[vật lý 9] cơ năng

N

nguoiquaduong019

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

mọi người giúp em giải bài này với em cần gấp

dùng 1 cái búa có khối lượng 5kg để đóng đinh vào gỗ. vận tốc của búa lúc chạm vào đinh là 4m/s. sau mỗi lần đóng, đinh ngập sâu 2cm. tính lực cản trung bình gỗ tác dụng vào đinh và thời gian của mỗi lần va chạm giữa búa và đinh, cho rằng, mỗi lần đóng, cả búa và đinh đều ko nóng lên. và vận tốc trung bình của đinh = nửa vận tốc búa khi đập vào đinh??
 
H

huutrang93

mọi người giúp em giải bài này với em cần gấp

dùng 1 cái búa có khối lượng 5kg để đóng đinh vào gỗ. vận tốc của búa lúc chạm vào đinh là 4m/s. sau mỗi lần đóng, đinh ngập sâu 2cm. tính lực cản trung bình gỗ tác dụng vào đinh và thời gian của mỗi lần va chạm giữa búa và đinh, cho rằng, mỗi lần đóng, cả búa và đinh đều ko nóng lên. và vận tốc trung bình của đinh = nửa vận tốc búa khi đập vào đinh??

Áp dụng định luật bảo toàn động lượng theo phương thẳng đứng
[TEX]m_b.v_b=(m_b+m_d).v \Rightarrow m_d=m_b=5 (kg)[/TEX]
Sau va chạm, búa không nóng lên nghĩa là không có sự mất mát năng lượng, nói cách khác, đây là va chạm đàn hồi xuyên tâm nên búa bật trở lại ngay sau khi chạm đinh
Chọn mốc thế năng tại vị trí đinh dừng lại
Định luật bảo toàn cơ năng tại vị trí búa chạm đinh và vị trí đinh dừng lại
[TEX]F_c.s=0,5m_d.v^2+m_d.g.s \Rightarrow F_c=505 (N)[/TEX]
 
N

nguoiquaduong019

ko được, em chưa học cái định luật bảo toàn theo phương thẳng đứng mà!!!=> ah làm em hok hiểu=> ah tìm cách khác giúp em đi!!!! chỉ áp dụng mấy cái công thức tính động năng, thế năng, ......
 
T

thienxung759

mọi người giúp em giải bài này với em cần gấp

dùng 1 cái búa có khối lượng 5kg để đóng đinh vào gỗ. vận tốc của búa lúc chạm vào đinh là 4m/s. sau mỗi lần đóng, đinh ngập sâu 2cm. tính lực cản trung bình gỗ tác dụng vào đinh và thời gian của mỗi lần va chạm giữa búa và đinh, cho rằng, mỗi lần đóng, cả búa và đinh đều ko nóng lên. và vận tốc trung bình của đinh = nửa vận tốc búa khi đập vào đinh??
Chỉ áp dụng công thức động năng thế năng thôi à. :(
Động năng của búa lúc chạm vào đinh là:
[TEX]W = m\frac{V^2}{2} = 40 (J)[/TEX]
Công lực cản của gỗ tác dụng lên đinh:
[TEX]A = Fs = W = 40(J)[/TEX]
Vậy lực cản trung bình là: [TEX]F = \frac{W}{s} = 2000 (N) [/TEX]
Vận tốc trung bình của đinh khi đi vào gỗ là:
[TEX]V = \frac{v}{2} = 2 (m/s)[/TEX]
Thời gian mỗi lần va chạm.
[TEX]t = \frac{s}{V} = 0,01 (s)[/TEX]
Mã:
Sau va chạm, búa không nóng lên nghĩa là không có sự mất mát năng lượng, nói cách khác, đây là va chạm đàn hồi xuyên tâm nên búa bật trở lại ngay sau khi chạm đinh
Chưa có kinh nghiệm đóng đinh rồi. :D
 
N

nguoiquaduong019

còn bài này nữa nè:

1 ô tô có khối lượng 5 tấn chuyển động trên đường nằm ngang có vận tốc 36km/h. tàu xế nhìn thấy chường ngại vật ở cách ô tô 10m, lập tức đạp phanh, bánh xe ngừng quay. hỏi ô tô tránh đc chướng ngại vật ko?? vận tốc ô tô sau khi phanh là bao nhiu?? biết hệ số ma sát trượt giữa bánh xe và mặt đường là 0,4
 
N

nguoiquaduong019

mà sao 2 anh làm kết quả khác nhau thế nhỉ???=> có 5 khả năng:

1, ah huutrang lam sai
2, ah thienxung làm sai
3, cả 2 người đều làm sai
4, anh huutrang làm đúng=> anh thiexnung làm sai
5, anh thienxung làm đúng => anh huutrang làm sai
vậy rốt cuộc là sao?
 
Last edited by a moderator:
H

hocmai.vatli

Trả lời em.

còn bài này nữa nè:

1 ô tô có khối lượng 5 tấn chuyển động trên đường nằm ngang có vận tốc 36km/h. tàu xế nhìn thấy chường ngại vật ở cách ô tô 10m, lập tức đạp phanh, bánh xe ngừng quay. hỏi ô tô tránh đc chướng ngại vật ko?? vận tốc ô tô sau khi phanh là bao nhiu?? biết hệ số ma sát trượt giữa bánh xe và mặt đường là 0,4


Bài giải:
picture.php
 
N

nguoiquaduong019

ah giải rất dễ hiểu ( ko bik xưng vậy có đúng ko nữa??), cảm ơn rất nhiều
ah giúp em phán bài ở trên đi
 
H

hocmai.vatli

Trả lời em.

Áp dụng định luật bảo toàn động lượng theo phương thẳng đứng
[TEX]m_b.v_b=(m_b+m_d).v \Rightarrow m_d=m_b=5 (kg)[/TEX]
Sau va chạm, búa không nóng lên nghĩa là không có sự mất mát năng lượng, nói cách khác, đây là va chạm đàn hồi xuyên tâm nên búa bật trở lại ngay sau khi chạm đinh
Chọn mốc thế năng tại vị trí đinh dừng lại
Định luật bảo toàn cơ năng tại vị trí búa chạm đinh và vị trí đinh dừng lại
[TEX]F_c.s=0,5m_d.v^2+m_d.g.s \Rightarrow F_c=505 (N)[/TEX]


Em xem lại nhé. Khi em áp dụng định luật bảo toàn động lượng thì v là vận tốc sau va chạm chứ không phải là vận tốc trung bình sau va chạm.
Còn bài giải của bạn thienxung759 đúng rồi.
 
Top Bottom