[Vật lý 8]Một số bài tập(đc tổng hợp từ các đề thi)

D

diep_2802

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài I(Đề thi tuyển sinh THPT chuyên năm 2007)
Hai bến sông A,B nằm dọc bờ sông,cách nhau 60km.Thời gian một canoo khi xuôi dòng từ A đến B nhỏ hơn thời gian khi đi ngược dòng từ B về A là 30 phút.Biết vận tốc ca nô khi nước yên lặng là v=35km/h và khi xuôi dòng cũng như ngược dòng động cơ ca nô hoạt động cùng một chế độ
1.Tìm vận tốc dòng nước(câu này dễ nà )
2.Giả sử khi ca nô bắt đầu rời A thì cũng là lúc có một bè gỗ trôi ngang qua A.Canoo xuôi dòng đến vị trí C thì quay trở lại và gặp bè tại vị trí cách điểm A là 7 km.Tìm khoảng cách AC và thời gian ca nô đi ngược dòng,Bở qua thời gian ca nô quay đầu ở C
Bài 2(Kì thi chọn học sinh giỏi tỉnh 2007-2008)
Từ thành phố A vào lúc 6h một người đạp xe đạp đến thành phố B cách A là 90 km.Sau đó 30 phút một người đi xe máy cũng khởi hành từ A đến B,vào lúc 7 h người đi xe máy vượt người đi xe đạp.Đến thành phố B người đi xe máy nghỉ 30 phút sau đó quay lại thành phố A với vận tốc cũ và gặp người đi xe đạp lúc 10h40'.Xác định
a.Người đi xe máy,người đi xe đạp đến thành phố B lúc máy giờ
b.Vẽ đồ thị chuyển động của 2 người trên cùng một hệ trục toạ độ

 
L

l94

Bài I(Đề thi tuyển sinh THPT chuyên năm 2007)
Hai bến sông A,B nằm dọc bờ sông,cách nhau 60km.Thời gian một canoo khi xuôi dòng từ A đến B nhỏ hơn thời gian khi đi ngược dòng từ B về A là 30 phút.Biết vận tốc ca nô khi nước yên lặng là v=35km/h và khi xuôi dòng cũng như ngược dòng động cơ ca nô hoạt động cùng một chế độ
1.Tìm vận tốc dòng nước(câu này dễ nà )
2.Giả sử khi ca nô bắt đầu rời A thì cũng là lúc có một bè gỗ trôi ngang qua A.Canoo xuôi dòng đến vị trí C thì quay trở lại và gặp bè tại vị trí cách điểm A là 7 km.Tìm khoảng cách AC và thời gian ca nô đi ngược dòng,Bở qua thời gian ca nô quay đầu ở C

1/Thời gian đi ngược dòng:[tex]t_1=\frac{S}{v_t-v_n}[/tex]
thời gian đi ngược dòng:[tex]t_2=\frac{S}{v_t+v_n}[/tex]
ta có:[tex]t_1-t_2=0,5[/tex]
[tex]\frac{S}{v_t-v_n}-\frac{S}{v_t+v_n}=0,5 \Rightarrow v_n=5km/h[/tex]
2/ Thời gian đi xuôi:[tex]t_1'=\frac{AC}{v_t+v_n}[/tex]
thời gian đi ngược cho đến lúc gặp:[tex]t_2'=\frac{AC-7}{v_t-v_n}[/tex]
thời gian thuyền đi bằng thời gian bè đi đến lúc gặp.
vì bè thả trôi nên vận tốc nó bằng vận tốc dòng nước:
ta có pt:[tex]\frac{AC}{40}+\frac{AC-7}{30}=\frac{7}{5} \Rightarrow AC=28km[/tex]
 
Last edited by a moderator:
L

l94

Bài 2(Kì thi chọn học sinh giỏi tỉnh 2007-2008)
Từ thành phố A vào lúc 6h một người đạp xe đạp đến thành phố B cách A là 90 km.Sau đó 30 phút một người đi xe máy cũng khởi hành từ A đến B,vào lúc 7 h người đi xe máy vượt người đi xe đạp.Đến thành phố B người đi xe máy nghỉ 30 phút sau đó quay lại thành phố A với vận tốc cũ và gặp người đi xe đạp lúc 10h40'.Xác định
a.Người đi xe máy,người đi xe đạp đến thành phố B lúc máy giờ
b.Vẽ đồ thị chuyển động của 2 người trên cùng một hệ trục toạ độ
khi xe đạp gặp xe máy:
[tex]v_m.(1-0,5)=v_d.1 \Rightarrow 0,5v_m=v_d[/tex](1)
Thời gian xe máy đến B kể từ 6h(kể cả thời gian nghỉ):[tex]t_2=0,5+\frac{90}{v_m}+0,5[/tex]
lúc đó xe đạp đi được:[tex]S_3=v_d.(1+\frac{90}{v_m})[/tex]
Khoảng cách giữa chúng khi đó:[tex]d=90-S_3=90-v_d.(1+\frac{90}{v_m})[/tex]
thời gian chúng gặp nhau kể từ khi đó:
[tex]t_4=\frac{d}{v_m+v_d}=\frac{90-v_d.(1+\frac{90}{v_m})}{v_m+v_d}[/tex]
vậy ta có:[tex]t_4+t_2=\frac{14}{3}[/tex](2)
từ 1 và 2:
[tex] \Leftrightarrow v_m=30km/h \Rightarrow v_d=15km/h[/tex]
vậy thời gian người đi xe máy đến B:[tex]t_1=6+0,5+\frac{90}{v_m}=9h30[/tex]
thời gian người xe đạp đến B:[tex]t_d=\frac{90}{v_d}+6=\frac{90}{15}+6=12h[/tex]
bài này khổ quá>"<
câu b: dễ, tự vẽ.
 
C

conan193


Bài 2(Kì thi chọn học sinh giỏi tỉnh 2007-2008)
Từ thành phố A vào lúc 6h một người đạp xe đạp đến thành phố B cách A là 90 km.Sau đó 30 phút một người đi xe máy cũng khởi hành từ A đến B,vào lúc 7 h người đi xe máy vượt người đi xe đạp.Đến thành phố B người đi xe máy nghỉ 30 phút sau đó quay lại thành phố A với vận tốc cũ và gặp người đi xe đạp lúc 10h40'.Xác định
a.Người đi xe máy,người đi xe đạp đến thành phố B lúc máy giờ
b.Vẽ đồ thị chuyển động của 2 người trên cùng một hệ trục toạ độ


lần gặp 1:

thời gian người thứ nhất đi là:

[TEX]t_1=7h-6h=1 (h)[/TEX]

thời gian người thứ 2 đi là:

[TEX]t_2=7h-6h30=30p=0,5(h)[/TEX]

quãng đường người thứ nhất đi cho đến điểm gặp nhau là:

[TEX]S_1=v_1.t_1=v_2.t_2[/TEX]

\Leftrightarrow [TEX]v_1=0,5v_2 (1)[/TEX]

lần gặp thứ 2:

thời gian người thứ nhất đi từ điểm gặp thứ nhất cho đến khi gặp lần 2:

[TEX]t_n=10h40-7h=3\frac{2}{3}h[/TEX]

thời gian người thứ hai đi từ điểm gặp thứ nhất cho đến khi gặp lần 2:

[TEX]t_m=10h40-7h30=4h10p=4\frac{1}{6}[/TEX]

tổng quãng đường 2 xe đi là:

[TEX]s_1+s_2+s_3=2S[/TEX]

với [TEX]s_2,s_3[/TEX] lần lượt là quãng đường người đi xe đạp và xe máy đi lần lượt từ
điểm gặp thứ nhất cho đến điểm gặp thứ 2.[TEX] S[/TEX] là tổng quãng đường.

\Leftrightarrow[TEX] v_1.t_x+v_2.t_2[/TEX]

\Leftrightarrow [TEX]v_1.(t_1+t_n)+v_2(t_2+t_m)=2.S[/TEX]

\Leftrightarrow[TEX] v_1.4\frac{2}{3}+v_2.3\frac{2}{3} (2)[/TEX]

Từ[TEX] (1)[/TEX] và [TEX](2) [/TEX]suy ra

[TEX]v_1=15km/h[/TEX]

[TEX]v_2=30km/h[/TEX]

xe đạp đến B lúc :

[TEX]t_d=6+\frac{90}{15}=12h[/TEX]

xe máy đến B lúc:

[TEX]t_m=6h30+\frac{9}{30}=9h30[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
D

diep_2802

1)Em làm theo kiểu này ;))
Thời gian ca nô đi xuôi dòng là [TEX]t_1[/TEX]
Thời gian ca nô đi ngược dòng là [TEX]t_1+0.5[/TEX]
Vận tốc xuôi dòng là
[TEX]V_x=V_cn-Vn=>[/TEX][TEX]\frac{60}{t_1}=35 + V_n[/TEX]
=>[TEX]V_n=[/TEX][TEX]\frac{60}{t_1}-35[/TEX] (1)
Vận tốc ngược dòng là
[TEX]V_ng=V_cn-V_n[/TEX]=>[TEX]\frac{60}{t+0.5}[/TEX]=[TEX]35-V_n[/TEX]
=>[TEX]\frac{120}{2t_1+1}[/TEX]=[TEX]35-V_n[/TEX]
=>[TEX]V_n=35-[/TEX][TEX]\frac{120}{2t_1+1}[/TEX] (2)
Từ (1) và (2) ta có
[TEX]\frac{60}{t_1}-35[/TEX]=[TEX]35-\frac{120}{2t_1+1}[/TEX]
=> [TEX]t_1=1.5 h[/TEX]
=>Vận tốc xuôi dòng là
[TEX]\frac{60}{1.5}[/TEX]=40km/h
=>Vận tốc nước là
[TEX]V_n=V_x-V_cn=>V_n=40-35=5km/h[/TEX]
b)Thời gian bè đi đến vị trí cách điểm A là 7 km bằng thời gian ca nô đi đến C và quay lại gặp bè .ta có
Thời gian đi từ A-C của ca nô là [TEX]\frac{AC}{40}[/TEX]
Thời gian đi từ Ctrở đi và quay lại gặp bè là [TEX]\frac{AC-7}{30}[/TEX](30 là vận tốc ngược dòng của ca nô)
=>[TEX]\frac{AC}{40}[/TEX]+[TEX]\frac{AC-7}{30}[/TEX]=[TEX]\frac{7}{5}[/TEX]
=>AC=28km

 
Last edited by a moderator:
V

vatly_tuoitho

cho tham gia với ( giúp mình bài này ) ??

1) Hai cano chạy dọc theo một hồ lớn , cả đi lẫn về . Vận tốc của mỗi cano không đổi trong quá trình chuyển động . Cano số 1 xuất phát từ bờ A của hồ , cano số 2 xuất phát từ bờ B cùng một lúc . Hai cano gặp nhau lần đầu cách bờ A là 500m , rồi tiếp tục chạy về bờ đối diện không nghỉ và gặp nhau lần thứ 2 cách bờ B là 300 m .
@};- Tính chiều dài của hồ
@};- Tỉ số vận tốc của cano là bao nhiêu ?
:confused: Hãy giải bài này bằng cách tính toán ít nhất
.
 
D

diep_2802

Bài này dễ nà :">
Cho mạch điện như hình vẽ có [TEX]U=12V ,R_1=3\large\Omega ,R_2=2\large\Omega[/TEX]
a.Biết I qua [TEX]R_2[/TEX] khi K mở gấp hai lần khi K đóng.Tính [TEX]R_3[/TEX]
b.[TEX]R_3[/TEX] là dây dẫn đồng chất có S=0.5[TEX]mm^2,l=2.4m[/TEX].Tính [TEX]p[/TEX]
gr.png
 
M

mrbap_97

Bài này dễ nà :">
Cho mạch điện như hình vẽ có [TEX]U=12V ,R_1=3\large\Omega ,R_2=2\large\Omega[/TEX]
a.Biết I qua [TEX]R_2[/TEX] khi K mở gấp hai lần khi K đóng.Tính [TEX]R_3[/TEX]
b.[TEX]R_3[/TEX] là dây dẫn đồng chất có S=0.5[TEX]mm^2,l=2.4m[/TEX].Tính [TEX]p[/TEX]
gr.png

Anh vẽ lại hình dùm em đi cái mạch gì không thấy nguồn nằm đâu hết sao giải !!!:D:D
 
D

diep_2802

Vẽ lại mạch điện ta có
a35d7fd8b73c243ead01ef4384ffcfec_35586277.2.png

Khi K mở mạch có [TEX]R_1//R_2[/TEX]
\Rightarrow[TEX]I=\frac{U}{R_1+R_2}=\frac{12}{3+2}=2.4A[/TEX]
[TEX]I_2=I=2.4A[/TEX]
Khi K đóng mạch có [TEX](R_2//R_3}nt R_1[/TEX]
[TEX]R_23=\frac{2R_3}{2+R_3}[/TEX]
[TEX]R=R_23+R_1=\frac{2R_3}{2+R_3}+3[/TEX]
[TEX]I=\frac{u}{R}=\frac{12.(2+R_3)}{2R_3+3(2+R_3)}= \frac{24+12R_3}{6+5R_3}[/TEX]
Mặc khác:[TEX]\frac{R_2}{R_3}=\frac{I_3}{I_2}=\frac{R_2+R_3}{R_3}=\frac{I_3+I_2}{I_2}=\frac{I}{I_2}[/TEX]
=>[TEX]I_2=\frac{IR_3}{R_2+R_3}=\frac{(24+12R_3)R_3}{(2+R_3)(6+5R_3)}=1.2A[/TEX]
Từ đó ta suy ra [TEX]R_3=1.2 [/TEX]ôm
b)[TEX]p=\frac{R_3.S}{l}=\frac{1,2.0,5}{2.4}=0,25.10^-8[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
D

diep_2802

;)) Tiếp về các bài tập về biến trở nha các bạn ;)
1.Cho một mahcj điện như hình vẽ.Bóng có ghi Đ(6V-0.5A).[TEX]U_AB=12V[/TEX]ko đổi
a.Đèn sấng bình thường.Tính điện trở của biến trở tham gia vào mạch điện
b.Dịch chuyển con chạy biến trở sao cho giá trị của biến trở lúc này tăng lên 3 lần so với câu a.Hỏi độ sáng của đèn lúc này như thế nào.Tính I qua đèn
5ee85399c2d3356af58b585e4b5933e5_35629966.ty.png
 
P

pety_ngu

;)) Tiếp về các bài tập về biến trở nha các bạn ;)
1.Cho một mahcj điện như hình vẽ.Bóng có ghi Đ(6V-0.5A).[TEX]U_AB=12V[/TEX]ko đổi
a.Đèn sấng bình thường.Tính điện trở của biến trở tham gia vào mạch điện
b.Dịch chuyển con chạy biến trở sao cho giá trị của biến trở lúc này tăng lên 3 lần so với câu a.Hỏi độ sáng của đèn lúc này như thế nào.Tính I qua đèn
5ee85399c2d3356af58b585e4b5933e5_35629966.ty.png
mạch điện gồm
[TEX]R_{MC} [/TEX] nt Đ
khi đèn sáng bt ta có
[TEX]I[/TEX]đm=[TEX]I[/TEX]đ=[TEX]I_{CM}[/TEX]=0,5 A
[TEX]U_{CM} [/TEX]=[TEX]U_{AB}[/TEX]-[TEX]U[/TEX]đ=6V
điện trở biến trở tham gia mạch điện
[TEX]R_{CM}[/TEX]=[TEX]U_{CM} / I_{CM}[/TEX]=12 ôm
b)khi dịch con chạy C giá trị tăng lên 3 lần
thì R' {CM} =36 ôm
Rđ=Uđm/Iđm= 6/0,5=12 ôm
I=Iđ=U/ {R'CM+Rđ}=12/{36+12}=0,25 A
vì Iđ<Iđm \Rightarrow đèn sáng yếu hơn bt

http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=171956&page=4
 
Last edited by a moderator:
D

diep_2802

tiếp nà
Dùng một nguồn có U không đổi U=32V.Để thắp sáng bình thường một bộ bóng đèn có ghi (2.5V-1.25W).Dãy nối trong bô bóng đèn đến nguồn có R=1 ôm.Tìm các cách mắc để các bóng sáng bình thường.Cách mắc nào cho phép sử dụng nhiều đèn nhẩt
 
P

pety_ngu

tiếp nà
Dùng một nguồn có U không đổi U=32V.Để thắp sáng bình thường một bộ bóng đèn có ghi (2.5V-1.25W).Dãy nối trong bô bóng đèn đến nguồn có R=1 ôm.Tìm các cách mắc để các bóng sáng bình thường.Cách mắc nào cho phép sử dụng nhiều đèn nhẩt
điện trở của một đèn là
Rđ=[TEX]U_^2[/TEX]/P = [TEX]{2,5}_^2 / 1,25[/TEX] = 5 ôm
giả sử bóng đèn đc mắc thành m dãy mỗi dãy có n bóng
mạch gồm
R nt (m dãy mỗi dẫy có n đèn nt với nhau)
R n đèn =5n/m , I =mIđ = 0,5m
ta có I = Uo/(R+Rnđ) = 32/(1 + 5n/m)= 0,5 m
32 =0,5m +2,5 n
64 =m+5n (1)
m , n nguyên dương
giải pt 1 ta đc 12 nghiệm như sau
nếu n=1 thì m =59
n=5,m=54
n=3 ,m=49
n=4,m=44
n=5 m=39
tương tự
n=6,7,8,9,10,11,12
thì m lần lượt =34,29,24,19,14, 9,4
cáhc mắc thành 6 dãy // cho phép sử dụng nhiều bóng nhất (6* 34=204 bóng )
@-)@-)@-)@-):-SS:-SS:-SS
bài toán biện luận ,định mức
tương đối khó
không có trong chương trình lớp 8
_____________________
thanks tớ nha!!!
giải ra mỏi tay quá

http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=171956&page=4
 
Last edited by a moderator:
D

diep_2802

;)) Đáp án và cách giải đúng rồi đó bạn ;))Hình như mình post nhầm .Đáng lẽ bài này ở pic 9 :p.
 
P

pety_ngu

minh bost bài mới nghe diệp

Dùng bếp dầu hỏa để đun sôi 2 lít nước từ 15*C mất 10 phút. hỏi mỗi phút phải dùng bao nhiêu dầu hỏa?biết chỉ có 40%nhiệt lượng do dầu hỏa tỏa ra làm nóng nước . cho biết Cn=4190J/kg.K, năng suất tỏa nhiệt của dầu hỏa là 46.106J/kg
 
Last edited by a moderator:
C

conan193

Dùng bếp dầu hỏa để đun sôi 2 lít nước từ 150C mất 10 phút. hỏi mỗi phút phải dùng bao nhiêu dầu hỏa?biết chỉ có 40%nhiệt lượng do dầu hỏa tỏa ra làm nóng nước . cho biết Cn=4190J/kg.K, năng suất tỏa nhiệt của dầu hỏa là 46.106J/kg

Nhiệt lương có ích để đun sôi nước là:

[TEX]Q_c_i =m.c.(100-t_1)[/TEX]

[TEX]= 2.(100-25).4190[/TEX]

[TEX]=628500 (J)[/TEX]

Nhiệt lượng toàn phần là:

[TEX]Q_t_p=\frac{Q_c_i}{H}[/TEX]

[TEX]=\frac{628500 }{40%}[/TEX]

[TEX]=1571250 (J)[/TEX]

Nhiệt lượng toàn phần tỏa ra trong 1 phút là:

[TEX]Q'=\frac{Q_t_p}{t}[/TEX]

[TEX]=\frac{1571250}{10}[/TEX]

[TEX]=157125 (J)[/TEX]

Vậy lượng dầu cần dùng trong 1 phút là:

[TEX]m=\frac{Q'}{q}=\frac{157125}{46.106}= 32,22(kg)[/TEX]
 
P

pety_ngu

bạn giải bài này nhá connan

đổ một thìa nước nóng vào bình nhiệt lượng kế
nhiệt độ của nó tăng lên 6*C
lại đổ thêm một thìa nước nóng nữa vvào nhiệt lượng kế nhiệt độ của nó tăng thêm 4*C nữa
hỏi nếu ta đổ tổng cộng 5 thìa nước nóng vào nhiệt lượng kế thì nhiệt độ của nó đc bao nhiêu ? bỏ qua sự trao đổi nhiệt với mt
 
C

conan193

đổ một thìa nước nóng vào bình nhiệt lượng kế
nhiệt độ của nó tăng lên 6*C
lại đổ thêm một thìa nước nóng nữa vvào nhiệt lượng kế nhiệt độ của nó tăng thêm 4*C nữa
hỏi nếu ta đổ tổng cộng 5 thìa nước nóng vào nhiệt lượng kế thì nhiệt độ của nó đc bao nhiêu ? bỏ qua sự trao đổi nhiệt với mt

Bài này gặp rồi .
[TEX]a[/TEX] là nhiệt dung của nhiệt lượng của nhiệt lượng kế

[TEX]b[/TEX] là nhiệt dung của một ca chất lỏng

[TEX]t^'[/TEX] là nhiệt độ lần 3 cần tìm

[TEX]t_1, t_2[/TEX] lần lược là nhiệt độ ban đầu của nhiệt lượng kế và chất lỏng

ta có:

lần 1: [TEX]a(t_1+5-t^')=b(t_2-t_1-5) (1)[/TEX]

\Leftrightarrow [TEX]5a=b(t_2-t_1-5)[/TEX]
lần 2: [TEX](a+b)[(t_1+5+3)-(t_1-5)]=b[t_2-(t_1+5+3)][/TEX]

\Leftrightarrow [TEX]3a+3b=b(t_2-t_1-8) (2)[/TEX]

lần 3: (5 ca chất lỏng )

[TEX](a+2b)[(t_1+8+t^')-(t_1+8)]=5b(t_2-t_1-8-t^')[/TEX]

[TEX](a+2b)t^'=5b(t_2-t_1-8-t^') (3)[/TEX]

lấy [TEX](1)-(2) [/TEX]ta được:

[TEX]2a-3b=b[(t_2-t_1-5)-(t_2-t_1-8)][/TEX]

\Leftrightarrow[TEX] 2a-3b=3b [/TEX]

\Leftrightarrow [TEX]a=3b (4)[/TEX]

thay thế [TEX](4)[/TEX] vào [TEX](2) [/TEX]

[TEX]9b+3b=b(t_2-t_1-8)[/TEX]

[TEX]12b=b(t_2-t_1-8)[/TEX]

\Rightarrow[TEX] t_2-t_1-8=12 (5)[/TEX]

thay thế [TEX](4)[/TEX] và[TEX] (5)[/TEX] vào [TEX](3) [/TEX]ta được:

[TEX]5bt^'=5b(12-t^')[/TEX]

\Leftrightarrow [TEX]t^'=12-t^'[/TEX] \Leftrightarrow [TEX]t^' =6^oC[/TEX]

p/s: e là mem mới nên ko bik vik kí hiệu ohm tìm ở đâu mong bài con giúp vs hic ^^!
 
D

diep_2802

;)) Mình khoái mấy bài nhiệt ;))
Tiếp nhé ;)
Có một số chai sữa hoàn toàn giống nhau đều đang ở nhiệt độ[TEX]t_x[/TEX].Người ta bỏ từng chai lần lượt vào một bình cách nhiệt chứa nước,sau khi cân bằng nhiệt thì lấy ra rồi cho chai khác vào.Nhiệt độ nước ban đầu trong bình là[TEX]t_0=33[/TEX],chai thứ hai khi lấy ra có nhiệt độ [TEX]t_2=30.5[/TEX].Bỏ qua sự hao phí nhiệt
a.Tìm nhiệt độ [TEX]t_x[/TEX]
b.Đến chai thứ bao nhiêu thì khi lấy ra nhiệt độ nước trong bình nhỏ hơn 26 độ c
 
Top Bottom