[vật lý 9]đề thi học sinh giỏi vật lý 9

L

lmessi

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 1: (4 điểm)
Một khối hộp trọng lượng P=1000N được đặt nằm ngang trong một hồ nước, mặt trên của khối hộp ngang với mặt nước. Khối hộp có chiều cao là h=0.6m, tiết diện là S=0.1m2. Trọng lượng riêng D=10000N/m3. Tác dụng lực F lên khối hộp theo phương thẳng đứng để di chuyển khối hộp thật chậm ra khỏi mặt nước.
a) Gọi quãng đường đi của khối hộp là x (0<= x<= h). Chứng minh rằng giá trị của F là một hàm bậc nhất theo x. Vẽ đồ thị biểu diễn sự biến đổi của F theo x.
b) Cho biết khi F là hàm bậc nhất của x thì giá trị trung bình của F là Ftb= (F1+F2)/2, F1 và F2 là các giá trị đầu cuối của F. Tìm công của lực kéo F khi di chuyển khối hộp ra khỏi mặt nước.
Bài 2: (4 diểm)
Có hai bình nước, bình I chứa m1= 3,6kg nước ở nhiệt độ t1=60 độ C, bình II chứa m2= 0,9 kg nước ở nhiệt độ t2= 20 độ C. Đầu tiên rót một lượng nước có khối lượng m từ bình I sang bình II. Sau đó khi nước trong mình II đã đạt được cân bằng nhiệt, người ta lại rót một lượng nước có khối lượng m từ bình II sang bình I. Nhiệt độ nước trong bình I khi cân bằng là t1=59 độ C.
a) Tìm nhiệt độ nước trong bình II
b) Sau dó người ta lại lặp lại thao tác như trên, tìm nhiệt độ sau cùng của nước trong mỗi bình.
Cho rằng nước không trao đổi nhiệt với môi trường bên ngoài.
Bài 3: (4 điểm)
Hai gương phẳng G1(AB) G2(CD) đặt song song đối diện nhau, mặt phản xạ quay và nhau. Khoảng cách giữa hai gương là h=AC=20cm, chiều dài mỗi gương là d=AB=CD=85 cm. Một bóng đèn nhỏ S đặt cách đều hai gương, ngang với mép A và C của hai gương. Một người đặt mắt tại O ở cách đều hai gương và cách S đoạn l=SO=100 cm.
a) Hãy vẽ và nêu cách vẽ đường đi của tia sáng từ S đến và phản xạ hai lần trên G1, một lần trên G2 rồi đến mắt. Tính chiều dài đường đi tia sáng này.
b) Người này nhìn vào gương sẽ thấy tối đa bao nhiêu ảnh của S trong hai gương đó.
Bài 4: (4 điểm)
Mạch điện gồm nguồn điện có hiệu điện thế không đổi U, vôn kế có điện trở Rv, Ampe kế có điện trở Ra và điện trở thuần R được mắc lần lượt như sau:
1. (R//Rv)ntRA, Ampe kế chỉ 10mA, vôn kế chỉ 2V
2. (R//RA)ntRv, Ampe kế chỉ 2.5mA
a) Lập biểu thức tính chỉ số của vôn kế trong trường hợp 1 theo U, RA, R.
b) Tìm giá trị điện trở thuần R
Bài 5: (4 điểm)
Trong cầu chì của một mạch điện, dây chì đường kính d1=0.3mm bị nóng chảy và đứt khi có dòng điện I1=1,8A đi qua, còn dây chì đường kính d2=0.6mm bị nóng chảy và đứt khi có dòng điện I2=5 A đi qua. Hỏi dòng điện trong mạch là bao nhiêu sẽ làm đứt cầu chì có hai loại dây chì trên mắc song song? Cho rằng các đoạn dây chì có cùng điện trở suất và chiều dài.


