H
hung9dhandsome
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Bài 1: Cơ học
Đặt một chiếc đồng hồ cát lên trên một cái cân nhạy. Lúc đầu cát toàn bộ ở ngăn trên. Người ta khéo léo nở van thông hai ngăn trên - dưới để cho cát từ từ chảy xuống. Số chỉ của cân sẽ thế nào?
Bài 2: Nhiệt học
Một chất đặc biệt có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ hoá hơi và nhiệt độ thăng hoa (chất từ rắn chuyển sang thể khí mà không qua quá trình trung gian sang thể lỏng) bằng nhau. Tìm liên hệ giữa nhiệt nóng chảy, nhiệt hoá hơi và nhiệt thăng hoa của cùng một lượng chất đó.
Gợi ý: Nhiệt nóng chảy là nhiệt lượng cần thiết cần cung cấp để một lượng chất nóng chảy. Tương tự cho định nghĩa nhiệt hoá hơi và nhiệt thăng hoa
Bài 3: Quang học
Trên một sơ đồ quang học của Snellius, do đã mờ, người ta chỉ còn thấy 3 điểm A,B và C. Theo chú thích bên dưới hình vẽ của Snellius, người ta biết A là vật sáng, B là ảnh của vật sáng qua một thấu kính hội tụ L và C là tiêu điểm của thấu kính. Qua đo đạc, người ta thu được AB=27 cm, BC= căn 730 cm, CA=1 cm. Hãy xác định giá trị tiêu cự của thấu kính.
Bài 4: Điện học <rất khó>
Trong không gian có N điểm được nối với nhau bằng các điện trở nhỏ giá trị r. Có thể nối chúng với nhau bằng mọi cách bất kỳ, miễn là ta có thể đi giữa 2 điểm nào đó tuỳ ý thông qua một chuỗi điện trở không đứt đoạn. Mỗi một điểm có thể nối với từ 1 hoặc N-1 điểm khác. Tính điện trở tương đương giữa 2 điểm gần nhất (2 điểm ở 2 đầu 1 điện trở r)
Gợi ý: Đây không phải bài: "có N điểm trong không gian và nối mỗi điểm với N-1 điểm còn lại"; rất nhiều bạn có thể nhầm lẫn giữa 2 bài này.
Bài 1: (4 điểm)
Một khối hộp trọng lượng P=1000N được đặt nằm ngang trong một hồ nước, mặt trên của khối hộp ngang với mặt nước. Khối hộp có chiều cao là h=0.6m, tiết diện là S=0.1m2. Trọng lượng riêng D=10000N/m3. Tác dụng lực F lên khối hộp theo phương thẳng đứng để di chuyển khối hộp thật chậm ra khỏi mặt nước.
a) Gọi quãng đường đi của khối hộp là x (0<= x<= h). Chứng minh rằng giá trị của F là một hàm bậc nhất theo x. Vẽ đồ thị biểu diễn sự biến đổi của F theo x.
b) Cho biết khi F là hàm bậc nhất của x thì giá trị trung bình của F là Ftb= (F1+F2)/2, F1 và F2 là các giá trị đầu cuối của F. Tìm công của lực kéo F khi di chuyển khối hộp ra khỏi mặt nước.
Bài 2: (4 diểm)
Có hai bình nước, bình I chứa m1= 3,6kg nước ở nhiệt độ t1=60 độ C, bình II chứa m2= 0,9 kg nước ở nhiệt độ t2= 20 độ C. Đầu tiên rót một lượng nước có khối lượng m từ bình I sang bình II. Sau đó khi nước trong mình II đã đạt được cân bằng nhiệt, người ta lại rót một lượng nước có khối lượng m từ bình II sang bình I. Nhiệt độ nước trong bình I khi cân bằng là t1=59 độ C.
a) Tìm nhiệt độ nước trong bình II
b) Sau dó người ta lại lặp lại thao tác như trên, tìm nhiệt độ sau cùng của nước trong mỗi bình.
