C
conan193
) Mình khoái mấy bài nhiệt )
Tiếp nhé
Có một số chai sữa hoàn toàn giống nhau đều đang ở nhiệt độ[TEX]t_x[/TEX].Người ta bỏ từng chai lần lượt vào một bình cách nhiệt chứa nước,sau khi cân bằng nhiệt thì lấy ra rồi cho chai khác vào.Nhiệt độ nước ban đầu trong bình là[TEX]t_0=33[/TEX],chai thứ hai khi lấy ra có nhiệt độ [TEX]t_2=30.5[/TEX].Bỏ qua sự hao phí nhiệt
a.Tìm nhiệt độ [TEX]t_x[/TEX]
b.Đến chai thứ bao nhiêu thì khi lấy ra nhiệt độ nước trong bình nhỏ hơn 26 độ c
Bài nè có vẻ dễ hơn thì phải
Để em chém bài nè mấy bài trước bị conan giật tem rồi )
Ta có các phương trình cân bằng nhiệt
(*)[TEX]m_n.C_n.3=m.C.(33-t_x)[/TEX]
\Rightarrow[TEX]\frac{33-t_x}{3}=\frac{m_n.C_n}{m.C}[/TEX] (1)
(*)[TEX]m_n.C_n.2,5=m.C.(30,5-t_x)[/TEX]
\Rightarrow[TEX]\frac{30,5-t_x}{2,5}=\frac{m_n.C_n}{m.C}[/TEX] (2)
Từ (1) và (2)
[TEX]\frac{30,5-t_x}{2,5}=\frac{33-t_x}{3}[/TEX]
[TEX]0,5t_x=9^0C[/TEX]
[TEX]t_x=18^0C[/TEX]
Câu b)
gọi [TEX]a[/TEX] là nhiệt dung của chai sửa
[TEX]b[/TEX] là nhiệt dung của nlk
thay thế kết quả t_0=18^oC vào phương trình (1) ( câu a)
ta được b=5a
nếu giả sử bỏ thêm chai sửa thứ 3:
[TEX]a(t_1-18)=b(30,5-t_1)[/TEX]
\Rightarrow[TEX] t_1=28,42^oC[/TEX]
chai thứ 4:
[TEX]a(t_2-18)=b(28,42-t_2)[/TEX]
\Rightarrow [TEX]t_2=26,7^oC[/TEX]
chai thứ 5:
[TEX]a(t_3-18)=b(26,7-t_3)[/TEX]
\Rightarrow [TEX]t_3=25,25^oC[/TEX]
vậy sau chai sửa thứ 5 thì nhiệt độ các chai sữa còn lại sẽ nhỏ hơn 26^oC
Bài này hôi trước chị cobonla ra rồi, tên Tuấn nhanh nhảu câu a, nên tui làm câu b.