[Vật lý 9] Chuyên đề vật lý THCS

R

ronagrok_9999

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chào các bạn :khi (4)::khi (4)::khi (4):
Mình tạo pic ra với mục đích
(*) Tổng hợp các chuyên đề học ở THCS
(*) Nơi trao đổi, thắc mắc về vật lý
Mọi người cùng tham gia tích cực và thể hiện niềm đam mê vật lý của mình nha :)
Chỉ có vài quy định thôi :D
(*) Không spam :|, Sử dụng tiếng việt
Các bạn đọc rõ hơn ở đây http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=150462
(*) Mọi người post bài trong đây phải đăng ký ở đây :)
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=168671
Mong mọi người thực hiện tốt nha :)
 
A

anhtrangcotich

Ế quá, mở hàng này. ;))

Tại sao trong các kho chứa xăng, người ta thường sơn màu sáng mà không để màu sẫm?

li1.jpg
 
R

ronagrok_9999

Ế quá, mở hàng này. ;))

Tại sao trong các kho chứa xăng, người ta thường sơn màu sáng mà không để màu sẫm?

li1.jpg

He he ;))
Vì do bức xạ nhiệt :D
Để màu xẫm thì sự hấp thụ nhiệt nhiều hơn ;)
Dễ gây cháy nổ8-}
Mà tác hại của cháy nổ tác hại như nào thì các bạn cứ cho que diêm vô thung gas ở nhà xem ;))
Hiểu liền à /:)
P/s: Đừng làm theo:-SS
 
L

locxoaymgk

Ế quá, mở hàng này. ;))

Tại sao trong các kho chứa xăng, người ta thường sơn màu sáng mà không để màu sẫm?

li1.jpg

Màu sáng có khả năng phản chiếu ánh sáng nên hấp thụ nhiệt ít.
Vật màu sẫm có khả năng hấp thu nhiệt tốt. Nhất là màu đen.
Mà kho chứa xăng nếu như ở nhiệt độ quá cao thì nó sẽ phát nổ.
\Rightarrow Sơn màu sáng là hợp lý nhất
---- Lỗi máy tính nên post bị tắc ^^
 
A

anhtrangcotich

Thuyền bằng thép, mà thép nặng hơn nước. Tại sao thuyền vẫn nổi?

li2.jpg


Câu hỏi 2. Một chiếc thuyền từ sông ra biển thì nó nổi nên hay chìm xuống.
 
P

pety_ngu

mình đăng bài để mọi ng giải nha

Sở GD & ĐT HÀ NỘI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 CHUYÊN 2011-2012 (150ph)

Bài 1 (2đ)
Người ta thả một miếng hợp kim nhôm và sắt có khối lượng 900g ở 200oC vào trong một nhiệt lượng kế bằng đồng có khối lượng 200g chứa 2 lít nước ở 30oC. Ta thấy nhiệt độ hỗn hợp là 40oC. Tính khối lượng của nhôm và sắt có trong miếng hợp kim. Biết nhiệt dung riêng của nhôm, sắt, đồng và nước lần lượt là 880J/kg.K, 460J/kg.K, 380J/kg.K và 4200J/kg.K. Khối lượng riêng của nước là 100kg/m3. Bỏ qua sự bay hơi của nước và sự mất nhiệt qua môi trường xung quanh.
Bài 2 (1,5đ)
Hai dây điện trở của một bếp điện được mắc song song vào nguồn điện có hiệu điện thế 220V. Cường độ dòng điện qua dây thứ nhất và dây thứ hai có giá trị lần lượt là 1,5A và 3,5A.
1. Tính điện trở tương đương của đoạn mạch.
2. Để công suất của bếp là 1500W, người ta cắt bỏ bớt một đoạn của dây thứ nhất rồi mắc song song lại với dây thứ hai vào nguồn điện nói trên. Xác định điện trở của đoạn dây bị cắt bỏ.
Bài 3 (2,5đ)
Một thanh MN dài l = 60cm, tiết điện đều S = 10cm2, trọng lượng P = 7,2N và có trọng tâm O nằm cách M một đoạn OM = 20cm. Tại hai đầu M, N của thanh MN được treo bằng hai sợi dây mảnh, nhẹ, song song và bằng nhau gắn vào hai điểm cố định.
1. Tính lực căng của mỗi dây khi thanh MN nằm ngang.
2. Đặt một chậu đựng chất lỏng có trọng lượng riêng d = 7500N/m3 rồi cho thanh MN chìm hẳn vào chất lỏng thấy thanh vẫn nằm ngang (Hình 1). Tìm lực căng của mỗi dây khi đó.
3. Thay chất lỏng trong chậu bằng chất lỏng khác có trọng lượng riêng d’. Để thanh MN còn nằm ngang thì giá trị lớn nhất của d’ bằng bao nhiêu?
Bài 4 (1,5đ)
Đặt vật sáng phẳng, nhỏ, có độ cao h, vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ cho một ảnh rõ nét cao 4cm trên màn ảnh ở sau thấu kính. Giữ vật và màn ảnh cố định di chuyển thấu kính trên trục chính đến gần màn thì thu được ảnh thứ hai rõ nét cao 1cm trên màn. Tìm độ cao h của vật.
Bài 5 (2,5đ)
Cho mạch điện như hình 2.
Các điện trở R1 = R2 = 6Ω, R3 = 4Ω, R4 là một biến trở có thể thay đổi giá trị từ 0 đến rất lớn. Hiệu điện thế giữa hai điểm M và N là U­MN có giá trị không đổi. Vôn kế và ampe kế đều lý tưởng, khóa K và dây nối có điện trở không đáng kể.
1. Điều chỉnh R4 = 8Ω.
a. Khi khóa K mở, vôn kế chỉ 2V. Tìm UMN.
b. Tìm số chỉ của vôn kế và ampe kế khi khóa K đóng.
2. Đóng khóa K dịch chuyển vị trí con chạy C để biến trở R4 có giá trị tăng dần từ 0. Hãy mô tả sự thay đổi số chỉ của ampe kế.


~> Lần sau bạn dùng size bé thôi nha ==!
 
Last edited by a moderator:
U

undomistake

Thuyền bằng thép, mà thép nặng hơn nước. Tại sao thuyền vẫn nổi?

li2.jpg


Câu hỏi 2. Một chiếc thuyền từ sông ra biển thì nó nổi nên hay chìm xuống.

Từ công thức lực đẩy Acsimet: [TEX]F_A=D.V[/TEX] với D là khối lựong riêng của vật, V là thể tích của phần nứoc bị vật chiếm chỗ. Như vậy thì D càng lớn=> lực đẩy càng lớn, V càng lớn=>lực đẩy càng lớn. Tàu có đáy khá giống hình nêm để tận dụng lực đẩy acsimet đồng thời giúp đẩy nứoc đi nhanh hơn. Do đó tàu sẽ nổi.
Câu 2: tàu sẽ nổi lên do nứoc biển có muối làm cho D nứoc biển lớn hơn khiến cho lực đẩy mạnh hơn.
 
C

conan193

Từ công thức lực đẩy Acsimet: [TEX]F_A=D.V[/TEX] với D là khối lựong riêng của vật, V là thể tích của phần nứoc bị vật chiếm chỗ. Như vậy thì D càng lớn=> lực đẩy càng lớn, V càng lớn=>lực đẩy càng lớn. Tàu có đáy khá giống hình nêm để tận dụng lực đẩy acsimet đồng thời giúp đẩy nứoc đi nhanh hơn. Do đó tàu sẽ nổi.
.



vì thể tích tàu có nhiều khoang trống

tức là thể tích tàu không hoàn toàn là kim loại đặc mà còn chiếm nhiều không khí nên từ

công thức [TEX]F_a = V.D[/TEX] sẽ suy ra điều tàu nổi.
 
Last edited by a moderator:
C

conan193

mình đăng bài để mọi ng giải nha

Sở GD & ĐT HÀ NỘI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 CHUYÊN 2011-2012 (150ph)

Bài 1 (2đ)
Người ta thả một miếng hợp kim nhôm và sắt có khối lượng 900g ở 200oC vào trong một nhiệt lượng kế bằng đồng có khối lượng 200g chứa 2 lít nước ở 30oC. Ta thấy nhiệt độ hỗn hợp là 40oC. Tính khối lượng của nhôm và sắt có trong miếng hợp kim. Biết nhiệt dung riêng của nhôm, sắt, đồng và nước lần lượt là 880J/kg.K, 460J/kg.K, 380J/kg.K và 4200J/kg.K. Khối lượng riêng của nước là 100kg/m3. Bỏ qua sự bay hơi của nước và sự mất nhiệt qua môi trường xung quanh.



Đổi:

[TEX]200g=0,2kg[/TEX]

[TEX]900g=0,9kg[/TEX]

[TEX]2l=2dm^3=2.10^-^3m^3[/TEX]

Áp dụng công thức : [TEX]m=V.D [/TEX]

khối lượng nước là : [TEX]m_n=2.10^-^3.1000=2(kg)[/TEX]

Ta có ptcbt:

[TEX](m.c+m_n.c_n)(t-t_1)=(m_A.c_A+m_F.c_F)(t_2-t)[/TEX]

\Leftrightarrow [TEX](0,2.380+2.4200)(40-30)= (880m_A+460m_F)(200-40)[/TEX]

\Leftrightarrow[TEX] 800m_A+460m_F=529,75 kg (1)[/TEX]

mà [TEX]m_F+m_A=0,9 (kg) (2)[/TEX]

Từ [TEX](1)[/TEX] và [TEX](2)[/TEX] ta được :

[TEX]m_A=0,28 kg[/TEX]

[TEX]m_F=0,62 kg[/TEX]



 
V

vatly_tuoitho

Bài 1 :
Một người đến bến xe buýt chậm 20 phút sau khi xe buýt đã rời bến A, người đó bèn đi taxi đuổi theo để kịp lên xe buýt ở bến B kế tiếp. Taxi đuổi kịp xe buýt khi nó đã đi được 2/3 quãng đường từ A đến B. Hỏi người này phải đợi xe buýt ở bến B bao lâu ? Coi chuyển động của các xe là chuyển động đều.
Bài 2 :
Người ta thả một miếng đồng có khối lượng m1 = 0,2 kg đã được đốt nóng đến nhiệt độ t1 vào một nhiệt lượng kế chứa m2 = 0,28 kg nước ở nhiệt độ t2 = 20 0C. Nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt là t3 = 80 0C. Biết nhiệt dung riêng, khối lượng riêng của đồng và nước lần lượt là
c1 = 400 J/(kg.K), D1 = 8900 kg/m3, c2 = 4200 J/(kg.K), D2 = 1000 kg/m3; nhiệt hoá hơi của nước (nhiệt lượng cần cung cho một kg nước hoá hơi hoàn toàn ở nhiệt độ sôi) là L = 2,3.106 J/kg. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với nhiệt lượng kế và với môi trường.
a, Xác định nhiệt độ ban đầu t1 của đồng.
b, Sau đó, người ta thả thêm một miếng đồng khối lượng m3 cũng ở nhiệt độ t1 vào nhiệt lượng kế trên thì khi lập lại cân bằng nhiệt, mực nước trong nhiệt lượng kế vẫn bằng mực nước trước khi thả miếng đồng m3. Xác định khối lượng đồng m3.
Bài 3 :
Hai điểm sáng S1 và S2 cùng nằm trên trục chính, ở về hai bên của một thấu kính hội tụ, cách thấu kính lần lượt là 6 cm và 12 cm. Khi đó ảnh của S1 và ảnh của S2 tạo bởi thấu kính là trùng nhau.
a, Hãy vẽ hình và giải thích sự tạo ảnh trên.
b, Từ hình vẽ đó hãy tính tiêu cự của thấu kính.
Bài 5 :
Một hộp kín H có ba đầu ra. Biết rằng trong hộp kín là sơ đồ mạch điện được tạo bởi các điện trở. Nếu mắc hai chốt 1 và 3 vào hiệu điện thế nguồn không đổi U = 15 V thì hiệu điện thế giữa các cặp chốt 1-2 và 2-3 lần lượt là U12 = 6 V và U23 = 9 V. Nếu mắc hai chốt 2 và 3 cũng vào hiệu điện thế U trên thì hiệu điện thế giữa các cặp chốt 2-1 và 1-3 lần lượt là U21 = 10 V và U13 = 5 V.
a, Hãy vẽ một sơ đồ mạch điện trong hộp kín H với số điện trở ít nhất. Cho rằng điện trở nhỏ nhất trong mạch điện này là R, hãy tính các điện trở còn lại trong mạch đó.
b, Với sơ đồ mạch điện trên, nếu mắc hai chốt 1 và 2 vào hiệu điện thế U trên thì các hiệu điện thế U13 và U32 là bao nhiêu ?
 
C

conan193


Bài 2 :
Người ta thả một miếng đồng có khối lượng m1 = 0,2 kg đã được đốt nóng đến nhiệt độ t1 vào một nhiệt lượng kế chứa m2 = 0,28 kg nước ở nhiệt độ t2 = 20 0C. Nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt là t3 = 80 0C. Biết nhiệt dung riêng, khối lượng riêng của đồng và nước lần lượt là
c1 = 400 J/(kg.K), D1 = 8900 kg/m3, c2 = 4200 J/(kg.K), D2 = 1000 kg/m3; nhiệt hoá hơi của nước (nhiệt lượng cần cung cho một kg nước hoá hơi hoàn toàn ở nhiệt độ sôi) là L = 2,3.106 J/kg. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với nhiệt lượng kế và với môi trường.
a, Xác định nhiệt độ ban đầu t1 của đồng.
b, Sau đó, người ta thả thêm một miếng đồng khối lượng m3 cũng ở nhiệt độ t1 vào nhiệt lượng kế trên thì khi lập lại cân bằng nhiệt, mực nước trong nhiệt lượng kế vẫn bằng mực nước trước khi thả miếng đồng m3. Xác định khối lượng đồng m3.
hiệu điện thế U13 và U32 là bao nhiêu ?

câu a)

ta có ptcbt:

[TEX]m_1.c_1.(t_1-t)=m_2.c_2.(t-t_2)[/TEX]

\Leftrightarrow[TEX]0,2.400.(t_1-800)=0,28.4200(80-20)[/TEX]

Giải phương trình ta được [TEX]t_1=962^oC[/TEX]

câu b)Vì lượng nước khi bỏ miếng đồng có khối lượng [TEX]m_3[/TEX] vào vẫn bằng

lượng nước như cũ nên đã có 1 thể tích nước bằng thể tích miếng đồng bốc hơi.

thể tích miếng đồng là:

[TEX]V=\frac{m_3}{D_d}=\frac{m_3}{8900} (m^3)[/TEX]

khối lượng nước bốc hơi đi là:

[TEX]m'=V.D_n=\frac{1000m_3}{8900}=\frac{a=10m_3}{89} (kg)[/TEX]

Ta có ptcbt:

[TEX]m_3.c_1.(t_1-100)=(m_2.c_2+m_1.c_1)(100-t)+m'.L[/TEX]

\Leftrightarrow[TEX]m_3.400.(962-100)=(0,2.400+0,28.4200)(100-20)+\frac{10.m_3}{89}.2,3.10^6[/TEX]

Giải phương trình ta được :[TEX]m_3=1,16 kg[/TEX]

các bước giải phương trình tự làm.


