b bài 1 đó dùng địng lí hàm sin để giải! Nhưng kq ko như 2 bạn trên nói! Cũng thắc mắc!:|
 
H

huutrang93

Cho xin 1 chút lời giải thích dk ko bạn!
________________________________

Gọi M là điểm gặp nhau, để người chắc chắn bắt kịp xe thì

[TEX]\frac{BM}{v_2} \leq \frac{AM}{v_1}[/TEX]

Áp dụng định lí hàm số sin cho tam giác ABM

[TEX]\frac{sin BAM}{sin ABM}=\frac{BM}{AM}[/TEX]

[TEX]\Rightarrow v_2 \geq \frac{BM}{AM}v_1 = \frac{sin BAM}{sin ABM}v_1 \geq v_1.sin BAM = v_2.\frac{BH}{AH}=2,5 (m/s)[/TEX]

Khi đó, góc ABM=90 độ nên góc HBM = góc BAH , mà góc BAH tính được là 14 dộ 28 phút (do sin góc BAM = 0,25) nên góc HBM = 14 độ 28 phút
 
H

huutrang93

cái bài 3 ấy, mình ra là Rmc=5 ohm và Rnc=15 ohm và ngược lại vì 2 cái phần điện trở đó có vai trò như nhau trong mạch. Còn bài quang ý, mình hok có xét thành nhiều trường hợp vậy. Mình chỉ làm là tia tới song song vs trục chính là ko đổi, dựa vào tia tới qua quang tâm sẽ cho ảnh nhỏ hơn và gần TK hơn. Còn cái vẽ ảnh khi vật ở rất xa mình hok bik vẽ. Có ai vẽ đc hok chỉ mình với. Bài 1 câu 2 nữa, có ai làm chi tiết giúp hok?

Bài 3 câu b)

Dựa vào công thức thấu kính, dễ thấy ảnh thật nằm trùng với tiêu cự

Đối với vật ở rất xa, các bạn chú ý 1 điểm: mọi tia sáng xuất phát từ 1 điểm đều song song nhau, nên ảnh của vật là 1 chấm nhỏ tại tiêu điểm
 
N

nvietsang

cái hàm sin này hình như mình phải chứng minh dài hơn chớ toán THCS lớp 9 chưa thấy áp dụng, em thấy toán đâu có nói tới hàm sin, toán nâng cao thì em ko có bik. Có cách nào khác ko ạ?
 
Y

yumii

cái hàm sin này hình như mình phải chứng minh dài hơn chớ toán THCS lớp 9 chưa thấy áp dụng, em thấy toán đâu có nói tới hàm sin, toán nâng cao thì em ko có bik. Có cách nào khác ko ạ?

Tớ cũng chỉ dk biết mỗi cách này thôi!
Tớ cũng chưa dk học định lí hàm sin nhưng thầy giáo chỉ cho cái công thức để áp dụng vào thôi! Định lí hàm sin áp dụng với 1 tam giác bất kì chú ko cần phải vuông!
Có công thức là [TEX]\frac{a}{Sin A}=\frac{b}{Sin B}=\frac{c}{SinC}[/TEX]
:D Áp dụng nó vào là dk! Tớ bik có vậy thôi
 
Last edited by a moderator:
B

burningdemon

Câu 1 ý 2, mình dùng định lý pytago trong hình học và biệt thức delta trong công thức nghiệm của phương trình bậc 2 để giải. Hàm sin gì đấy hình như ở cấp 2 chưa được nhắc tới?
Còn hướng chạy làm sai mất rồi :))
 
B

burningdemon

Gọi M là điểm gặp nhau của người đi bộ và ô tô.
v là vận tốc tối thiểu của người đi bộ, t là thời gian đi.
Áp dụng định lý pytago, ta có:
[TEX]AH=\sqrt{200^2-50^2}=50\sqrt{15}[/TEX]
[TEX] HM=\sqrt{(vt)^2-50^2}[/TEX]
[TEX]AM=AH+HM[/TEX]
[TEX]10t=50\sqrt{15}+\sqrt{(vt)^2-50^2}[/TEX]
Biến đổi biểu thức trên, ta được:
[TEX]t^2.(100-v^2)-1000\sqrt{15}t+40000=0[/TEX]
[TEX] \large\Delta=15000000-4.(100-v^2).40000[/TEX]
Để phương trình có nghiệm thì [TEX]\large\Delta\geq0[/TEX]
[TEX]\Rightarrow15000000-4.(100-v^2).40000\geq0[/TEX]
[TEX]\Rightarrow v\geq2,5[/TEX]
Vậy giá trị nhỏ nhất của v là 2,5
Đây là cách giải của mình :D
..................................................................
 