Cho rằng nước không trao đổi nhiệt với môi trường bên ngoài.
Bài 3: (4 điểm)
Hai gương phẳng G1(AB) G2(CD) đặt song song đối diện nhau, mặt phản xạ quay và nhau. Khoảng cách giữa hai gương là h=AC=20cm, chiều dài mỗi gương là d=AB=CD=85 cm. Một bóng đèn nhỏ S đặt cách đều hai gương, ngang với mép A và C của hai gương. Một người đặt mắt tại O ở cách đều hai gương và cách S đoạn l=SO=100 cm.
a) Hãy vẽ và nêu cách vẽ đường đi của tia sáng từ S đến và phản xạ hai lần trên G1, một lần trên G2 rồi đến mắt. Tính chiều dài đường đi tia sáng này.
b) Người này nhìn vào gương sẽ thấy tối đa bao nhiêu ảnh của S trong hai gương đó.
Bài 4: (4 điểm)
Mạch điện gồm nguồn điện có hiệu điện thế không đổi U, vôn kế có điện trở Rv, Ampe kế có điện trở Ra và điện trở thuần R được mắc lần lượt như sau:
1. (R//Rv)ntRA, Ampe kế chỉ 10mA, vôn kế chỉ 2V
2. (R//RA)ntRv, Ampe kế chỉ 2.5mA
a) Lập biểu thức tính chỉ số của vôn kế trong trường hợp 1 theo U, RA, R.
b) Tìm giá trị điện trở thuần R
Bài 5: (4 điểm)
Trong cầu chì của một mạch điện, dây chì đường kính d1=0.3mm bị nóng chảy và đứt khi có dòng điện I1=1,8A đi qua, còn dây chì đường kính d2=0.6mm bị nóng chảy và đứt khi có dòng điện I2=5 A đi qua. Hỏi dòng điện trong mạch là bao nhiêu sẽ làm đứt cầu chì có hai loại dây chì trên mắc song song? Cho rằng các đoạn dây chì có cùng điện trở suất và chiều dài.
__________________
Bài 1: (4 điểm)
Một hợp kim A được tạo nên từ các kim loại đồng và bạc. Tỉ lệ khối lượng đồng và bạc trong hợp kim lần lượt là 80% và 20%.
a) Tìm khối lượng riêng của hợp kim A
b) Một hợp kim B được tạo nên từ kim loại vàng và hợp kim A nêu trên. Hợp kim B được dùng để chế tạo một chiếc vương miện. Chiếc vương miện hoàn toàn đặc. Chiếc vương miện có khối lượng là 75g và thể tích là 5cm3. Tìm khối lượng của vàng trong vương miện.
Khối lượng riêng của đồng là 8,9g/cm3, của bạc là 15,5g/cm3, của vàng là 19,3g/cm3
Bài 2: (4 điểm)
Người ta dùng bếp điện để đun nước trong một chiếc ấm. Công suất nhệt P do bếp cung cấp cho nước khi đun là không đổi. Nhiệt độ đầu của nước là 25 độ C. Thời gian từ lúc bắt đầu đun nước đến lúc nước sôi là t1=15ph. Khi nước bắt đầu sôithì người ta ngừng đun nước. Sau khi ngừng đun nước thì nhiệt độ của nước giảm còn 80 độ C.
Cho rằng khi đun nước và để nguội, nhiệt lượng q do nước tỏa ra môi trương trong một đơn vị thời gian là không đổi. Tìm hiệu suất của bếp khi đun nước.
Bài 3: (4 điểm)
Mạch điện AB gồm ba điện trở R1= 10ohm mắc nối tiếp với (R2= 30ohm song song với R3=60ohm). Hiệu điện thế giữa hai điểm A và B là U.
a) Tính theo U cường độ dòng điện qua mỗi điện trở
b) Tìm U để các điện trở không bị hư ( công suất tiêu thụ của mỗi điện trở không vượt quá 1,2W)
Bài 4: (4 điểm)
Một bóng đèn trên có ghi 6V-3W. Một biến trở có điện trở lớn nhất là RAB=30ohm, C là vị trí con chạy của biến trở, C có thể di chuyển từ A đến B. Đèn và biến trở được mắc vào một nguồn hiệu điện thế U=9V. Gọi điện trở của đoạn AC trên biến trở là x. Tìm các cách mắc đèn và biến trở vào nguồn điện để đèn sáng bình thường. Tìm x trong mỗi cách mắc và hiệu suất của nguồn trong mỗi cách mắc.
Bài 5: (4 điểm)
Chọn 1 trong 2 câu sau:
Câu 1: Một nguồn sáng có dạng đĩa hình tròn tâm O1, đường kính AB=d1=30cm. Một màn chắn M đặt song song với đĩa sáng và ở cách đĩa đoạn l=50cm. Một tấm bìa phản ánh sáng hình tròn tâm O2, đường kính CD=10cm. Tấm bìa đặt trong khoảng giữa đĩa sáng và màn, song song với đĩa và màn, ở cách màn đoạn b=10cm. Hai tâm O1 và O2 nằm trên đường thẳng vuông góc với màn. Trên màn ta thấy một vùng bóng tối hình tròn và một vùng bóng nửa tối viền xung quanh vùng bóng tối. Tìm đường kính của vùng bóng tối và đường kính vùng bóng nửa tối.
Câu 2: Một gương cầu lõm có tâm O. Gọi C là điểm ở giữa mặt gương. Delta (ở đây mình kí hiệu tạm là D) là một đường thẳng đi qua O và C, S là một điểm sáng ở trước gương và nằm trên đường D. Một tia sáng SI đến gương có tia phản xạ là IR.
a) Cho biết góc COI là alpha ( kí hiệu tạm là a) và tia IR song song với OC. Vẽ hình và tính (theo a) góc CSI
b) Cho biết SC= 2OC và góc COI là a. Vẽ hình và tính (theo a) góc CSI
__________________
Đặt một chiếc đồng hồ cát lên trên một cái cân nhạy. Lúc đầu cát toàn bộ ở ngăn trên. Người ta khéo léo nở van thông hai ngăn trên - dưới để cho cát từ từ chảy xuống. Số chỉ của cân sẽ thế nào?
Bài 2: Nhiệt học
Một chất đặc biệt có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ hoá hơi và nhiệt độ thăng hoa (chất từ rắn chuyển sang thể khí mà không qua quá trình trung gian sang thể lỏng) bằng nhau. Tìm liên hệ giữa nhiệt nóng chảy, nhiệt hoá hơi và nhiệt thăng hoa của cùng một lượng chất đó.
Gợi ý: Nhiệt nóng chảy là nhiệt lượng cần thiết cần cung cấp để một lượng chất nóng chảy. Tương tự cho định nghĩa nhiệt hoá hơi và nhiệt thăng hoa
Bài 3: Quang học
Trên một sơ đồ quang học của Snellius, do đã mờ, người ta chỉ còn thấy 3 điểm A,B và C. Theo chú thích bên dưới hình vẽ của Snellius, người ta biết A là vật sáng, B là ảnh của vật sáng qua một thấu kính hội tụ L và C là tiêu điểm của thấu kính. Qua đo đạc, người ta thu được AB=27 cm, BC= căn 730 cm, CA=1 cm. Hãy xác định giá trị tiêu cự của thấu kính.
Bài 4: Điện học <rất khó>
Trong không gian có N điểm được nối với nhau bằng các điện trở nhỏ giá trị r. Có thể nối chúng với nhau bằng mọi cách bất kỳ, miễn là ta có thể đi giữa 2 điểm nào đó tuỳ ý thông qua một chuỗi điện trở không đứt đoạn. Mỗi một điểm có thể nối với từ 1 hoặc N-1 điểm khác. Tính điện trở tương đương giữa 2 điểm gần nhất (2 điểm ở 2 đầu 1 điện trở r)
Gợi ý: Đây không phải bài: "có N điểm trong không gian và nối mỗi điểm với N-1 điểm còn lại"; rất nhiều bạn có thể nhầm lẫn giữa 2 bài này.
Bài 1: (4 điểm)
Một khối hộp trọng lượng P=1000N được đặt nằm ngang trong một hồ nước, mặt trên của khối hộp ngang với mặt nước. Khối hộp có chiều cao là h=0.6m, tiết diện là S=0.1m2. Trọng lượng riêng D=10000N/m3. Tác dụng lực F lên khối hộp theo phương thẳng đứng để di chuyển khối hộp thật chậm ra khỏi mặt nước.
a) Gọi quãng đường đi của khối hộp là x (0<= x<= h). Chứng minh rằng giá trị của F là một hàm bậc nhất theo x. Vẽ đồ thị biểu diễn sự biến đổi của F theo x.
b) Cho biết khi F là hàm bậc nhất của x thì giá trị trung bình của F là Ftb= (F1+F2)/2, F1 và F2 là các giá trị đầu cuối của F. Tìm công của lực kéo F khi di chuyển khối hộp ra khỏi mặt nước.
Bài 2: (4 diểm)
Có hai bình nước, bình I chứa m1= 3,6kg nước ở nhiệt độ t1=60 độ C, bình II chứa m2= 0,9 kg nước ở nhiệt độ t2= 20 độ C. Đầu tiên rót một lượng nước có khối lượng m từ bình I sang bình II. Sau đó khi nước trong mình II đã đạt được cân bằng nhiệt, người ta lại rót một lượng nước có khối lượng m từ bình II sang bình I. Nhiệt độ nước trong bình I khi cân bằng là t1=59 độ C.
a) Tìm nhiệt độ nước trong bình II
b) Sau dó người ta lại lặp lại thao tác như trên, tìm nhiệt độ sau cùng của nước trong mỗi bình.
Cho rằng nước không trao đổi nhiệt với môi trường bên ngoài.
Bài 3: (4 điểm)
Hai gương phẳng G1(AB) G2(CD) đặt song song đối diện nhau, mặt phản xạ quay và nhau. Khoảng cách giữa hai gương là h=AC=20cm, chiều dài mỗi gương là d=AB=CD=85 cm. Một bóng đèn nhỏ S đặt cách đều hai gương, ngang với mép A và C của hai gương. Một người đặt mắt tại O ở cách đều hai gương và cách S đoạn l=SO=100 cm.
a) Hãy vẽ và nêu cách vẽ đường đi của tia sáng từ S đến và phản xạ hai lần trên G1, một lần trên G2 rồi đến mắt. Tính chiều dài đường đi tia sáng này.
b) Người này nhìn vào gương sẽ thấy tối đa bao nhiêu ảnh của S trong hai gương đó.
Bài 4: (4 điểm)
Mạch điện gồm nguồn điện có hiệu điện thế không đổi U, vôn kế có điện trở Rv, Ampe kế có điện trở Ra và điện trở thuần R được mắc lần lượt như sau:
1. (R//Rv)ntRA, Ampe kế chỉ 10mA, vôn kế chỉ 2V
2. (R//RA)ntRv, Ampe kế chỉ 2.5mA
a) Lập biểu thức tính chỉ số của vôn kế trong trường hợp 1 theo U, RA, R.
b) Tìm giá trị điện trở thuần R
Bài 5: (4 điểm)
Trong cầu chì của một mạch điện, dây chì đường kính d1=0.3mm bị nóng chảy và đứt khi có dòng điện I1=1,8A đi qua, còn dây chì đường kính d2=0.6mm bị nóng chảy và đứt khi có dòng điện I2=5 A đi qua. Hỏi dòng điện trong mạch là bao nhiêu sẽ làm đứt cầu chì có hai loại dây chì trên mắc song song? Cho rằng các đoạn dây chì có cùng điện trở suất và chiều dài.
__________________
Bài 1: (4 điểm)
Một hợp kim A được tạo nên từ các kim loại đồng và bạc. Tỉ lệ khối lượng đồng và bạc trong hợp kim lần lượt là 80% và 20%.
a) Tìm khối lượng riêng của hợp kim A
b) Một hợp kim B được tạo nên từ kim loại vàng và hợp kim A nêu trên. Hợp kim B được dùng để chế tạo một chiếc vương miện. Chiếc vương miện hoàn toàn đặc. Chiếc vương miện có khối lượng là 75g và thể tích là 5cm3. Tìm khối lượng của vàng trong vương miện.
Khối lượng riêng của đồng là 8,9g/cm3, của bạc là 15,5g/cm3, của vàng là 19,3g/cm3
Bài 2: (4 điểm)
Người ta dùng bếp điện để đun nước trong một chiếc ấm. Công suất nhệt P do bếp cung cấp cho nước khi đun là không đổi. Nhiệt độ đầu của nước là 25 độ C. Thời gian từ lúc bắt đầu đun nước đến lúc nước sôi là t1=15ph. Khi nước bắt đầu sôithì người ta ngừng đun nước. Sau khi ngừng đun nước thì nhiệt độ của nước giảm còn 80 độ C.
Cho rằng khi đun nước và để nguội, nhiệt lượng q do nước tỏa ra môi trương trong một đơn vị thời gian là không đổi. Tìm hiệu suất của bếp khi đun nước.
Bài 3: (4 điểm)
Mạch điện AB gồm ba điện trở R1= 10ohm mắc nối tiếp với (R2= 30ohm song song với R3=60ohm). Hiệu điện thế giữa hai điểm A và B là U.
a) Tính theo U cường độ dòng điện qua mỗi điện trở
b) Tìm U để các điện trở không bị hư ( công suất tiêu thụ của mỗi điện trở không vượt quá 1,2W)
Bài 4: (4 điểm)
Một bóng đèn trên có ghi 6V-3W. Một biến trở có điện trở lớn nhất là RAB=30ohm, C là vị trí con chạy của biến trở, C có thể di chuyển từ A đến B. Đèn và biến trở được mắc vào một nguồn hiệu điện thế U=9V. Gọi điện trở của đoạn AC trên biến trở là x. Tìm các cách mắc đèn và biến trở vào nguồn điện để đèn sáng bình thường. Tìm x trong mỗi cách mắc và hiệu suất của nguồn trong mỗi cách mắc.
Bài 5: (4 điểm)
Chọn 1 trong 2 câu sau:
Câu 1: Một nguồn sáng có dạng đĩa hình tròn tâm O1, đường kính AB=d1=30cm. Một màn chắn M đặt song song với đĩa sáng và ở cách đĩa đoạn l=50cm. Một tấm bìa phản ánh sáng hình tròn tâm O2, đường kính CD=10cm. Tấm bìa đặt trong khoảng giữa đĩa sáng và màn, song song với đĩa và màn, ở cách màn đoạn b=10cm. Hai tâm O1 và O2 nằm trên đường thẳng vuông góc với màn. Trên màn ta thấy một vùng bóng tối hình tròn và một vùng bóng nửa tối viền xung quanh vùng bóng tối. Tìm đường kính của vùng bóng tối và đường kính vùng bóng nửa tối.
Câu 2: Một gương cầu lõm có tâm O. Gọi C là điểm ở giữa mặt gương. Delta (ở đây mình kí hiệu tạm là D) là một đường thẳng đi qua O và C, S là một điểm sáng ở trước gương và nằm trên đường D. Một tia sáng SI đến gương có tia phản xạ là IR.
a) Cho biết góc COI là alpha ( kí hiệu tạm là a) và tia IR song song với OC. Vẽ hình và tính (theo a) góc CSI
b) Cho biết SC= 2OC và góc COI là a. Vẽ hình và tính (theo a) góc CSI
__________________