Bài 1 :
Một người đến bến xe buýt chậm 20 phút sau khi xe buýt đã rời bến A, người đó bèn đi taxi đuổi theo để kịp lên xe buýt ở bến B kế tiếp. Taxi đuổi kịp xe buýt khi nó đã đi được 2/3 quãng đường từ A đến B. Hỏi người này phải đợi xe buýt ở bến B bao lâu ? Coi chuyển động của các xe là chuyển động đều.

đổi [TEX]20p=\frac{1}{3} (h)[/TEX]

Quãng đường 2 xe đi từ trạm đến chỗ gặp nhau :

[TEX]S=(t-\frac{1}{3} ).v_1=t.v_2 [/TEX]

với [TEX]v_1[/TEX] là vận tốc taxi,[TEX] v_2 [/TEX]là vận tốc xe buýt

[TEX]t[/TEX] là thời gian xe buýt đi từ trạm A đến nơi gặp nhau

mà [TEX]S'=\frac{2}{3}S [/TEX]

ta có:

[TEX]* (t-20).v_2=\frac{2}{3}S [/TEX]

vậy để đi hết S xe taxi phải đi với thời gian là :[TEX] \frac{3}{2} (t-\frac{1}{3} (1)[/TEX]

[TEX]* t.v_2=\frac{2}{3}S [/TEX]

vậy để đi hết S xe buýt phải đi với thời gian là : [TEX]\frac{3t}{2} (2)[/TEX]

Từ[TEX] (1)[/TEX] và [TEX](2) [/TEX]ta suy ra thời gian xe taxi phải chờ xe buýt ở bến B là:

[TEX]t_x= (2)-(1)=\frac{3t}{2} -\frac{3}{2} (t-\frac{1}{3}=0,5 (h)[/TEX]

Vậy taxi phải chờ xe buýt [TEX]30p[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
T

traitimbangtuyet

Bài 1 :
Một người đến bến xe buýt chậm 20 phút sau khi xe buýt đã rời bến A, người đó bèn đi taxi đuổi theo để kịp lên xe buýt ở bến B kế tiếp. Taxi đuổi kịp xe buýt khi nó đã đi được 2/3 quãng đường từ A đến B. Hỏi người này phải đợi xe buýt ở bến B bao lâu ? Coi chuyển động của các xe là chuyển động đều.


1)- Gọi C là điểm taxi đuổi kịp xe buýt và t là thời gian taxi đi đoạn AC.
[TEX]AC=\frac{2}{3}AC ; BC=\frac{1}{3}AB \Rightarrow AC=2BC [/TEX]
- Thời gian xe buýt đi đoạn AC là : t + 20 (phút);
- Thời gian mỗi xe đi tỷ lệ thuận với quãng đường đi của chúng, nên thời gian taxi đi đoạn CB là[TEX] \frac{1}{2}[/TEX](phút).
Thời gian xe buýt đi đoạn CB là : [TEX] \frac{t+20}{2}=\frac{t}{2}+10 [/TEX]
- Vậy, thời gian người đó phải đợi xe buýt ở bến B là : [TEX]t= (\frac{t}{2}+10)-\frac{1}{2}=10[/TEX] phút

3)
[Hai điểm sáng S1 và S2 cùng nằm trên trục chính, ở về hai bên của một thấu kính hội tụ, cách thấu kính lần lượt là 6 cm và 12 cm. Khi đó ảnh của S1 và ảnh của S2 tạo bởi thấu kính là trùng nhau.
a, Hãy vẽ hình và giải thích sự tạo ảnh trên.
b, Từ hình vẽ đó hãy tính tiêu cự của thấu kính
(*)

Giải thích :
- Hai ảnh của S1 và của S2 tạo bởi thấu kính trùng nhau nên phải có một ảnh thật và một ảnh ảo.
- Vì S1O < S2O ---> S1 nằm trong khoảng tiêu cự và cho ảnh ảo; S2 nằm ngoài khoảng tiêu cự và cho ảnh thật.

b) Tính tiêu cự f là 8 cm :-?
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom