Vật lí [Vật lý 8] BÀI TẬP VẬT LÝ HAY & KHÓ

G

gaconkudo

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề 1
Bài 1: Có 3 người cần đi từ A đến B dài 20 km. nhưng xe đạp chỉ chở được 2 người nên một người phải đi bộ. thời gian đến B được tính khi cả 3 đến B. Đầu tiên, người I chở người II còn người II đi bộ. Đến vị trí nào đó người I để người người II đi bộ còn người I quay lại chở người III chạy tiếp đến B. hỏi thời gian cả 3 đến B là bao nhiêu ? biết vận tốc đi bộ là 4 km/h còn xe đạp là 20 km/h ( các vận tốc trong các trường hợp là như nhau )

Bài 2: Có 2 xe, nếu đi ngược chiều nhau thì khoảng cách giữa 2 xe giảm 25 km, nếu khởi cùng chiều thì khoảng cách giữa 2 xe chỉ giảm 5 km. Hỏi vận tốc 2 xe là bao nhiêu?

Bài 3: một chiếc xuồng máy đi ngược dòng sông gặp một bè đang trôi theo dòng, sau khi gặp bè được 30 ph thì xuồng bị hỏng nên phải sửa chữa trong 15 ph(trong khi xuồng bị hỏng thì xuồng bị trôi theo dòng nước), sau 15 ph thì sửa xong và xuồng quay lại đuổi theo bè với vận tốc như cũ và xuồng gặp lại bè ở một điểm cách điểm gặp
nhau 2,5 km. Hỏi vận tốc của bè là bao nhiêu?

Bài 4: Đổ 1 thìa nước vào một cái bình, nhiệt độ của nó tăng lên 3độ C, lại đổ thêm một thìa nữa, nhiệt độ của nó tăng thêm 2độ C. Hỏi nếu ta đổ một lúc 5 thìa thì nhiệt độ của nó tăng thêm bao nhiêu độ C ?

Bài 5: Một nhiệt lượng kế có khối lượng 100g, chứa 500g nước ở :15 độ C. Người ta thả vào đó 150g hỗn hợp bột nhôm và thiếc ở 100 độ C. Khi có cân bằng nhiễt thì nhiệt độ của hỗn hợp là 17 độ C. Tính khối lượng nhôm và thiếc trong hỗn hợp biết C nhôm= 900 J/kg.k, C thiêc= 230 J/kg.k, C nước= 4200J/kg.k và C nhiệt lượng kế= 460 J/kg.k

Bài 6: Người ta dùng 1 bếp điện để đun nước trong ấm biết nhiệt lượng do bếp cung cấp cho nước khi đun là không đổi, nhiệt độ ban đầu của nước là 25 độ C. Thời gian từ lúc bắt đầu đun cho đến khi sôi là 12 phút. Khi nước bắt đầu sôi thì ngừng đun nước. Sau khi ngừng đun được 24 phút thì nhiệt độ của nước trong ấm là \60 độ C. Cho rừng khi
đun và để nguội nược, nhiệt lượng tỏa ra môi trường trong 1 đơn vị thời gian là đều đặng( không đổi ). Tìm hiệu suất nhiệt của bếp khi đun nước?
 
Last edited by a moderator:
S

saodo_3

Ủng hộ cho 2 bài.

Đề 1

Giải bài này: một chiếc xuồng máy đi ngược dòng sông gặp một bè đang trôi theo dòng, sau khi gặp bè được 30 ph thì xuồng bị hỏng nên phải sửa chữa trong 15 ph(trong khi xuồng bị hỏng thì xuồng bị trôi theo dòng nước), sau 15 ph thì sửa xong và xuồng quay lại đuổi theo bè với vận tốc như cũ và xuồng gặp lại bè ở một điểm cách điểm gặp
nhau 2,5 km. Hỏi vận tốc của bè là bao nhiêu?

Bài 3: Đổ 1 thìa nước vào một cái bình, nhiệt độ của nó tăng lên 3độ C, lại đổ thêm một thìa nữa, nhiệt độ của nó tăng thêm 2độ C. Hỏi nếu ta đổ một lúc 5 thìa thì nhiệt độ của nó tăng thêm bao nhiêu độ C ?

Bài không tên: Vận tốc của thuyền so với bè không đổi, thuyền đi cách bè 30' thì khi quay lại gặp bè nó cũng mất 30', trong thời gian đó bè trôi được 2,5 km nên vận tốc của nó là 5 km/h.

Bài 3. Gọi q là nhiệt dung 1 thìa nước, P là nhiệt dung của bình.

Lần đổ thứ nhất: [TEX]q\Delta t = 3P[/TEX]

Lần đổ thứ hai: [TEX]q(\Delta t - 2) = 2(P+q) \Leftrightarrow q\Delta t - 2q = 2P+2q[/TEX]

Từ đó ta có [TEX]P = 4q[/TEX]

Thay vào biểu thức đầu được [TEX]\Delta t = 12[/TEX] Nghĩa là nhiệt độ của thìa nước và cái bình chênh nhau 15 độ.

Nếu ban đầu ta đổ luôn 5 thìa nước thì:

[TEX]5q.\Delta t' = P.\Delta t" \Leftrightarrow 5\Delta t' = 4\Delta t"[/TEX]

Với [TEX]\Delta t' + \Delta t" = 15[/TEX]
 
G

gaconkudo

Đề 1
Bài 1: Có 3 người cần đi từ A đến B dài 20 km. nhưng xe đạp chỉ chở được 2 người nên một người phải đi bộ. thời gian đến B được tính khi cả 3 đến B. Đầu tiên, người I chở người II còn người II đi bộ. Đến vị trí nào đó người I để người người II đi bộ còn người I quay lại chở người III chạy tiếp đến B. hỏi thời gian cả 3 đến B là bao nhiêu ? biết vận tốc đi bộ là 4 km/h còn xe đạp là 20 km/h ( các vận tốc trong các trường hợp là như nhau )

Bài 2: Có 2 xe, nếu đi ngược chiều nhau thì khoảng cách giữa 2 xe giảm 25 km, nếu khởi cùng chiều thì khoảng cách giữa 2 xe chỉ giảm 5 km. Hỏi vận tốc 2 xe là bao nhiêu?

Bài 3: một chiếc xuồng máy đi ngược dòng sông gặp một bè đang trôi theo dòng, sau khi gặp bè được 30 ph thì xuồng bị hỏng nên phải sửa chữa trong 15 ph(trong khi xuồng bị hỏng thì xuồng bị trôi theo dòng nước), sau 15 ph thì sửa xong và xuồng quay lại đuổi theo bè với vận tốc như cũ và xuồng gặp lại bè ở một điểm cách điểm gặp
nhau 2,5 km. Hỏi vận tốc của bè là bao nhiêu?

Bài 4: Đổ 1 thìa nước vào một cái bình, nhiệt độ của nó tăng lên 3độ C, lại đổ thêm một thìa nữa, nhiệt độ của nó tăng thêm 2độ C. Hỏi nếu ta đổ một lúc 5 thìa thì nhiệt độ của nó tăng thêm bao nhiêu độ C ?

Bài 5: Một nhiệt lượng kế có khối lượng 100g, chứa 500g nước ở :15 độ C. Người ta thả vào đó 150g hỗn hợp bột nhôm và thiếc ở 100 độ C. Khi có cân bằng nhiễt thì nhiệt độ của hỗn hợp là 17 độ C. Tính khối lượng nhôm và thiếc trong hỗn hợp biết C nhôm= 900 J/kg.k, C thiêc= 230 J/kg.k, C nước= 4200J/kg.k và C nhiệt lượng kế= 460 J/kg.k

Bài 6: Người ta dùng 1 bếp điện để đun nước trong ấm biết nhiệt lượng do bếp cung cấp cho nước khi đun là không đổi, nhiệt độ ban đầu của nước là 25 độ C. Thời gian từ lúc bắt đầu đun cho đến khi sôi là 12 phút. Khi nước bắt đầu sôi thì ngừng đun nước. Sau khi ngừng đun được 24 phút thì nhiệt độ của nước trong ấm là \60 độ C. Cho rừng khi
đun và để nguội nược, nhiệt lượng tỏa ra môi trường trong 1 đơn vị thời gian là đều đặng( không đổi ). Tìm hiệu suất nhiệt của bếp khi đun nước?

sao vắng vẻ thế này???:(:(:(
..............................................................
 
S

saodo_3

Đề 1
Bài 1: Có 3 người cần đi từ A đến B dài 20 km. nhưng xe đạp chỉ chở được 2 người nên một người phải đi bộ. thời gian đến B được tính khi cả 3 đến B. Đầu tiên, người I chở người II còn người II đi bộ. Đến vị trí nào đó người I để người người II đi bộ còn người I quay lại chở người III chạy tiếp đến B. hỏi thời gian cả 3 đến B là bao nhiêu ? biết vận tốc đi bộ là 4 km/h còn xe đạp là 20 km/h ( các vận tốc trong các trường hợp là như nhau )

Ủng hộ 1 bài nữa vậy.

Người thứ 2 và thứ 3 cùng đi từ A đến B bằng cách đi xe đạp kết hợp với đi bộ, trong cùng thời gian và quãng đường, vậy nên quãng đường đi xe đạp và đi bộ của họ phải bằng nhau, ta gọi là s và S.

Người đi xe đạp sẽ phải đi quãng đường là: S + (S - s) + S = 3S - s. (1)

Thời gian của 3 người là như nhau nên:

[TEX]\frac{S}{20} + \frac{s}{4} = \frac{3S-s}{20}[/TEX]

Lại có S + s = AB.

Vậy là giải được.


Giải thích (1)

- S : Quãng đường người thứ nhất chở người thứ 2.

- S - s: Quãng đường người thứ nhất quay lại đón người thứ 3.

- S Quãng đường người thứ nhất chở người thứ 3 đến B.
 
G

gaconkudo

1. Một bình thông nhau gồm 2 nhánh A và B có khoá ở giữa. Đổ vào nhánh A 1 cột nước có h=40cm, sau đó mở khoá. Tính độ cao mực nước ở hai nhánh khi cân bằng, biết Sa=3.Sb
2. Một bếp dầu đun sôi 1kg nước trong một ấm nhôm có m=0,5kg hết 5 phút. Nếu dùng bếp trên đun sôi 3 l nước trong cùng điều kiện thì sau bao lâu nước sôi? Biết C nước=4200[TEX]\frac{J}{kg.k}[/TEX], C nhôm=880[TEX]\frac{J}{kg.k}[/TEX] ( nhiệt lượng ấm thu vào tỉ lệ thuận với thời gian đun)
Các bạn thử làm xem, mình thấy bài hơi vô lý
 
N

nom1

2. Một bếp dầu đun sôi 1kg nước trong một ấm nhôm có m=0,5kg hết 5 phút. Nếu dùng bếp trên đun sôi 3 l nước trong cùng điều kiện thì sau bao lâu nước sôi? Biết C nước=4200[TEX]\frac{J}{kg.k}[/TEX], C nhôm=880[TEX]\frac{J}{kg.k}[/TEX] ( nhiệt lượng ấm thu vào tỉ lệ thuận với thời gian đun)
Các bạn thử làm xem, mình thấy bài hơi vô lý

mấy chỗ in đậm thấy kì sao á
................................................
 
S

saodo_3

mấy chỗ in đậm thấy kì sao á
................................................

Em chưa biết cái bếp dầu à? Nó xuất hiện cách đây khoảng 17 - 18 năm, dùng nhiên liệu dầu hỏa để đun nấu. Giờ hiếm lắm!

images


Ấm nhôm thì là cái ấm bằng nhôm thôi mà.
 
G

gaconkudo

Em thấy vô lí như thế nào?

Nói ra xem .

1. Một bình thông nhau gồm 2 nhánh A và B có khoá ở giữa. Đổ vào nhánh A 1 cột nước có h=40cm, sau đó mở khoá. Tính độ cao mực nước ở hai nhánh khi cân bằng, biết Sa=3.Sb
2. Một bếp dầu đun sôi 1kg nước trong một ấm nhôm có m=0,5kg hết 5 phút. Nếu dùng bếp trên đun sôi 3 l nước trong cùng điều kiện thì sau bao lâu nước sôi? Biết C nước=4200[TEX]\frac{J}{kg.k}[/TEX], C nhôm=880[TEX]\frac{J}{kg.k}[/TEX] ( nhiệt lượng ấm thu vào tỉ lệ thuận với thời gian đun)
chỗ ấy...em thấy nó hơi mâu thuẫn, anh thử làm giùm em cái
 
C

congratulation11

1. Một bình thông nhau gồm 2 nhánh A và B có khoá ở giữa. Đổ vào nhánh A 1 cột nước có h=40cm, sau đó mở khoá. Tính độ cao mực nước ở hai nhánh khi cân bằng, biết Sa=3.Sb
2. Một bếp dầu đun sôi 1kg nước trong một ấm nhôm có m=0,5kg hết 5 phút. Nếu dùng bếp trên đun sôi 3 l nước trong cùng điều kiện thì sau bao lâu nước sôi? Biết C nước=4200[TEX]\frac{J}{kg.k}[/TEX], C nhôm=880[TEX]\frac{J}{kg.k}[/TEX] ( nhiệt lượng ấm thu vào tỉ lệ thuận với thời gian đun)
chỗ ấy...em thấy nó hơi mâu thuẫn, anh thử làm giùm em cái

1) Hai nhánh có tiết diện khác nhau gặp nhiều trong các bài toán bình thông nhau THCS, em thích nghe dần là vừa ;))

Khi hai nhánh cân bằng thì mực nước ngang nhau, thể tích nước ban đầu lại không đổi nữa----> Căn cứ vào đó có thể chém ngon bà này. Đứa nào cần thận thì trình bày, chị nhác lắm :p

2) $C_{nuoc},\ C_{nhom}$ là mấy cái nhiệt dung riêng của lớp 8 mà, chắc em chưa học tới hả. Còn cái trong mở ngoặc: đun càng lâu thì càng nóng, tức càng thu được nhiều nhiệt ấy - cái này chỉ là điều kiện cần để giải quyết bài toán thôi, không có tính toán nào liên quan đến cái này cả.
 
G

gaconkudo

1) Hai nhánh có tiết diện khác nhau gặp nhiều trong các bài toán bình thông nhau THCS, em thích nghe dần là vừa ;))

Khi hai nhánh cân bằng thì mực nước ngang nhau, thể tích nước ban đầu lại không đổi nữa----> Căn cứ vào đó có thể chém ngon bà này. Đứa nào cần thận thì trình bày, chị nhác lắm :p

2) $C_{nuoc},\ C_{nhom}$ là mấy cái nhiệt dung riêng của lớp 8 mà, chắc em chưa học tới hả. Còn cái trong mở ngoặc: đun càng lâu thì càng nóng, tức càng thu được nhiều nhiệt ấy - cái này chỉ là điều kiện cần để giải quyết bài toán thôi, không có tính toán nào liên quan đến cái này cả.

mấy bài này không thành vấn đề nhưng em thấy nó cứ thừa ra sao đấy...
 
S

saodo_3

Khi hai nhánh cân bằng thì mực nước ngang nhau, thể tích nước ban đầu lại không đổi nữa----> Căn cứ vào đó có thể chém ngon bà này. Đứa nào cần thận thì trình bày, chị nhác lắm :p

Vâng thưa chị! Có 1 đứa rất cẩn thận đang ngồi đây.

Bài 1. Thể tích nước ban đầu là: [TEX]V = S_a.h[/TEX]

Sau khi mở khóa, thể tích này bị chia thành 2 phần là V1 và V2, mực nước hai nhánh ở độ cao h'.

Ta sẽ có [TEX]V = V_1 + V_2 = S_A.h' + S_B.h' = \frac{4}{3}h'.S_A[/TEX]

Nhẩm được 30 cm.

Bài 2.

Nhiệt lượng ấm nhận vào truyền lại cho nước. Nếu giả sử nhiệt lượng ấm nhận vào không tỷ lệ với thời gian đun thì chúng ta không thể giải được bài này. Phút đầu nó nhận 1000 J, phút 2 nó nhận 500 J, phút 3 nó nhận 100J....ta không thể tính toán được.

Gọi q là công suất có ích của bếp.

Nhiệt lượng bếp cung cấp trong 5' là: [TEX]5q[/TEX]

Nhiệt lượng này dùng để đun sôi 1 kg nước và làm nóng ấm.

[TEX]5q =(m_n.c_n. + m_ac_a)\Delta t = A.\Delta T[/TEX]

Với 3 lít nước, ta mất một khỏang thời gian là t.

[TEX]t.q = (3m_n.c_n + m_a.c_a)\Delta T = B\Delta T[/TEX]

A và B em tự thay số vào tính. Lập tỉ số hai biểu thức là ra t thôi.

Đề cho cùng điều kiện nên [TEX]\Delta T[/TEX] như nhau.
 
G

gaconkudo

Đề 1
Bài 1: Có 3 người cần đi từ A đến B dài 20 km. nhưng xe đạp chỉ chở được 2 người nên một người phải đi bộ. thời gian đến B được tính khi cả 3 đến B. Đầu tiên, người I chở người II còn người II đi bộ. Đến vị trí nào đó người I để người người II đi bộ còn người I quay lại chở người III chạy tiếp đến B. hỏi thời gian cả 3 đến B là bao nhiêu ? biết vận tốc đi bộ là 4 km/h còn xe đạp là 20 km/h ( các vận tốc trong các trường hợp là như nhau )

Bài 2: Có 2 xe, nếu đi ngược chiều nhau thì khoảng cách giữa 2 xe giảm 25 km, nếu khởi cùng chiều thì khoảng cách giữa 2 xe chỉ giảm 5 km. Hỏi vận tốc 2 xe là bao nhiêu?

Bài 3: một chiếc xuồng máy đi ngược dòng sông gặp một bè đang trôi theo dòng, sau khi gặp bè được 30 ph thì xuồng bị hỏng nên phải sửa chữa trong 15 ph(trong khi xuồng bị hỏng thì xuồng bị trôi theo dòng nước), sau 15 ph thì sửa xong và xuồng quay lại đuổi theo bè với vận tốc như cũ và xuồng gặp lại bè ở một điểm cách điểm gặp
nhau 2,5 km. Hỏi vận tốc của bè là bao nhiêu?

Bài 4: Đổ 1 thìa nước vào một cái bình, nhiệt độ của nó tăng lên 3độ C, lại đổ thêm một thìa nữa, nhiệt độ của nó tăng thêm 2độ C. Hỏi nếu ta đổ một lúc 5 thìa thì nhiệt độ của nó tăng thêm bao nhiêu độ C ?

Bài 5: Một nhiệt lượng kế có khối lượng 100g, chứa 500g nước ở :15 độ C. Người ta thả vào đó 150g hỗn hợp bột nhôm và thiếc ở 100 độ C. Khi có cân bằng nhiễt thì nhiệt độ của hỗn hợp là 17 độ C. Tính khối lượng nhôm và thiếc trong hỗn hợp biết C nhôm= 900 J/kg.k, C thiêc= 230 J/kg.k, C nước= 4200J/kg.k và C nhiệt lượng kế= 460 J/kg.k

Bài 6: Người ta dùng 1 bếp điện để đun nước trong ấm biết nhiệt lượng do bếp cung cấp cho nước khi đun là không đổi, nhiệt độ ban đầu của nước là 25 độ C. Thời gian từ lúc bắt đầu đun cho đến khi sôi là 12 phút. Khi nước bắt đầu sôi thì ngừng đun nước. Sau khi ngừng đun được 24 phút thì nhiệt độ của nước trong ấm là \60 độ C. Cho rừng khi
đun và để nguội nược, nhiệt lượng tỏa ra môi trường trong 1 đơn vị thời gian là đều đặng( không đổi ). Tìm hiệu suất nhiệt của bếp khi đun nước?
Mấy bài này không ai giải giùm à???:khi (9)::khi (9)::khi (9):
 
S

saodo_3

Mấy bài tương đối khó thì anh đã giải cho rồi, còn những bài nhiệt em phải tự làm chứ, kêu ca cái gì nữa.
 
G

gaconkudo

Có 1 vận động viên đi xe đạp và 1 vận động viên đi bộ xuất phát tại một điểm trên đường đua có chu vi 1,8 km. Nếu xuất phát cùng chiều thì sau 2h hai người gặp nhau 35 lần. Nếu xuất phát ngược chiều thì sau 2h hai người gặp nhau 55 lần. Tính V mỗi người?
 
C

congratulation11

Sư phạm một tẹo, xem xong em tự trình bày bài nhé!

Có 1 vận động viên đi xe đạp và 1 vận động viên đi bộ xuất phát tại một điểm trên đường đua có chu vi 1,8 km. Nếu xuất phát cùng chiều thì sau 2h hai người gặp nhau 35 lần. Nếu xuất phát ngược chiều thì sau 2h hai người gặp nhau 55 lần. Tính V mỗi người?

Ôi trời, "vận động viên đi bộ" sao kì cục quá! ;))

Gọi vận tốc của người đi xe đạp và đi bộ lần lượt là $v_1,\ v_2$.

(Vẽ vòng tròn, hoặc tự tưởng tượng)

Vì là xe đạp nên hiển nhiên: $v_1>v_2$.

Xét từ điểm xuất phát đến điểm gặp nhau lần đầu tiên: Khi đó N2 chưa đi hết 1 vòng, N1 đi hơn 1 vòng.
Trong 2 giờ họ gặp nhau 35 lần, như vậy. Để gặp 1 lần thì mất: $\dfrac{2}{35}\ h$
-----> $\dfrac{2}{35}.(v_1-v_2)=1,8.\ (1)$

Tương tự như vậy cho Th cđ ngược chiều, ta có PT là: $\dfrac{2}{55}.(v_1+v_2)=1,8\ (2)$

Từ (1), và (2), em giải hệ là ok.
:D
 
G

gaconkudo

Có 1 vận động viên đi xe đạp và 1 vận động viên đi bộ xuất phát tại một điểm trên đường đua có chu vi 1,8 km. Nếu xuất phát cùng chiều thì sau 2h hai người gặp nhau 35 lần. Nếu xuất phát ngược chiều thì sau 2h hai người gặp nhau 55 lần. Tính V mỗi người?

em tính làm bài này như dạng kim đồng hồ(đại khái thế) chị xem thử có được không?
 
Top Bottom