Last edited by a moderator:
T

thuyduong8a

Đê của các cậu nhìn chung cũng tương đối, vì có cả bài có mạch điện
Đề vật lý BẮc Ninh toàn chữ, lại khó
 
C

conan193

làm thử đề Bình Định ko ^^!

Hai bến song A và B dọc theo một con sống, cách nhau 9km có 2 ca nô xuất phát cùng lúc và chuyển động thẳng dọc theo phương AB, ngược chiều với nhau, với cùng một tốc độ so với nước đứng yên là V. Khi 2 ca nô gặp nhau, trao cho nhau một thông tin ngắn với thời lượng không đáng kể, rồi lập tức quay trở lại bến xuất phát ban đầu, thì tổng thời gian cả đi và về của ca nô này nhiều hơn ca nô kia là 1,5 giờ. Còn nếu tốc độ so với nước đứng yên của ca nô là 2V, thì tổng thời gian cả đi và về của 2 ca nô kém nhau 18 phút. Hãy xác định vận tốc V của ca nô và tốc độ u của dòng nước?

tớ đang lẫn vẫn làm lại vì cái nghiệm cứ ra -4 mà không phải 4, mặc dù pt bậc 1 :-<

 
Last edited by a moderator:
Y

yumii

làm thử đề Bình Định ko ^^!

Hai bến song A và B dọc theo một con sống, cách nhau 9km có 2 ca nô xuất phát cùng lúc và chuyển động thẳng dọc theo phương AB, ngược chiều với nhau, với cùng một tốc độ so với nước đứng yên là V. Khi 2 ca nô gặp nhau, trao cho nhau một thông tin ngắn với thời lượng không đáng kể, rồi lập tức quay trở lại bến xuất phát ban đầu, thì tổng thời gian cả đi và về của ca nô này nhiều hơn ca nô kia là 1,5 giờ. Còn nếu tốc độ so với nước đứng yên của ca nô là 2V, thì tổng thời gian cả đi và về của 2 ca nô kém nhau 18 phút. Hãy xác định vận tốc V của ca nô và tốc độ u của dòng nước?

tớ đang lẫn vẫn làm lại vì cái nghiệm cứ ra -4 mà không phải 4, mặc dù pt bậc 1 :-<

Bài này tớ ra kq là 8 cơ!:) KO bik đúng hay sai nhưng tớ cứ trình bày đã nhé!
Gọi u: Vận tốc dòng nước
Gọi v: Vận tốc ca nô.
Gọi nơi gặp nhau của 2 ca nô là C( C nằm giữa A và B nhé)
Thời gian ca nô 1 đi từ A->C là :T1=[TEX]\frac{S1}{V+u}[/TEX]
Thời gian cano 2 đi từ B->C là: T2=[TEX]\frac{S2}{V-u}[/TEX]
Vì T1=T2 nên [TEX]\frac{S1}{V+u}[/TEX]=[TEX]\frac{S2}{V-u}[/TEX]
Lại có thời gian a nô 1 đi về từ C->A là: T3=[TEX]\frac{S1}{V-u}[/TEX]
Thời gian ca nô 2 đi về từ C->B là: T4=[TEX]\frac{S2}{V+u}[/TEX]
Vậy từ trên ta tính được tổng thời gian ca nô 1 cả đi và tổng thời gian của ca nô 2 nữa
Rồi ta có PT
[TEX]\frac{S}{V+u}[/TEX]+1,5=[TEX]\frac{S}{V-u}[/TEX]
Ruif tiếp tục lập Pt tiếp với vaan tốc là 2V: Ta có Pt này:
[TEX]\frac{S}{2V+u}[/TEX]=0,3=[TEX]\frac{S}{2V-u}[/TEX]
Tới đây rùi thì bạn chỉ cân fgiair pt là ra kq thui! Mình giải ra dk u=4( Vận tốc dòng nước nhé) Và suy ra v=8( Vân tốc ca nô...):)
 
N

nghe_con

mình ra vân tốc u=6 ; v=24 . không biết có đúng không vì chỉ nháp vội thôi
 
S

soibacgl

bài 1 ý 2 cách này cho dễ hiểu
Gọi M là nơi mà ô tô gặp người
BM=Vngười.t
AM=10.t
=> Vngười = 10.(BM/AM)
V người bé nhất khi BM/AM bé nhất
kẻ CH vuông góc AB dễ dàng chứng minh SinBAM/SinABM=BM/AM
lại có góc BAM không đổi, SinABM \leq1 đẳng thức xảy ra khi ABM =90
=>SinBAM/SinABM bé nhất khi ABM=90 độ
 
Last edited by a moderator:
S

soibacgl

2.5 là đáp án chính xác rồi đó. bài này làm theo đại số thì hơi cùi bởi vì bạn tính được V bé nhất nhưng làm sao tính được nó phải đi theo hướng nào???
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom