[Vật lý 9]Bài tập trích đề tuyển sinh chuyên lý, các bạn giải giúp!

N

nvietsang

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 1:
Một cốc cách nhiệt dung tích 600cm3, người ta bỏ lọt vào cốc một cục nước đá ở nhiệt độ -80C rồi rót nước ở nhiệt độ 350C vào cốc cho đầy tới miệng cốc:
1) Khi cục nước đá tan hết thì mực nước trong cốc thế nào? (hạ xuống; nước tràn ra ngoài hay vẫn giữ nguyên đầy tới miệng cốc) Vì sao?
2) Khi có cân băng nhiệt thì nhiệt độ nước trong cốc là 150C. Tính khối lượng nước đã đổ vào cốc lúc đầu?
Cho nhiệt dung riêng của nước c1 = 4200J/kg.K; nhiệt dung riêng và nhiệt nóng chảy của nước đá ở 50C lần lượt là c2 = 2100J/kg.K và Lam-đa = 336200J/kg (bỏ qua sự trao đổi nhiệt với các dụng cụ và môi trường bên ngoài)
Bài 2:
Cho mạch điện: U = 12V, r = R1 = R4 = 4Ω; R2 = 3Ω. Biết số chỉ trên ampe kế khi K ngắt bằng 5/9 số chỉ trên ampe kế khi K đóng.
1) Tính giá trị điện trở R3.?
2) Khi K đóng xác định chiều và tính cường độ dòng điện qua khóa K
r nt ((R1 nt R3) // (R2 nt R4)) khóa K là cầu giữa 4 điện trở R1 R2 R3 R4
 
A

adele

Bài 1:
Một cốc cách nhiệt dung tích 600cm3, người ta bỏ lọt vào cốc một cục nước đá ở nhiệt độ -80C rồi rót nước ở nhiệt độ 350C vào cốc cho đầy tới miệng cốc:
1) Khi cục nước đá tan hết thì mực nước trong cốc thế nào? (hạ xuống; nước tràn ra ngoài hay vẫn giữ nguyên đầy tới miệng cốc) Vì sao?
2) Khi có cân băng nhiệt thì nhiệt độ nước trong cốc là 150C. Tính khối lượng nước đã đổ vào cốc lúc đầu?
Cho nhiệt dung riêng của nước c1 = 4200J/kg.K; nhiệt dung riêng và nhiệt nóng chảy của nước đá ở 50C lần lượt là c2 = 2100J/kg.K và Lam-đa = 336200J/kg (bỏ qua sự trao đổi nhiệt với các dụng cụ và môi trường bên ngoài)

Câu 1:

a)

Thể tích nước không thay đổi.

Chứng minh thì cái này học lớp 7 hay 8 gì rồi nên bỏ qua ^^!

b)

ta có ptcbt :

[TEX]m_1.c_1.( t_1 - t) = m_2.[c_2.( 0- t_2) +\lambda + c_1.( t- 0)][/TEX]

\Leftrightarrow [TEX]105000m_1 = 416000m_2 (1)[/TEX]

mà [TEX]\frac{m-1}{D_n} + \frac{m_2}{D_n} = V = 6.10^{ -4} m^3[/TEX]

\Leftrightarrow [TEX]m_1 + m_2 = V. D_n = 0,6 (kg) (2)[/TEX]

Từ [TEX](1)[/TEX] và [TEX](2)[/TEX] \Rightarrow[TEX] m_1 = 0,48kg, m_2 = 0,12 kg[/TEX]

Câu 2 :

Câu a)

Khi K mở: [TEX]r nt [ ( R_1 nt R_2) // ( R_3 nt R_4)][/TEX]

[TEX]I_A = I . \frac{R_1 + R_2}{R_1 + R_2 + R_3 + R_4}[/TEX]

... ( các bước biến đổi tiếp theo hơi gọn nha ^^!)