Bài 1: (4 điểm)
Một hợp kim A được tạo nên từ các kim loại đồng và bạc. Tỉ lệ khối lượng đồng và bạc trong hợp kim lần lượt là 80% và 20%.
a) Tìm khối lượng riêng của hợp kim A
b) Một hợp kim B được tạo nên từ kim loại vàng và hợp kim A nêu trên. Hợp kim B được dùng để chế tạo một chiếc vương miện. Chiếc vương miện hoàn toàn đặc. Chiếc vương miện có khối lượng là 75g và thể tích là 5cm3. Tìm khối lượng của vàng trong vương miện.
Khối lượng riêng của đồng là 8,9g/cm3, của bạc là 15,5g/cm3, của vàng là 19,3g/cm3
Bài 2: (4 điểm)
Người ta dùng bếp điện để đun nước trong một chiếc ấm. Công suất nhệt P do bếp cung cấp cho nước khi đun là không đổi. Nhiệt độ đầu của nước là 25 độ C. Thời gian từ lúc bắt đầu đun nước đến lúc nước sôi là t1=15ph. Khi nước bắt đầu sôithì người ta ngừng đun nước. Sau khi ngừng đun nước thì nhiệt độ của nước giảm còn 80 độ C.
Cho rằng khi đun nước và để nguội, nhiệt lượng q do nước tỏa ra môi trương trong một đơn vị thời gian là không đổi. Tìm hiệu suất của bếp khi đun nước.
Bài 3: (4 điểm)
Mạch điện AB gồm ba điện trở R1= 10ohm mắc nối tiếp với (R2= 30ohm song song với R3=60ohm). Hiệu điện thế giữa hai điểm A và B là U.
a) Tính theo U cường độ dòng điện qua mỗi điện trở
b) Tìm U để các điện trở không bị hư ( công suất tiêu thụ của mỗi điện trở không vượt quá 1,2W)
Bài 4: (4 điểm)
Một bóng đèn trên có ghi 6V-3W. Một biến trở có điện trở lớn nhất là RAB=30ohm, C là vị trí con chạy của biến trở, C có thể di chuyển từ A đến B. Đèn và biến trở được mắc vào một nguồn hiệu điện thế U=9V. Gọi điện trở của đoạn AC trên biến trở là x. Tìm các cách mắc đèn và biến trở vào nguồn điện để đèn sáng bình thường. Tìm x trong mỗi cách mắc và hiệu suất của nguồn trong mỗi cách mắc.
Bài 5: (4 điểm)
Chọn 1 trong 2 câu sau:
Câu 1: Một nguồn sáng có dạng đĩa hình tròn tâm O1, đường kính AB=d1=30cm. Một màn chắn M đặt song song với đĩa sáng và ở cách đĩa đoạn l=50cm. Một tấm bìa phản ánh sáng hình tròn tâm O2, đường kính CD=10cm. Tấm bìa đặt trong khoảng giữa đĩa sáng và màn, song song với đĩa và màn, ở cách màn đoạn b=10cm. Hai tâm O1 và O2 nằm trên đường thẳng vuông góc với màn. Trên màn ta thấy một vùng bóng tối hình tròn và một vùng bóng nửa tối viền xung quanh vùng bóng tối. Tìm đường kính của vùng bóng tối và đường kính vùng bóng nửa tối.
Câu 2: Một gương cầu lõm có tâm O. Gọi C là điểm ở giữa mặt gương. Delta (ở đây mình kí hiệu tạm là D) là một đường thẳng đi qua O và C, S là một điểm sáng ở trước gương và nằm trên đường D. Một tia sáng SI đến gương có tia phản xạ là IR.
a) Cho biết góc COI là alpha ( kí hiệu tạm là a) và tia IR song song với OC. Vẽ hình và tính (theo a) góc CSI
b) Cho biết SC= 2OC và góc COI là a. Vẽ hình và tính (theo a) góc CSI
[/FONT][/SIZE][/COLOR]

Bài 1:
Từ bến A dọc theo một bờ sông, một chiếc thuyền và một chiếc bè cùng bắt đầu chuyển động. Thuyền chuyển động ngược dòng còn bè được thả trôi theo dòng nước. Khi thuyền chuyển động được 30 phút đến vị trí B, thuyền quay lại và chuyển động xuôi dòng. Khi đến vị trí C, thuyền đuổi kịp chiếc bè. Cho biết vận tốc của thuyền đối với dòng nước là không đổi, vận tốc của dòng nước là v1.
a) Tìm thời gian từ lúc thuyền quay lại tại B cho đến lúc thuyền đuổi kịp bè.
b) Cho biết khoảng cách AC là 6 km. Tìm vận tốc v1 của dòng nước.

Bài 2:
Một bình nhiệt lượng kế, trong bình có chứa một lượng nước. Binh có khối lượng m' và nhiệt dung riêng c'. Nước có khối lượng m va nhiệt dung riêng c. Nhiệt độ của bình và nước trong bình là t=20 độ C. Đổ thêm vào bình một lượng nước có cùng khối lượng m ở nhiệt độ t'=60 độ C, nhiệt độ của bình khi cân bằng nhiệt là t1= 38 độ C. Hỏi nếu đổ thêm vào bình một lượng nước khối lượng m nữa ở 60 độ C thì nhiệt độ t2 khi cân bằng nhiệt là bao nhiêu? Bỏ qua sự hấp thụ nhiệt của môi trường xung quanh.

