Vật lí [Vật lý 8] Bài tập nhiệt

  • Thread starter nghtuyetdung@yahoo.com
  • Ngày gửi
  • Replies 13
  • Views 28,124

N

nghtuyetdung@yahoo.com

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Sắp thi hk2 mình chưa giải các bài tập này mọi người giúp 1 tay. cố gắng giải bài thật dễ hiểu, tóm tắt có giải thích càng tốt vì mình không giỏi môn này lắm chỉ tạm thôi, ai có câu trả lời mình đều cảm ơn.. thanks mọi người trước

1) Cần nhiệt lượng bao nhiêu để đun nóng 5 lít nước từ 20 độ C lên 80 độ C? Cho biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K

2) 1 ấm đun nước bằng nhôm nặng 500g chứa 2 kg nước ở 20 độ C. Tính nhiệt lượng cần thiết để đun sôi nước, nếu coi nhiệt lượng toả ra môi trường bên ngoài là không đáng kể. Cho biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K, của nhôm là 80 J/kg.K

3) Trong khi làm thí nghiệm để xác định nhiệt dung riêng của chì, 1 học sinh thả 1 miếng chì có khối lượng 0,3 kg được đun nóng tới 100 độ C vào 0,25 kg nước ở 58,5 độ C làm cho nước nóng lên đến 60 độ C. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K
a) Tính nhiệt lượng nước thu được
b) Tính nhiệt dung riêng của chì

4) 1 ấm nhôm có khối lượng 360 g chứa 1,2 lít nước. Biết nhiệt dung riêngcủa nhôm là 880 J/kg.K, của nước là 4200 J/kg.K. Hãy tính nhiệt lượng cần thiết để đun sôi nước trong ấm/

5) Thả 1 quả cầu bằng thép có khối lượng 0,5 kg ở nhiệt độ 120 độ C vào 1 chậu nước ở 25 độ C. Khi cân bằng nhiệt thì nhiệt độ của quả cầu thép và nước là 27.5 độ C. Biết nhiệt dung riêng của thép 460J/kg.K. Tính:
a) Nhiệt độ quả cầu thép toả ra
b) Tính thể tích nước trong chậu

6) Người ta thả 1 miếng đồng ở nhiệt độ 130 độ C vào 2.5 lít nước ở 20 độ C. Nhiệt độ khi cân bằng nhiệt là 30 độ C. Biết nhiệt dung riêng của đồng 368 J/kg.K và nước 4200J/kg.K. Tính
a) Nhiệt độ nước thu vào
b) Khối lượng đồng

7) 1 học sinh thả 1250g chì ở 120 độ C vào 400g nước ở 30 độ C làm cho nước nóng lên tới 40 độ C. Hỏi nhiệt độ của chì ngay khi có sự cân bằng nhiệt
a) Tính nhiệt lượng nước thu vào
b) Tính nhiệt dung riêng của chì
c) So sánh nhiệt dung riêng của chì tính được với nhiệt dung riêng của chì trong bảng và giải thích tại sao cí sự chênh lệch đó
( Cho biết nhiệt dung riêng của nước= 4200J/kg.K, nhiệt dung riêng của đất= 800J/kg.K, nhiệt dung riêng của chì=130J/kg.K)

CÓ THỂ TRONG QUÁ TRÌNH MÌNH VIẾT CÓ VÀI CHỖ SAI SÓT MONG MỌI NGƯỜI THÔNG CẢM!!!!!
 
B

baobinhlovezoi

Bài 1

Tóm tắt
m = 5 lít = 5kg
C = 4200 J/kg.K
t1= 20°C
t2= 80° C
△t = t2 - t1 = 80 - 20 = 60° C
---
Q=?

Giải
Nhiệt lượng cần dùng để đun nóng 5 lít nước từ 20° C lên 80° C là:
Q = m. c. △t = 5.4200.60= 1 260 000 (J)

Phuong_july:
Không thể viết như thế này được:
m = 5 lít = 5kg
Phải viết là: $V=5l$ \Rightarrow $m=5kg$
 
Last edited by a moderator:
H

hohoo

3) Trong khi làm thí nghiệm để xác định nhiệt dung riêng của chì, 1 học sinh thả 1 miếng chì có khối lượng 0,3 kg được đun nóng tới 100 độ C vào 0,25 kg nước ở 58,5 độ C làm cho nước nóng lên đến 60 độ C. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K
a) Tính nhiệt lượng nước thu được
b) Tính nhiệt dung riêng của chì

a)nhiêt lượng nước thu vào là: [TEX]Q_1=m_1.c_1.(t-t_1)=0,25.4200.(60-58,5)=1575J[/TEX]
b)nhiệt lượng chì tỏa ra là [TEX]Q_2=m_2.c_2.(t_2-t)=0,3.c_2.(100-60)=12c_2[/TEX]
theo PTCB nhiệt ta có Q1=Q2
\Leftrightarrow 1575=12C2
\Leftrightarrow C2= 131,25(J/Kg.K)
 
M

megamanxza

Câu 2: cho mình đính chính lại cái đề: Nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kg.K chứ không phải 80 nhá! =))
Tóm tắt: [TEX]m_1[/TEX]=0,5kg; [TEX]m_2[/TEX]=2kg; t=20'C; t'=100'C; [TEX]C_1[/TEX]= 880J/kg.K; [TEX]C_2[/TEX]= 4200J/kg.K; Q=?
Ta có nhiệt luợng cần truyền cho ấm nhôm: [TEX]Q_1[/TEX]=[TEX]m_1[/TEX][TEX]C_1[/TEX](t'-t)= 0,5.880.80= 35200(J)
Nhiệt luợng cần truyền cho nuớc: [TEX]Q_2[/TEX]=[TEX]m_2[/TEX][TEX]C_2[/TEX](t'-t)= 2.4200.80= 672000(J)
\Rightarrow Nhiệt luợng cần để đun sôi ấm nuớc: Q= [TEX]Q_1[/TEX]+[TEX]Q_2[/TEX]= 35200+672000= 707200(J).
Ở đây, muốn đun sôi cả cái ấm nuớc, cần phải "đun sôi" cái ấm cho nó nóng lên 100'C, và nuớc trong ấm nữa. Chính vì thế nên cần tính hai nhiệt luợng [TEX]Q_1[/TEX] và [TEX]Q_2[/TEX], rồi cộng lại để biết nhiệt luợng cần truyền để đun sôi cả ấm nuớc. :)>-
 
N

nhocconliluom_2000

Bài 4,5

4/
-Tóm tắt-
m1=360g=0,36kg
m2=1,2kg
t1=24 độ C
t2=100 độ C
c1=880J/kg.K
c2=420J/kg.K
----------------------
Q=?

-Giải-
Nhiệt lượng ấm nhôm thu vào là để nóng đến 100 độ C là:
Q1=m1.c1.(t2-t1)
= 0,36.880.(100-24)
= 24 076,8 (J)
Nhiệt lượng nước thu vào để nóng đến 100 độ C là:
Q2=m2.c2.(t2-t1)
= 1,2.4200.(100-24)
= 383 040 (J)
Nhiệt lượng cần thiết để đun sôi nước trong ấm là:
Q=Q1+Q2= 24 076,8 + 383 040= 407 116,8 (J)

5/
-Tóm tắt-
m1=0,5kg
t1=120 độ C
t2=25 độ C
t=27,5 độ C
c1=460J/kg.K
c2=4200J/kg.K
-------------------
a) Q1=?
b) Vnước=?

-Giải-
a) Nhiệt độ quả cầu thép thoát ra là:
Q1=m1.c1.(t1-t)
= 0,5.460.(120-27,5)
= 21 275 (J)
b) Theo phương trình cân bằng nhiệt, ta có:
Q1=Q2
Hay m1.c1.(t1-t) = m2.c2.(t-t2)
21 275 = m2.4200.(27,5-25)
21 275 = 10 500m2
=> m2= 2,03 kg
=> Vnước = 2,03l
 

vandunggiaon24

Học sinh
Thành viên
24 Tháng năm 2016
27
1
21
49
3)Gọi c1 là nhiệt dung riêng của chì
Nhiệt lượng miếng chì tỏa ra để nhiệt độ giảm từ 100 ->60 độ C:
Q1 = m1c1.(t1-t)
Nhiệt lượng nước thu vào để nước tăng nhiệt độ từ 58,5 -> 60:
Q2 = m2c2.(t-t2) = 0,25.4200.(60-58,50 = 1575j
mà Q1 = Q2 hay m1c1(t1-t) = m2c2(t-t2) hay m1c1(t1-t) = 1575j
c1 = 1575/m1(t1- t)= 1575/ 0,3.(100 -60) = 131 j/kg.k
 

vandunggiaon24

Học sinh
Thành viên
24 Tháng năm 2016
27
1
21
49
5) Thả 1 quả cầu bằng thép có khối lượng 0,5 kg ở nhiệt độ 120 độ C vào 1 chậu nước ở 25 độ C. Khi cân bằng nhiệt thì nhiệt độ của quả cầu thép và nước là 27.5 độ C. Biết nhiệt dung riêng của thép 460J/kg.K. Tính:
a) Nhiệt độ quả cầu thép toả ra
b) Tính thể tích nước trong chậu
5) nhiệt lượng quả cầu tỏa ra để nhiệt độ giảm từ 120 -> 27,7 độ c:
Q1 = m1c1(t1-t) = 16675j
nhiệt lượng nước thu vào để nhiệt độ tăng từ 25 -> 27,5 độ c:
Q2 = m2c2(t-t2)
do Q2 = Q1 từ đó : m2 = 16675/ c2(t-t1) = ... = 1,588kg
bạn không cho khối lượng riêng của nước là bao nhiêu, nên ta không tính được V của nước trong chậu .
 

Linh Anh 1005

Học sinh mới
Thành viên
14 Tháng tư 2017
1
0
1
21
Làm hộ e câu này với ạ e chuẩn bị thi học kì rùi
Tính nhiệt lượng cần đun sôi 2 lít nước ở 20 độ C, biết nhiệt dung riêng của nước là c=4200J/kg.K
 

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
Làm hộ e câu này với ạ e chuẩn bị thi học kì rùi
Tính nhiệt lượng cần đun sôi 2 lít nước ở 20 độ C, biết nhiệt dung riêng của nước là c=4200J/kg.K
Câu này thuộc loại dễ nha bạn. :) Bạn chỉ cần áp dụng công thức là ra thôi ak. Không cần suy nghĩ nhiều. :D
+Nhiệt lượng cần để đun sôi là:
[tex]Q=c.m.\Delta t=4200.2.(100-20)=672000J[/tex]
Chúc bạn học tốt ! :D
 

Thuynguyen0896

Học sinh mới
Thành viên
24 Tháng tư 2018
1
0
1
20
Yên Bái
TH và THCS Văn Tiến

6) Người ta thả 1 miếng đồng ở nhiệt độ 130 độ C vào 2.5 lít nước ở 20 độ C. Nhiệt độ khi cân bằng nhiệt là 30 độ C. Biết nhiệt dung riêng của đồng 368 J/kg.K và nước 4200J/kg.K. Tính
a) Nhiệt độ nước thu vào
b) Khối lượng đồng


Ai giải câu này hộ e với ạ e sắp thi rồi
 

Sơn Nguyên 05

Banned
Banned
Thành viên
26 Tháng hai 2018
4,478
4,360
596
Hà Tĩnh
MT
6) Người ta thả 1 miếng đồng ở nhiệt độ 130 độ C vào 2.5 lít nước ở 20 độ C. Nhiệt độ khi cân bằng nhiệt là 30 độ C. Biết nhiệt dung riêng của đồng 368 J/kg.K và nước 4200J/kg.K. Tính
a) Nhiệt độ nước thu vào
b) Khối lượng đồng


Ai giải câu này hộ e với ạ e sắp thi rồi
Nhiệt lượng mà nước thu vào chứ bạn nhỉ?
Ta có V = 2,5l nên m= 2kg
Nhiệt lượng mà nước thu vào để nóng lên là: Q1 = m1.c1.(30 - 20) = 2,5.4200.10 = ...
Gọi khối lượng đồng là m2.
Nhiệt lượng đồng toả ra là:
Q2 = m2.c2.(130 - 30) = m2.368.100
Pt cân bằng nhiệt Q1 = Q2
Bạn thay vào giải tìm m nhé!
 
Top Bottom