[TEX]= \frac{U( R_1 + R_2)}{r(R_1 + R_2 + R_3 + R_4) + (r_1+R_2)(r_3+R_4)}[/TEX] (*)

Khi K đóng : [TEX]r nt ( R_1 // R_3) nt ( R_2 // R_4)[/TEX]

[TEX]I_A' = I. \frac{R_2}{R_2 + R_4}[/TEX]

...

[TEX]= \frac{U}{r + \frac{R_1.R_3}{R_1 + R_3} + \frac{R_2.R_4}{R_2 + R_4}}. \frac{R_2}{R_2 + R_4[/TEX] (*)(*)

mà[TEX] I_A = \frac{5.I_A'}{9}[/TEX] (*)(*)(*)

Từ ((*)), ((*)(*)),((*)(*)(*)) tìm ra [TEX]R_3[/TEX]

Câu b)

Tìm được[TEX] R_3[/TEX], ta tìm I các điện trở

[TEX]I_K = | I_3 - I_4|[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
N

nicelife

Bài 1:
Một cốc cách nhiệt dung tích 600cm3, người ta bỏ lọt vào cốc một cục nước đá ở nhiệt độ -80C rồi rót nước ở nhiệt độ 350C vào cốc cho đầy tới miệng cốc:
1) Khi cục nước đá tan hết thì mực nước trong cốc thế nào? (hạ xuống; nước tràn ra ngoài hay vẫn giữ nguyên đầy tới miệng cốc) Vì sao?
2) Khi có cân băng nhiệt thì nhiệt độ nước trong cốc là 150C. Tính khối lượng nước đã đổ vào cốc lúc đầu?
Cho nhiệt dung riêng của nước c1 = 4200J/kg.K; nhiệt dung riêng và nhiệt nóng chảy của nước đá ở 50C lần lượt là c2 = 2100J/kg.K và Lam-đa = 336200J/kg (bỏ qua sự trao đổi nhiệt với các dụng cụ và môi trường bên ngoài)
Bài 2:
Cho mạch điện: U = 12V, r = R1 = R4 = 4Ω; R2 = 3Ω. Biết số chỉ trên ampe kế khi K ngắt bằng 5/9 số chỉ trên ampe kế khi K đóng.
1) Tính giá trị điện trở R3.?
2) Khi K đóng xác định chiều và tính cường độ dòng điện qua khóa K
r nt ((R1 nt R3) // (R2 nt R4)) khóa K là cầu giữa 4 điện trở R1 R2 R3 R4

Thực tế chút đi bạn ơi
nhiệt độ của nước tối đa là [TEX]100^0C[/TEX] mà đây bạn cho [TEX]350^0C[/TEX]
khâm phục :eek:
 
Q

quocchung0023

Câu 1:

a)

Thể tích nước không thay đổi.

Chứng minh thì cái này học lớp 7 hay 8 gì rồi nên bỏ qua ^^!
Câu này mình nghĩ là nước hạ xuống.
Vì ta có đá tan ra thành nước thì khối lượng trước và sau khi tan giữ nguyên, mà ta có:
V_đá= m/D_đá
V_nước= m/D_nước
Mà D_đá < D_ nước.
\Rightarrow V_đá > V_nước
\RightarrowKhi tan ra nước hạ xuống.
Ko biết đúng ko ? Mong chỉ giáo thêm
 
Last edited by a moderator:
A

adele

Câu này mình nghĩ là nước hạ xuống.
Vì ta có đá tan ra thành nước thì khối lượng giữ nguyên, mà ta có:
V_đá= m/D_đá
V_nước= m/D_nước
Mà D_đá < D_ nước.
\Rightarrow V_đá > V_nước
\RightarrowKhi tan ra nước hạ xuống.
Ko biết đúng ko ? Mong chỉ giáo thêm

Cái này là mực nước trong toàn bộ cốc mà bạn.

Khi chưa tan thì có thể tích nước, nước dâng thêm và thể tích nước viên đá chìm

Khi đã tan thì thể tích của cả ly và cả viên đá
 
Top Bottom