Bài 3:
Một thấu kính hội tụ L1 có tiêu cự là 20 cm. Vật sáng AB đặt trước thấu kính hội tụ L1, AB vuông góc với trục chính, A nằm trên trục chính và cách thấu kính 1 đoạn a. Ảnh của AB qua thấu kính là ảnh ảo A'B' ở cách thấu kính 1 đoạn b. Một thấu kính khác là thấu kính phân kì L2, khi vật AB đặt trước L2 đoạn b thì ảnh của AB qua thấu kính L2 là ảnh ảo A"B" ở cách thấu kính đoạn a.
a) Vẽ ảnh tạo bởi thấu kính trong 2 trường hợp trên.
b) Tìm tiêu cự của thấu kính phân kì L2.

Bài 4:
Một nguồn điện có hiệu điện thế U không đổi. Một điện trở thuần có giá trị R0 đã biết, một điện trở thuần có giá trị R chưa biết, một ampe kế có điện trở Ra chưa biết. Các dây nối có điện trở không đáng kể. Hãy nêu phương án đo R dựa trên các thiết bị, dụng cụ nêu trên.
Chú ý: không được mắc trực tiếp ampe kế vào 2 cực của nguồn điện vì sẽ làm hỏng ampe kế.

Bài 5:
2 bóng đèn dây tóc có cùng HĐT định mức U, có công suất định mức lần lượt là P1=18 W và P2=36 W.
a) Tìm tỉ số điện trở của 2 bóng đèn R2/R1.
b) Mắc 2 đèn nối tiếp nhau vào nguồn HĐT U bằng với HĐT định mức của mỗi đèn. Tính công suất tiêu thụ của mỗi bóng đèn lúc đó.
c) Dây tóc của 2 bóng đèn làm bằng 1 chất liệu. Đường kính tiết diện và độ dài của dây tóc đèn I là d1 và l1, của dây tóc đèn II là d2 và l2. Cho rằng khi đèn sáng đúng định mức, công suất nhiệt do đèn tỏa ra môi trường tỉ lệ thuận với diện tích xung quanh của dây tóc đèn. Tìm các tỉ số d2/d1 và l2/l1[/COLOR][/FONT][/SIZE][/COLOR]

Một ô tô đang chạy với vận tốc v1=54km/h thì lên dốc phải tăng lực kéo của động cơ lên gấp 3 lần, nhưng công suất của động cơ chỉ tăng tối đa 1,8 lần. Tính vận tốc tối đa của xe khi lên dốc.
Bài 2:(4đ)
Có 6 bóng đèn giống nhau mắc vào nguồn điện có hiệu điện thế UAB không đổi theo sơ đồ như hình vẽ (H1)
Công suất tiêu thụ mỗi bóng lúc này là 25(W).Nếu có một bóng bị cháy thì công suất mỗi bóng là bao nhiêu?
Bài 3:(4đ)
Dùng một bếp điện để đun sôi một ấm nước. Nếu hiệu điện thế hai đầu bếp U1=120V thì cần thời gian t1=10'. Nếu hiệu điện thế hai đầu bếp U2=100V thì cần thời gian t2=15'.Hỏi nếu hiệu điện thế hai đầu bếp U3=80V thì cần thời gian t3 là bao nhiêu?Biết nhiệt năng hao phí của bếp tỷ lệ thuận với thời gian đun
Bài 4:(5đ)
Một mạch điện được mắc như hình vẽ(H2).Biết nguồn có hiệu điện thế không đổi, R=1 ,R2= 2/3 , bỏ qua điện trở của các dây nối.
Khi khóa K mở hay đóng công suất tiêu thụ của đoạn mạch MN vẫn không đổi. Tính R1.
Bài 5:(4đ)
Vật sáng AB cao 1,5m đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính phân kỳ cho ảnh A'B' cao 0,5 cm, cách vật AB đoạn 12cm. Hãy nêu cách vẽ ảnh theo đúng tỷ lệ để xác định vị trí tiêu điểm F'. Từ hình vẽ hãy xác định tiêu cự của thấu kính.[/COLOR][/SIZE][/FONT]
;););););););););)[/COLOR]
Lần sau thì đừng dùng màu đỏ nữa nhé, bị phạt thẻ đấy, thứ hai nữa là bạn post hình lên đi, không có hình thì không giải được đâu
 
Last edited by a moderator:
B

baby_banggia34

Bài 2: (4 diểm)
Có hai bình nước, bình I chứa m1= 3,6kg nước ở nhiệt độ t1=60 độ C, bình II chứa m2= 0,9 kg nước ở nhiệt độ t2= 20 độ C. Đầu tiên rót một lượng nước có khối lượng m từ bình I sang bình II. Sau đó khi nước trong mình II đã đạt được cân bằng nhiệt, người ta lại rót một lượng nước có khối lượng m từ bình II sang bình I. Nhiệt độ nước trong bình I khi cân bằng là t1=59 độ C.
a) Tìm nhiệt độ nước trong bình II
b) Sau dó người ta lại lặp lại thao tác như trên, tìm nhiệt độ sau cùng của nước trong mỗi bình.
Cho rằng nước không trao đổi nhiệt với môi trường bên ngoài.

a,nhiệt lượng b1 toả ra sau 1 lần rót đi rót lại lượng nc m là
Q1=m1.c.(t1-59)=3,6.4200.1=15120(j)
nhiệt lượng b1 toả ra= nhiệt lượng b2 thu vào\RightarrowQ1=Q2=15120(J)
Mà: Q2=m2.c2.(59-t2)=15120(j)
\Rightarrow4200.0,9.59-4200.0,9.t2=15120(j)
\Rightarrow223020 - 3780.t2 = 15120(j)
\Rightarrowt2=55 độ C
b,gọi nhiệt độ cuối cùng ở mỗi bình là t(độ C)
nhiệt lượng nc b1 toả ra để hạ từ 60độ C xg t độ C là
Q1' = 3,6 .c.(60-t)=(216-3,6t).c
nlượng b2 thu vào để tăng từ 20độ C lên t độ C là
Q2'=0,9.c.(t-20)=(0,9t-18).c
PTCBNhiệt \RightarrowQ1'=Q2'
\Rightarrow216-3,6t = 0,9t-18
\Rightarrow t=52 độ C
 
M

manhphuoc95

đề thi

mình có 1 số đề bạn coi tham khảo thử nè
Đề 1: Bài 1: (4 điểm)
Một khối hộp trọng lượng P=1000N được đặt nằm ngang trong một hồ nước, mặt trên của khối hộp ngang với mặt nước. Khối hộp có chiều cao là h=0.6m, tiết diện là S=0.1m2. Trọng lượng riêng D=10000N/m3. Tác dụng lực F lên khối hộp theo phương thẳng đứng để di chuyển khối hộp thật chậm ra khỏi mặt nước.
a) Gọi quãng đường đi của khối hộp là x (0<= x<= h). Chứng minh rằng giá trị của F là một hàm bậc nhất theo x. Vẽ đồ thị biểu diễn sự biến đổi của F theo x.
b) Cho biết khi F là hàm bậc nhất của x thì giá trị trung bình của F là Ftb= (F1+F2)/2, F1 và F2 là các giá trị đầu cuối của F. Tìm công của lực kéo F khi di chuyển khối hộp ra khỏi mặt nước.
Bài 2: (4 diểm)
Có hai bình nước, bình I chứa m1= 3,6kg nước ở nhiệt độ t2=60 độ C, bình II chứa m2= 0,9 kg nước ở nhiệt độ t2= 20 độ C. Đầu tiên rót một lượng nước có khối lượng m từ bình I sang bình II. Sau đó khi nước trong mình II đã đạt được cân bằng nhiệt, người ta lại rót một lượng nước có khối lượng m từ bình II sang bình I. Nhiệt độ nước trong bình I khi cân bằng là t1=59 độ C.
a) Tìm nhiệt độ nước trong bình II
b) Sau dó người ta lại lặp lại thao tác như trên, tìm nhiệt độ sau cùng của nước trong mỗi bình.
Cho rằng nước không trao đổi nhiệt với môi trường bên ngoài.
Bài 3: (4 điểm)
Hai gương phẳng G1(AB),G2(CD) đặt song song đối diện nhau, mặt phản xạ quay và nhau. Khoảng cách giữa hai gương là h=AC=20cm, chiều dài mỗi gương là d=AB=CD=85 cm. Một bóng đèn nhỏ S đặt cách đều hai gương, ngang với mép A và C của hai gương. Một người đặt mắt tại O ở cách đều hai gương và cách S đoạn l=SO=100 cm.
a) Hãy vẽ và nêu cách vẽ đường đi của tia sáng từ S đến và phản xạ hai lần trên G1, một lần trên G2 rồi đến mắt. Tính chiều dài đường đi tia sáng này.
b) Người này nhìn vào gương sẽ thấy tối đa bao nhiêu ảnh của S trong hai gương đó.
Bài 4: (4 điểm)
Mạch điện gồm nguồn điện có hiệu điện thế không đổi U, vôn kế có điện trở Rv, Ampe kế có điện trở Ra và điện trở thuần R được mắc lần lượt như sau:
1. (R//Rv)ntRA, Ampe kế chỉ 10mA, vôn kế chỉ 2V
2. (R//RA)ntRv, Ampe kế chỉ 2.5mA
a) Lập biểu thức tính chỉ số của vôn kế trong trường hợp 1 theo U, RA, R.
b) Tìm giá trị điện trở thuần R
Bài 5: (4 điểm)
Trong cầu chì của một mạch điện, dây chì đường kính d1=0.3mm bị nóng chảy và đứt khi có dòng điện I1=1,8A đi qua, còn dây chì đường kính d2=0.6mm bị nóng chảy và đứt khi có dòng điện I2=5 A đi qua. Hỏi dòng điện trong mạch là bao nhiêu sẽ làm đứt cầu chì có hai loại dây chì trên mắc song song? Cho rằng các đoạn dây chì có cùng điện trở suất và chiều dài.

Đề 2: Bài 1: (4 điểm)
Một hợp kim A được tạo nên từ các kim loại đồng và bạc. Tỉ lệ khối lượng đồng và bạc trong hợp kim lần lượt là 80% và 20%.
a) Tìm khối lượng riêng của hợp kim A
b) Một hợp kim B được tạo nên từ kim loại vàng và hợp kim A nêu trên. Hợp kim B được dùng để chế tạo một chiếc vương miện. Chiếc vương miện hoàn toàn đặc. Chiếc vương miện có khối lượng là 75g và thể tích là 5cm3. Tìm khối lượng của vàng trong vương miện.
Khối lượng riêng của đồng là 8,9g/cm3, của bạc là 15,5g/cm3, của vàng là 19,3g/cm3
Bài 2: (4 điểm)
Người ta dùng bếp điện để đun nước trong một chiếc ấm. Công suất nhệt P do bếp cung cấp cho nước khi đun là không đổi. Nhiệt độ đầu của nước là 25 độ C. Thời gian từ lúc bắt đầu đun nước đến lúc nước sôi là t1=15ph. Khi nước bắt đầu sôithì người ta ngừng đun nước. Sau khi ngừng đun nước thì nhiệt độ của nước giảm còn 80 độ C.
Cho rằng khi đun nước và để nguội, nhiệt lượng q do nước tỏa ra môi trương trong một đơn vị thời gian là không đổi. Tìm hiệu suất của bếp khi đun nước.
Bài 3: (4 điểm)
Mạch điện AB gồm ba điện trở R1= 10ohm mắc nối tiếp với (R2= 30ohm song song với R3=60ohm). Hiệu điện thế giữa hai điểm A và B là U.
a) Tính theo U cường độ dòng điện qua mỗi điện trở
b) Tìm U để các điện trở không bị hư ( công suất tiêu thụ của mỗi điện trở không vượt quá 1,2W)
Bài 4: (4 điểm)
Một bóng đèn trên có ghi 6V-3W. Một biến trở có điện trở lớn nhất là RAB=30ohm, C là vị trí con chạy của biến trở, C có thể di chuyển từ A đến B. Đèn và biến trở được mắc vào một nguồn hiệu điện thế U=9V. Gọi điện trở của đoạn AC trên biến trở là x. Tìm các cách mắc đèn và biến trở vào nguồn điện để đèn sáng bình thường. Tìm x trong mỗi cách mắc và hiệu suất của nguồn trong mỗi cách mắc.
Bài 5: (4 điểm)
Chọn 1 trong 2 câu sau:
Câu 1: Một nguồn sáng có dạng đĩa hình tròn tâm O1, đường kính AB=d1=30cm. Một màn chắn M đặt song song với đĩa sáng và ở cách đĩa đoạn l=50cm. Một tấm bìa phản ánh sáng hình tròn tâm O2, đường kính CD=10cm. Tấm bìa đặt trong khoảng giữa đĩa sáng và màn, song song với đĩa và màn, ở cách màn đoạn b=10cm. Hai tâm O1 và O2 nằm trên đường thẳng vuông góc với màn. Trên màn ta thấy một vùng bóng tối hình tròn và một vùng bóng nửa tối viền xung quanh vùng bóng tối. Tìm đường kính của vùng bóng tối và đường kính vùng bóng nửa tối.
Câu 2: Một gương cầu lõm có tâm O. Gọi C là điểm ở giữa mặt gương. Delta (ở đây mình kí hiệu tạm là D) là một đường thẳng đi qua O và C, S là một điểm sáng ở trước gương và nằm trên đường D. Một tia sáng SI đến gương có tia phản xạ là IR.
a) Cho biết góc COI là alpha ( kí hiệu tạm là a) và tia IR song song với OC. Vẽ hình và tính (theo a) góc CSI
b) Cho biết SC= 2OC và góc COI là a. Vẽ hình và tính (theo a) góc CSI

Đề 3: Bài 1 : Cho 2 xe đồng thời xuất phát từ A trên đoạn đường AB có độ dài L . Xe 1 trong nửa đọan đường đầu đi với vận tốc v , nửa đọan đường sau đi với vận tốc u . Xe 2 trong nửa thời gian đầu đi với vận tốc v , nửa thời gian còn lại đi với vận tốc u .
a> xe nào đến B trước và trước bao lâu ?
b>tính khoảng cách 2 xe khi 1 xe đã đến B .

Bài 2 : Người ta dẫn điện đến 20 phòng học để thắp sáng 4 bóng đèn loại 220V-60W mỗi phòng bằng dây dẫn bằng đồng có điện trở suất 1,7.10^-8 có chiều dài tổng cộng là 200 m tiết diện 5 mmvuông từ trạm phát điện có hiệu điện thế là 220V .
a) Công suất hao phí trên đường dây truyền tải .
b)Công suất truyền đi của trạm và công suất thực tế trên đèn .
c) nếu người ta muốn sử dụng 95% công suất đèn thì tiết diện của dây phải là bao nhiêu ?

Bài 3 : Tiêu cự của vật kính một máy ảnh là 5 cm , tiết diện của phim là 24x36 mm . Tính khoảng cách tối thiểu của người chụp nếu người đó dùng máy ảnh đó đẻ lấy toàn bộ ảnh của một tượng đài cao 5,5 m và rộng 3,6m

Đề 4: Bài 1:
Từ bến A dọc theo một bờ sông, một chiếc thuyền và một chiếc bè cùng bắt đầu chuyển động. Thuyền chuyển động ngược dòng còn bè được thả trôi theo dòng nước. Khi thuyền chuyển động được 30 phút đến vị trí B, thuyền quay lại và chuyển động xuôi dòng. Khi đến vị trí C, thuyền đuổi kịp chiếc bè. Cho biết vận tốc của thuyền đối với dòng nước là không đổi, vận tốc của dòng nước là v1.
a) Tìm thời gian từ lúc thuyền quay lại tại B cho đến lúc thuyền đuổi kịp bè.
b) Cho biết khoảng cách AC là 6 km. Tìm vận tốc v1 của dòng nước.

Bài 2:
Một bình nhiệt lượng kế, trong bình có chứa một lượng nước. Binh có khối lượng m' và nhiệt dung riêng c'. Nước có khối lượng m va nhiệt dung riêng c. Nhiệt độ của bình và nước trong bình là t=20 độ C. Đổ thêm vào bình một lượng nước có cùng khối lượng m ở nhiệt độ t'=60 độ C, nhiệt độ của bình khi cân bằng nhiệt là t1= 38 độ C. Hỏi nếu đổ thêm vào bình một lượng nước khối lượng m nữa ở 60 độ C thì nhiệt độ t2 khi cân bằng nhiệt là bao nhiêu? Bỏ qua sự hấp thụ nhiệt của môi trường xung quanh.

Bài 3:
Một thấu kính hội tụ L1 có tiêu cự là 20 cm. Vật sáng AB đặt trước thấu kính hội tụ L1, AB vuông góc với trục chính, A nằm trên trục chính và cách thấu kính 1 đoạn a. Ảnh của AB qua thấu kính là ảnh ảo A'B' ở cách thấu kính 1 đoạn b. Một thấu kính khác là thấu kính phân kì L2, khi vật AB đặt trước L2 đoạn b thì ảnh của AB qua thấu kính L2 là ảnh ảo A"B" ở cách thấu kính đoạn a.
a) Vẽ ảnh tạo bởi thấu kính trong 2 trường hợp trên.
b) Tìm tiêu cự của thấu kính phân kì L2.

Bài 4:
Một nguồn điện có hiệu điện thế U không đổi. Một điện trở thuần có giá trị R0 đã biết, một điện trở thuần có giá trị R chưa biết, một ampe kế có điện trở Ra chưa biết. Các dây nối có điện trở không đáng kể. Hãy nêu phương án đo R dựa trên các thiết bị, dụng cụ nêu trên.
Chú ý: không được mắc trực tiếp ampe kế vào 2 cực của nguồn điện vì sẽ làm hỏng ampe kế.

Bài 5:
2 bóng đèn dây tóc có cùng HĐT định mức U, có công suất định mức lần lượt là P1=18 W và P2=36 W.
a) Tìm tỉ số điện trở của 2 bóng đèn R2/R1.
b) Mắc 2 đèn nối tiếp nhau vào nguồn HĐT U bằng với HĐT định mức của mỗi đèn. Tính công suất tiêu thụ của mỗi bóng đèn lúc đó.
c) Dây tóc của 2 bóng đèn làm bằng 1 chất liệu. Đường kính tiết diện và độ dài của dây tóc đèn I là d1 và l1, của dây tóc đèn II là d2 và l2. Cho rằng khi đèn sáng đúng định mức, công suất nhiệt do đèn tỏa ra môi trường tỉ lệ thuận với diện tích xung quanh của dây tóc đèn. Tìm các tỉ số d2/d1 và l2/l1.

Đề 5: Một hồ nước nuôi cá ở nhiệt độ t0 = 15oC
Nhiệt độ môi trường là t1 = 25oC
để duy trì nhiệt độ hồ, người ta dẫn một ống dẫn nước có lượng nước chảy qua là delta m =4g/s ở nhiệt độ t2 = 10oC
Biết nhiệt lượng trao đổi giữa môi trường và nước tỉ lệ thuận với hiệu nhiệt độ giữa môi trường và nước
nhiệt lượng nước trong hồ hấp thu truyền hết cho nước trong ống
khi ra khỏi ống, nước trong ống ở nhiệt đô t0 = 15oC
Hỏi nếu nhiệt độ môi trường là t'1 = 30oC thì
a) nếu giữ nguyên lượng nước chảy thì nhiệt độ nước trong ống phải là bao nhiêu để duy trì nhiệt đô hồ (t'2 = ?)
b) nếu giữ nguyên nhiệt độ nước trong ống là t2 = 10oC thì lượng nước chảy qua là bao nhiêu để duy trì nhiệt đô hồ nước(delta m' =?)

Đề 6: Con kiến A tha một hạt đường, chuyển động thẳng đều về tổ O với vận tốc v= 0,5 cm/s. Khi A còn cách tổ đoạn l=1,2 m, con kiến B khởi hành tư tổ O chuyển động thẳng đều đến gặp A với vận tốc v1=2 cm/s. Khi vừa gặp A, B lập tức quay về tổ với vận tốc v2= 1cm/s. Cứ như thế, B liên tục chuyển động từ O đến gặp A rồi quay về O với các vận tốc tương ứng là 2 cm/s và 1 cm/s cho đến khi A về đến O. Gọi tổng thời gian B đi từ O đến gặp A là t1, tổng thời gian B đi từ vị trí gặp A về O là t2.
a) Tính tỉ số t2/t1
b) Tính chiều dài quãng đường tổng cộng mà B đã đi được


bài 1. 3,5đ
một nhiệt lượng kế bằng đồng khối lượng m = 500g đang chứa một khối lượng M nước pử nhiệt độ t1=20 độ C. người ta muốn đun sôi lượng nước trên bằng một sợi dây điện trở Nicrom tiết diện tròn có chiều dài l=5m, điện trở R=20 ôm, nhúng hoàn toàn trong nước và 2 đầu nối với hiệu điện thế không đổi U= 110V.
a/ tính đường kính dây điện trở trên, biết điện trở suất của nó là 1,1 x 10^-6 ômmét!
b/ thời gian từ lúc đóng mạch điện đến kh nước sôi là 20 phút. tính khối lượng M của nước!
c/ cắt dây điện trở trên thành 2 đoạn có chiều dài l1 và l2, sau đó mắc chúng vào hiệu điện thế U, thì thời gian để đun lượng nước M từ 20độ đến khi sôi là 4 phút! tính độ dài l1, l2!!

bài 2. 1,5đ!
cho 2 điện trở R1, R2. nếu mắc nối típ chúng thì điện trở tương đương của chúng lớn gấp 7,2 lần khi mắc chúng song song.
a/ tính tỉ số giữa 2 điện trở.
b/ mắc song song 2 điện trở trên với nhau rồi mắc chúng vào HĐT không đỏi U=220V thi trong một phút nhiết lượng của nó tỏa ra là 6.947, 37 kcal! tính R1, R2!

bài 3. 2đ
cho gương phẳng có các mặt phản xạ hợp với nhau môt góc nhọn alpha! tia tới SI đến gương G1 tại điểm I phản xạ đến gương G2 tại điểm J và cho tia phản xạ theo phương JR. ( điểm S nằm trong hệ, giữa 2 mặt phản xạ của 2 gương, không biết đưa hình vẽ vào!)
vẽ hình và xác định góc hợp bởi tia tới SI và JR trong 2 trường hợp
a/ đường kéo dài tia JR cắt đường kéo dài tia tới SI!
b/ tia phản xạ cắt trực tiếp tia SI!

bài 4 có ai chỉ cách đưa hình vẽ vào trong diễn đàn thi nói mới post đươc
bài 5. 1,5đ
1 cano đi xuôi dòng trên 1 đoạn sông thẩng thì vượt một khúc gỗ đang trôi tại A. sau đó 60 phút,, cano đi nguoc lại và gặp khúc gỗ trên tại điểm cách điểm A 6km về phía hạ lưu! xác định vận tốc dòng nước!!!!

Bạn coi làm thử đi
Có gì ko hiểu ko biết thì lên mình bàn luận
 
H

huutrang93

Bài 2: (4 diểm)
Có hai bình nước, bình I chứa m1= 3,6kg nước ở nhiệt độ t1=60 độ C, bình II chứa m2= 0,9 kg nước ở nhiệt độ t2= 20 độ C. Đầu tiên rót một lượng nước có khối lượng m từ bình I sang bình II. Sau đó khi nước trong mình II đã đạt được cân bằng nhiệt, người ta lại rót một lượng nước có khối lượng m từ bình II sang bình I. Nhiệt độ nước trong bình I khi cân bằng là t1=59 độ C.
a) Tìm nhiệt độ nước trong bình II
b) Sau dó người ta lại lặp lại thao tác như trên, tìm nhiệt độ sau cùng của nước trong mỗi bình.
Cho rằng nước không trao đổi nhiệt với môi trường bên ngoài.

a,nhiệt lượng b1 toả ra sau 1 lần rót đi rót lại lượng nc m là
Q1=m1.c.(t1-59)=3,6.4200.1=15120(j)
nhiệt lượng b1 toả ra= nhiệt lượng b2 thu vào\RightarrowQ1=Q2=15120(J)
Mà: Q2=m2.c2.(59-t2)=15120(j)
\Rightarrow4200.0,9.59-4200.0,9.t2=15120(j)
\Rightarrow223020 - 3780.t2 = 15120(j)
\Rightarrowt2=55 độ C
b,gọi nhiệt độ cuối cùng ở mỗi bình là t(độ C)
nhiệt lượng nc b1 toả ra để hạ từ 60độ C xg t độ C là
Q1' = 3,6 .c.(60-t)=(216-3,6t).c
nlượng b2 thu vào để tăng từ 20độ C lên t độ C là
Q2'=0,9.c.(t-20)=(0,9t-18).c
PTCBNhiệt \RightarrowQ1'=Q2'
\Rightarrow216-3,6t = 0,9t-18
\Rightarrow t=52 độ C
Nếu vậy thì dễ quá, không xứng tầm với 1 đề thi HSG chút nào. Xin được đổi đề bài này thành
b) Sau đó người ta lại lặp lại thao tác như trên 1 số lần vô cùng lớn, tìm nhiệt độ sau cùng của nước trong mỗi bình.
Cho rằng nước không trao đổi nhiệt với môi trường bên ngoài.
 
K

ku_cau_96

làm hộ với
________________________________________________________________________________________________
Ba người đi xe đạp từ A→B . Người thứ nhất đi với V1=8km/h. Sau 15' người thứ hai suất phát với V2=12 km/h.Người thứ 3 suất phát sau người thứ 2 là 30' . Sau khi gặp người thứ nhất người thứ 3 đi thêm 30' nữa thì thấy mình cách đều 2 người kia . Tìm vận tốc của người thứ 3
________________________________________________________________________________________________
 
J

james_bond_danny47

mình giải được bài này nhưnng để giải được thì người giải phải trừu tượng 1 chút
thời gian để người 1 gặp người 3: t_gặp: (15/60+30/60).v1 : (v3-v1)=6/v3-8
theo đề bài ta có phương trình:
[ 12([TEX]\frac{6}{v3-8}+1[/TEX])-8([TEX]\frac{6}{v3-8}+1+0.25)[/TEX]) ] :2 =v3 x [TEX](\frac{6}{v3-8}+0.5)[/TEX]
giải phương trình này được v3= 2 (loại nghiệm âm -4)
 
H

herokillsdragons

bai cua ban ku_cau_96 minh lam may lan rui, ve tim sach tuyen tap de thi vao dhkhtn hanoi co day, chu bayh viet mmoi tay lam
 
H

herokillsdragons

reply

bai cua ban ku_cau_96 minh lam may lan rui, ve tim sach tuyen tap de thi vao dhkhtn hanoi co day, chu bayh viet mmoi tay lam;););)
 
Top Bottom