[Vật lý 7] Ôn thi học kì II

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

[tex]\bigstar[/tex] Topic ôn thi học kì II vật lý 7[tex]\bigstar[/tex]
*Mục đích:
  • Giúp các bạn ôn tập, nắm vững được kiến thức đã học.
  • Hiểu được bản chất, cách làm một số BT liên quan
  • Có được sự tự tin khi bước vào kì thi học kì.
  • Hệ thống lại kiến thức 1 cách khoa học hơn thay vì học từng bài.
*Nội dung topic:
Phần 1: Tóm tắt lý thuyết ôn tập chia thành các phần lý thuyết nhỏ.
Phần 2: Vận dụng
  • Bài tập: chia làm 3 mức độ dễ, trung bình, khó.
  • Câu hỏi tư duy về phần lý thuyết
  • Giải thích hiện tượng theo kiến thức đã học.
  • ... và một số kiến thức thực tế, mở rộng khác.
Phần 3: Áp dụng giải đề.
#Chú ý: Tất cả các thắc mắc cần hỏi chúng ta trao đổi tại topic: https://diendan.hocmai.vn/threads/cung-on-thi-hoc-ki-ii-nao.667666/ để tránh làm loãng topic ôn thi nhé!Giờ chúng ta cùng nhau bước vào phần đầu tiên của topic:

Phần 1: Tóm tắt lý thuyết ôn tập
I, Sự nhiễm điện do cọ xát và điện tích.
1, Sự nhiễm điện do cọ xát
  • Có thể làm nhiễm điện một vật bằng cách đem vật đó đi cọ xát với vật khác.
  • Vật bị nhiễm điện (vật mang điện tích) có thể hút các vật khác.
  • Để kiểm tra một vật có bị nhiễm điên hay không, thử xem vật đó có hút được các vật nhẹ không. Nếu hút chứng tỏ vật đó nhiễm điện.
2, Điện tích:
a, Phân loại điện tích
  • Có 2 loại điện tích là điện tích âm và điện tích dương.
  • Các vật mang điện tích cùng loại thì đẩy nhau, khác loại thì hút nhau.
  • Người ta quy ước gọi điện tích thanh thủy tinh sau khi cọ xát với lụa là điện tích dương (+); điện tích của thanh nhựa sẫm màu sau khi cọ xát với vải khô là điện tích âm (-)
b, Khi nào vật nhiễm điện âm, dương.
  • Một vật nhiễm điện âm khi nhận thêm e ( thừa e)
  • Một vật nhiễm điện dương nếu mất bớt e ( thiếu e)
(**) Sơ lược về cấu tạo nguyên tử:
  • Ở tâm của mỗi nguyên tử có một hạt nhân mang điện tích dương.
  • Xung quanh hạt nhân có các e mang điện tích âm chuyển động xung quanh tạo thành lớp vỏ nguyên tử.
  • Tổng số điện tích âm của các e có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân. Do đó, bình thường nguyên tử trung hòa về điện.
  • e có thể chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác, từ vật này sang vật khác.
(Còn nữa...)
 

Kim Kim

Banned
Banned
29 Tháng ba 2017
1,540
1,002
299
Hải Phòng
^^
Phần 2: Vận dụng

I, Sự nhiễm điện do cọ xát và điện tích.

Giải thích một số hiện tượng


Hiện tượng 1 : Vào những ngày thòi tiết khô ráo, nhất là những ngày hanh khô, khi cởi áo ngoài bằng len, dạ, hay sợi tổng hợp, ta thường nghe thấy những tiếng lách tách nhỏ.Nếu khi đó ở trong buồng tối, ta còn thấy các chớp sáng li ti

Hiện tượng 2 :Vào những ngày hanh khô ,khi chải đầu ,ta thấy lược có khả năng hút tóc

Hiện tượng 3 :Xe đạp sau khi chạy một thời gian dài , sờ vào thành xe đôi lúc ta cảm thấy như bị điện giật

Hiện tượng 4 : Cách quạt quay sau 1 thời gian thì phần mép cách quạt có nhiều bụi bám vào hơn

Hiện tượng 5 :Vào những ngày hanh khô khi lau gương ,cửa sổ ,tivi, ta thấy có bụi bám vào mặt gương ,cửa sổ ,tivi
 

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
Tiếp phần lý thuyết nào các bạn... :D
II, Chất dẫn điện, cách điện và dòng điện trong kim loại.
1, Dòng điện, nguồn điện.
  • Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
  • Mỗi nguồn điện có 2 cực: cực dương (+) và cực âm (-)
  • Dòng điện chạy trong mạch điện kín bao gồm các thiết bị điện được nối liền với 2 cực của nguồn điện bằng dây dẫn.
2, Chất dẫn điện và chất cách điện.
*Hiểu đơn giản:
  • Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua.
  • Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua.
3, Dòng điện trong kim loại- sơ đồ mạch điện- chiều dòng điện.

  • Dòng điện trong kim loại là các electron dịch chuyển có hướng.
  • Sơ đồ mạch điện là hình vẽ mô tả cách mắc các bộ phận của mạch điện bằng các kí hiệu.
  • Chiều dòng điện theo quy ước là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện.
*Bổ sung: Các tác dụng của dòng điện:
  • Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng.
  • Tác dụng từ
  • Tác dụng cơ
  • Tác dụng hóa học
  • Tác dụng sinh lí
(còn nữa...)
Chú ý: Xem lịch đăng kiến thức cũng như bài tập ở các topic ôn thi tại ĐÂY
 

Kim Kim

Banned
Banned
29 Tháng ba 2017
1,540
1,002
299
Hải Phòng
^^

Phần 2: Vận dụng

II, Chất dẫn điện, cách điện và dòng điện trong kim loại

  • Giải thích một số hiện tượng
Hiện tượng 1 :Ở các xe đạp có gắn thêm đi-na-mô ,khi bánh xe quay ,đi-na-mô quay theo và phát ra dòng điện làm sáng bóng đèn.Tuy nhiên ở một số xe ,nếu quan sát kĩ ta thấy chỉ có một sợi dây được nối từ đi-na-mô đến các bóng đèn .

Hiện tượng 2 : Tay cầm của các dụng cụ sửa chữa điện thường được bọc nhựa hoặc cao su.

Hiện tượng 3 :Vào những ngày trời mưa , nhất là những ngày có sét thì cần đứng xa các vật cao, ra ngay khỏi những nơi chứa nước như bãi biển, ao, hồ.

  • Bài tập vận dụng
Bài 1 : Khi ngắt khóa K ,bóng đèn nào sẽ tắt ?1.png

Bài 2 : Vẽ sơ đồ mạch điện gồm 2 bóng đèn,một nguồn điện 1 pin và một khóa K .Biết khi đóng khóa K thì 2 đèn cùng sáng,khi mở khóa K thì đèn 1 sáng ? (chỉ ra chiều dòng điện)

Bài 3 : Nêu nguyên tắc vẽ sơ đồ mạch điện ?


I, Sự nhiễm điện do cọ xát và điện tích.


Giải thích một số hiện tượng

Hiện tượng 1 : Vào những ngày thòi tiết khô ráo, nhất là những ngày hanh khô, khi cởi áo ngoài bằng len, dạ, hay sợi tổng hợp, ta thường nghe thấy những tiếng lách tách nhỏ.Nếu khi đó ở trong buồng tối, ta còn thấy các chớp sáng li ti
Khi ta cử động cũng như cởi áo, do áo len(dạ hay sợi tổng hợp) bị cọ xát nên đã nhiểm điện, tương tự như các đám mây dông bị nhiểm điện. Khi đó giữa các phần tử bị nhiểm điện trên áo len hay giữa áo len và áo trong xuất hiện các tia lữa điện là các chớp sáng li ti. Không khí khi đó bị giản nở phát ra những tiếng lách tách nhỏ

Hiện tượng 2 :Vào những ngày hanh khô ,khi chải đầu ,ta thấy lược có khả năng hút tóc
Vì khi chải đầu,lược cọ xát với tóc và bị nhiễm điện

Hiện tượng 3 :Xe đạp sau khi chạy một thời gian dài , sờ vào thành xe đôi lúc ta cảm thấy như bị điện giật
Vì khi xe chạy ,thành xe cọ xát với không khí nên bị nhiễm điện

Hiện tượng 4 : Cách quạt quay sau 1 thời gian thì phần mép cách quạt có nhiều bụi bám vào hơn
Vì khi quạt quay ,phần mép cánh quạt chém gió ,cọ xát với không khí nhiều hơn nên bị nhiễm điện và có khả năng hút nhiều bụi

Hiện tượng 5 :Vào những ngày hanh khô khi lau gương ,cửa sổ ,tivi, ta thấy có bụi bám vào mặt gương ,cửa sổ ,tivi
Khi lau chùi gương , kính cửa sổ hay màn hình tivi bằng khăn bông khô, chúng bị cọ xát và bị nhiễm điện nên có khả năng hút bụi vải
 

Attachments

  • 1.png
    1.png
    8.8 KB · Đọc: 397
Last edited:

Haru Bảo Trâm

Á quân The English S1
Thành viên
27 Tháng tám 2017
581
1,169
219
TP Hồ Chí Minh
THCS Thị trấn 2
Phần 2: Vận dụng

Giải thích một số hiện tượng


Hiện tượng 1 : Vào những ngày thòi tiết khô ráo, nhất là những ngày hanh khô, khi cởi áo ngoài bằng len, dạ, hay sợi tổng hợp, ta thường nghe thấy những tiếng lách tách nhỏ.Nếu khi đó ở trong buồng tối, ta còn thấy các chớp sáng li ti

Hiện tượng 2 :Vào những ngày hanh khô ,khi chải đầu ,ta thấy lược có khả năng hút tóc

Hiện tượng 3 :Xe đạp sau khi chạy một thời gian dài , sờ vào thành xe đôi lúc ta cảm thấy như bị điện giật

Hiện tượng 4 : Cách quạt quay sau 1 thời gian thì phần mép cách quạt có nhiều bụi bám vào hơn

Hiện tượng 5 :Vào những ngày hanh khô khi lau gương ,cửa sổ ,tivi, ta thấy có bụi bám vào mặt gương ,cửa sổ ,tivi
Hiện tượng 2:
Khi chải đầu, nghĩa là lược cọ xát với tóc, trở thành vật nhiễm điện nên có khả năng hút tóc.
Hiện tượng 3: Khi chạy xe đạp lâu, cọ xát nhiều với không khí nên xe bị nhiễm điện.
Hiện tượng 5: Khi lau gương, cửa sổ, tivi, nghĩa là khăn lau cọ xát với mặt gương, cửa sổ, tivi nên chúng có khả năng hút các hạt bụi trong không khí.
 

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
chị gái ơi cho em hỏi vậy tại sao lại có dòng điện trong dây dẫn kim loại và có cđ d đ âm ko
Chào em, có cường độ dòng điện âm nha em, đó là khi dòng điện di chuyển ngược hướng tham chiếu. Em mới học lớp 7 nên chị nghĩ chưa cần tìm hiểu đến như vậy, lên lớp cao hơn rồi dần em sẽ biết. Còn về tại sao lại có dòng điện trong dẫn kim loại thì em có thể hiểu như sau: Trong kim loại có các electron thoát ra khỏi nguyên tử và chuyển động tự do trong kim loại, chúng được gọi là các electron tự do và chính dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng tạo ra dòng điện trong dây dẫn kim loại. :D
 

KE PHAN CHUA THU 3

Học sinh
Thành viên
21 Tháng ba 2018
119
80
21
21
Nghệ An
THCS LE Hong Phong
Chào em, có cường độ dòng điện âm nha em, đó là khi dòng điện di chuyển ngược hướng tham chiếu. Em mới học lớp 7 nên chị nghĩ chưa cần tìm hiểu đến như vậy, lên lớp cao hơn rồi dần em sẽ biết. Còn về tại sao lại có dòng điện trong dẫn kim loại thì em có thể hiểu như sau: Trong kim loại có các electron thoát ra khỏi nguyên tử và chuyển động tự do trong kim loại, chúng được gọi là các electron tự do và chính dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng tạo ra dòng điện trong dây dẫn kim loại. :D
em hk lớp 8 nha chị 2
trong dây dẫn kim loại có các dòng è dịch chuyển có hướng ngược chiều vs dòng điện và có đọ lớn bằng nhau => sẽ có dòng điện chạy qua dây dẫn
và có hiệu điện thế nữa điện thế cao cho dòng điện đi xuống ĐT thấp ( tưởng tượng như thác nước)

chị 2 ơi giải thích hộ em bài con chim chết nha chị thanks chị nhiều cứu em ko chi thầy em cho chết
 
  • Like
Reactions: Triêu Dươngg

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
em hk lớp 8 nha chị 2
trong dây dẫn kim loại có các dòng è dịch chuyển có hướng ngược chiều vs dòng điện và có đọ lớn bằng nhau => sẽ có dòng điện chạy qua dây dẫn
và có hiệu điện thế nữa điện thế cao cho dòng điện đi xuống ĐT thấp ( tưởng tượng như thác nước)
Lớp 8 có học về điện à? Chị nhớ là không... @@ Giải thích như vậy chỉ là cụ thể hóa hơn từ ý của chị thôi... Chị nói ngắn ngọn, khái quát để dễ nắm bắt hơn thôi, nếu em đã hiểu như vậy sao còn đặt câu hỏi em nhỉ? :D Nếu hẳn là e đã hiểu mà muốn hiểu sâu hơn thì lần sau nên nói rõ ra để chị biết cách để trả lời nhé!
Thân!
chị 2 ơi giải thích hộ em bài con chim chết nha chị thanks chị nhiều cứu em ko chi thầy em cho chết
Bài con chim chết là bài gì em nhỉ? Em đã đọc rõ yêu cầu của topic chưa? Nếu muốn hỏi bài thì hãy đăng bài mới hoặc thắc mắc vào đây:
https://diendan.hocmai.vn/threads/cung-on-thi-hoc-ki-ii-nao.667666/
Tránh làm loãng topic ôn thi này em nhé! Đăng bài rồi tag chị vào , chị sẽ giải đáp :v
 

KE PHAN CHUA THU 3

Học sinh
Thành viên
21 Tháng ba 2018
119
80
21
21
Nghệ An
THCS LE Hong Phong
bài con chim chết thì chị hỏi chị @Kim Kim đi mà em lớp 8 nhưng đội tuyển nên thầy cho hk lớp 9 trước
#thuyhuongyc đã hỗ trợ Ok :D
 

Haru Bảo Trâm

Á quân The English S1
Thành viên
27 Tháng tám 2017
581
1,169
219
TP Hồ Chí Minh
THCS Thị trấn 2
Hiện tượng 1: Vì chính khung xe đạp bằng kim loại là chất dẫn điện có tác dụng như dây dẫn thứ hai.

Hiện tượng 2: Vì nhựa, cao su là chất cách điện nên sẽ đảm bảo an toàn cho người thợ sửa điện.

Hiện tượng 3:
- Vì các vật cao dễ bị sét đánh trúng hơn.
- Vì nước là chất dẫn điện nên cần ra khỏi để đảm bảo an toàn.
 
  • Like
Reactions: Kim Kim

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
III, Cường độ dòng điện và hiệu điện thế
1, Cường độ dòng điện.
  • Dòng điện càng mạnh thì cường độ dòng điện càng lớn.
  • Kí hiệu: $I$ và đơn vị $A$ (ampe)
  • Dụng cụ để đo cường độ dòng điện là ampe kế.
  • Lưu ý khi sử dụng ampe kế:
    • Chọn ampe kế có giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất phù hợp với giá trị cần đo.
    • Ampe kế được mắc nối tiếp vào mạch điện cần đo, chốt (+) của ampe kế mắc về phía cực (+) của nguồn điện, chốt (-) của ampe kế mắc về phía cực (-) của nguồn được mắc trực tiếp hai chốt của ampe kế vào 2 cực của nguồn điện.
    • Không được mắc trực tiếp 2 chốt của ampe kế vào 2 cực của nguồn điện.
2, Hiệu điện thế.
  • Nguồn điện tạo ra giữa 2 cực của nó một hiệu điện thế.
  • Kí hiệu $U$ và đơn vị $V$ (vôn)
  • Dụng cụ để đo hiệu điện thế là vôn kế.
  • Lưu ý cách sử dụng vôn kế
    • Chọn vôn kế có giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất phù hợp với giá trị cần đo.
    • Vôn kế được mắc song song vào mạch điện cần đo, chốt (+) của ampe kế mắc về phía cực (+) của nguồn điện, chốt (-) của ampe kế mắc về phía cực (-) của nguồn được mắc trực tiếp hai chốt của ampe kế vào 2 cực của nguồn điện.
    • Có thể mắc trực tiếp 2 chốt của ampe kế vào 2 cực của nguồn điện. Khi đó vôn kế đi hiệu điện thế giữa 2 cực của nguồn điện.
IV, Đoạn điện nối tiếp và song song.
1, Đoạn mạch nối tiếp
  • [tex]I_1=I_2=I[/tex]
  • [tex]U=U_1+U_2[/tex]
2, Đoạn mạch song song.
  • [tex]I=I_1+I_2[/tex]
  • [tex]U=U_1=U_2[/tex]
(Còn nữa...)
 

Kim Kim

Banned
Banned
29 Tháng ba 2017
1,540
1,002
299
Hải Phòng
^^
Phần 2: Vận dụng

Câu 1 Điền vào bảng sau
Đặc điểmmạch nối tiếpmạch song song
Kí hiệu
Đơn vị
kí hiệu dơn vị
dụng cụ đo
cách mắc
sơ đồ mạch điện gồm 2 đèn
mối liên hệ của cường độ dòng điện
mối liên hệ của hiệu điện thế
Khi đèn 1 cháy thì đèn 2
[TBODY] [/TBODY]

Câu 2 : Cho biết ý nghĩa của cường độ dòng điện và hiệu điện thế định mức ?

Câu 3 : Khi làm thí nghiệm với các hiệu điện thế khác nhau,người ta thu được kết quả của ampe kế :lần 1 : 0,2A ;lần 2 : 0,5A. Xác định cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn ? Lần nào đèn sáng hơn? Lần nào hiệu điện thế lớn hơn ?

Câu 4 : Trong quá trình làm thí nghiệm với cùng một hiệu điện thế , người ta thu được kết quả của ampe kế lần lượt là :0,21 A ;0,22A ; 0,21A . Vậy cường độ dòng điện chạy qua bón đèn là bao nhiêu?

Câu 5 :Cường độ dòng điện qua bóng đèn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế ở hai đầu bóng đèn , vậy nếu tăng hiệu điện thế lên 1,2 lần thì cường độ dòng điện tăng lên mấy lần ?


  • Giải thích một số hiện tượng
Hiện tượng 1 :Ở các xe đạp có gắn thêm đi-na-mô ,khi bánh xe quay ,đi-na-mô quay theo và phát ra dòng điện làm sáng bóng đèn.Tuy nhiên ở một số xe ,nếu quan sát kĩ ta thấy chỉ có một sợi dây được nối từ đi-na-mô đến các bóng đèn .

Hiện tượng 2 : Tay cầm của các dụng cụ sửa chữa điện thường được bọc nhựa hoặc cao su.

Hiện tượng 3 :Vào những ngày trời mưa , nhất là những ngày có sét thì cần đứng xa các vật cao, ra ngay khỏi những nơi chứa nước như bãi biển, ao, hồ.
Hiện tượng 1: Vì chính khung xe đạp bằng kim loại là chất dẫn điện có tác dụng như dây dẫn thứ hai.

Hiện tượng 2: Vì nhựa, cao su là chất cách điện nên sẽ đảm bảo an toàn cho người thợ sửa điện.

Hiện tượng 3:
- Vì các vật cao dễ bị sét đánh trúng hơn.
- Vì nước là chất dẫn điện nên cần ra khỏi để đảm bảo an toàn.

Mình đồng ý với ý kiến của @Haru Bảo Trâm

  • Bài tập vận dụng
Bài 1 : Khi ngắt khóa K ,bóng đèn nào sẽ tắt ?
Đ/A :[tex]Đ_{2},Đ_{3},Đ_{4}[/tex]

Bài 2 : Vẽ sơ đồ mạch điện gồm 2 bóng đèn,một nguồn điện 1 pin và một khóa K .Biết khi đóng khóa K thì 2 đèn cùng sáng,khi mở khóa K thì đèn 1 sáng ? (chỉ ra chiều dòng điện)
Untitled.png


Bài 3 : Nêu nguyên tắc vẽ sơ đồ mạch điện ?
Đ/A :Nguyên tắc vẽ sơ đồ mạch điện :
-Vẽ đúng kí hiệu
-Bóng đèn được đặt giữa 2 cực của nguồn điện và dây dẫn
-Ghi chiều dòng điện trong mạch điện kín
 

Attachments

  • Untitled.png
    Untitled.png
    5.9 KB · Đọc: 348
Last edited:

Kim Kim

Banned
Banned
29 Tháng ba 2017
1,540
1,002
299
Hải Phòng
^^
Phần 3: Áp dụng giải đề
  • Đề 1
Phần I : Trắc nghiệm (3 điểm)

Câu 1 Ta nhìn thấy một vật khi :
A.Có ánh sáng truyền vào mắt ta
B.Có ánh sáng truyền tờ vật đó vào mắt ta
C.Ý kiến khác
D. A,B đúng

Câu 2 Nêu tính chất ảnh tạo bởi gương phẳng
A. Ảnh ảo ,không hứng được ,có độ lớn bằng độ lớn của vật .Cách gương một khoảng bằng khoảng cách từ vật đến gương
B,Ảnh ảo , hứng được ,có độ lớn bằng độ lớn của vật .Cách gương một khoảng bằng khoảng cách từ vật đến gương
C. Arnh thật ,hứng được ,có độ lớn bằng độ lớn của vật .Cách gương một khoảng bằng khoảng cách từ vật đến gương
D.Ý kiến khác

Câu 3 : Ô nhiễm tiếng ồn xảy ra khi
A.Tiếng ồn to
B. Tiếng ồn kéo dài
C. Tiếng ồn làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và hoạt động của con người
D. Tất cả các đáp án trên

Câu 4 Dòng điện có tác dụng:
A. nhiệt ,phát sáng,từ,sinh lí
B.hóa học,sinh lí,nhiệt,phát sáng,từ
C.hóa học ,sinh lí,phát sáng, nhiệt
D.phát sáng,nhiệt

Câu 5 :Cơ thể người là một vật dẫn điện?
A.Đúng
B. Sai

Câu 6 Nối vế ở cột A với cột B
AB
1 ,gương cầu lồia,Đo cường độ dòng điện
2,gương cầu lõmb.Đo hiệu điện thế
3,vật dẫn điệnc.Không cho dòng điện chạy qua
4,vật cách điện
d.cho ảnh ảo ,không hứng được
lớn hơn vật
[TBODY] [/TBODY]
5,ampe kếe.Cho ảnh ảo ,không hứng được ,
nhỏ hơn vật
f.Cho dòng điện chạy qua
[TBODY] [/TBODY]
Phần II Tự luận (7 điểm)

Câu 1(1,5 điểm) Nêu các biện pháp làm giảm tiếng ồn?

Câu 2 (1,5 điểm) Nêu tính chất của đoạn mạch nói tiếp và đoạn mạch song song?

Câu 3 (1,5 điểm)Nêu biện pháp đảm bảo an toàn khi sử dụng điện ?

Câu 4 (1,5 điểm) Nêu cách mắc vôn kế và ampe kế ?

Câu 5(1 điểm) Moi trường nào không truyền được âm ?
Câu 1 Điền vào bảng sau
Đặc điểmmạch nối tiếpmạch song song
Kí hiệuIU
Đơn vịAmpevôn
kí hiệu dơn vịAV
dụng cụ đoAmpe kếVôn kế
cách mắcmắc nối tiếp ampe kế vào mạch điện
cần đo sao cho cực dương của ampe kế
mắc về phía cực dương của nguồn điện,
cực âm của ampe kế mắc về phía cực âm
của nguồn điện..Chú ý :không mắc trực tiếp
ampe kế vào nguồn
mắc song song vào mạch điện cần đo
sao cho cực dương của ampe kế
mắc về phía cực dương của nguồn điện,
cực âm của ampe kế mắc về phía cực âm
của nguồn điện
sơ đồ mạch điện gồm 2 đènUntitled.pngUntitled1.png
mối liên hệ của cường độ dòng điện[tex]I=I_{1}=I_{2}=...[/tex] [tex]U=U_{1}=U_{2}=...[/tex]
mối liên hệ của hiệu điện thế[tex]U=U_{1}+U_{2}+...[/tex] [tex]I=I_{1}+I_{2}+...[/tex]
Khi đèn 1 cháy thì đèn 2đèn 2 không sángđèn 2 vẫn sáng bình thường
[TBODY] [/TBODY]
Câu 2 : Cho biết ý nghĩa của cường độ dòng điện và hiệu điện thế định mức ?
Đ/A : Cho biết mức độ mạnh hay yếu của dòng điện

Câu 3 : Khi làm thí nghiệm với các hiệu điện thế khác nhau,người ta thu được kết quả của ampe kế :lần 1 : 0,2A ;lần 2 : 0,5A. Xác định cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn ? Lần nào đèn sáng hơn? Lần nào hiệu điện thế lớn hơn ?
Đ/A Cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn là
[tex]I_{1}=0,2A[/tex]
[tex]I_{2}=0,5A[/tex]
Vì [tex]I_{2}>I_{1}[/tex] nên lần 2 đèn sáng hơn và [tex]U_{2}>U_{1}[/tex]

Câu 4 : Trong quá trình làm thí nghiệm với cùng một hiệu điện thế , người ta thu được kết quả của ampe kế lần lượt là :0,21 A ;0,22A ; 0,21A . Vậy cường độ dòng điện chạy qua bón đèn là bao nhiêu?
Đ/A Cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn là (0,21+0,22+0,21) / 3[tex]\approx 0,213 A[/tex]

Câu 5 :Cường độ dòng điện qua bóng đèn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế ở hai đầu bóng đèn , vậy nếu tăng hiệu điện thế lên 1,2 lần thì cường độ dòng điện tăng lên mấy lần ?
Đ/A ; 1,2 lần
 
Last edited:

Phong Thần

Học sinh chăm học
Thành viên
16 Tháng sáu 2017
64
97
61
Du học sinh
Trường Đời
Câu 1: B
Câu 2: A
Câu 3: D
Câu 4: Bắt buộc phải có một cấu có cả 5 tác dụng : từ, nhiệt, phát sáng, sinh lí, hóa học
Câu 5: A
Câu 6:
1-e
2-d
3-f
4-c
5-a
Tự luận:
câu 1: Trồng cây xanh quanh nhà để âm phản xạ theo nhiều hướng khác nhau, cửa đi và cửa sổ nên đươc làm bằng kính và thường xuyên đóng kín cửa, che cửa sổ và cửa ra vào bằng vải nhung, ngăn chặn đường truyền của tiếng ồn bằng những vật liệu cách âm, làm giảm độ to của tiếng ồn bằng cách đồ vật hấp thụ âm tốt, . . . .
Câu 2:
Tính chất của đoạn mạch nối tiếp:
Cường độ dòng điện có giá trị như nhau tại mọi điểm: I=I¹=I²
Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn:U=U¹+U²
Tính chất đoạn mạch song song:
Cường độ dòng điện chạy qua mạch chính bằng tổng cường độ dòng điện chạy qua các mạch rẽ: I=I¹+ I²
Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch song song bằng hiệu diện thế giữa hai đầu mỗi đoạn mạch rẽ: U=U¹=U²
Câu 3:
- Chỉ làm thí nghiệm với các nguồn điện có hiệu điện thế dưới 40 V
- Phải sử dụng các dây dẫn có vỏ bọc cách điện.
- Mạch điện dân dụng gồm hai dây dẫn là dây “nóng” và dây “lạnh”. Giữa chúng có hiệu điện thế 220V và dây nguội được nối với đất ở trạm phát điện. vì thế giữa dây nóng và cơ thể người chạm đất vào mạng điện dân dụng và các thiệt bị điện nếu chưa biết rõ cách sử dụng.
- Khi có người bị điện giật thì không được chạm vào người đó mà cần phải tìm ngay cách ngắt nggay công tắc điện và gọi người cấp cứu.
Câu 4:
Cách mắc Vôn kế:
Phải mắc vôn kế song song với nguồn điện hoặc thiết bị cần đo sao cho chốt dương của vôn kế mắc về phía cực dương của nguồn điện vì vôn kế dùng để đo hiệu điện thế trong mạch. Trong mạch song song thì hiệu điện thế bằng nhau nên mắc song song để đo hiệu điện thế của mạch và theo thiết kế thì vôn kế có điện trở rất lớn, nếu mắc vôn kế nối tiếp mạch thì dòng điện sẽ không chạy ra được vì điện trở của Vôn kế quá lớn ( I = U/R rất lớn, U không đổi thì I xem như bằng 0)
Như vậy sẽ không đo được điện áp của đoạn mạch chạy qua.
Cách mắc Ampe kế
Mắc ampe kế nối tiếp vào mạch điện sao cho chốt dương (+) của ampe kế nối với cực dương của nguồn điện.Vì mắc như thế thì dòng điện đi từ cực dương qua cực âm của ampe kế nên ampe kế không bị hỏng ( do cấu tạo ).Nếu mắc sao cho chốt dương (-) của ampe kế nối với cực dương của nguồn điện thì dòng điện đi từ cực âm qua cực dương của ampe kế nên kim chỉ của ampe kế quay ngược nên bị hỏng.
Câu 5:
Âm không truyền được trong môi trường chân không
 

Lục Vân Tiên

Học sinh chăm học
Thành viên
4 Tháng tư 2017
340
231
131
Thanh Hóa
Minecraft Gamer
hần I : Trắc nghiệm (3 điểm)

Câu 1 Ta nhìn thấy một vật khi :
A.Có ánh sáng truyền vào mắt ta
B.Có ánh sáng truyền tờ vật đó vào mắt ta
C.Ý kiến khác
D. A,B đúng

Câu 2 Nêu tính chất ảnh tạo bởi gương phẳng
A. Ảnh ảo ,không hứng được ,có độ lớn bằng độ lớn của vật .Cách gương một khoảng bằng khoảng cách từ vật đến gương
B,Ảnh ảo , hứng được ,có độ lớn bằng độ lớn của vật .Cách gương một khoảng bằng khoảng cách từ vật đến gương
C. Arnh thật ,hứng được ,có độ lớn bằng độ lớn của vật .Cách gương một khoảng bằng khoảng cách từ vật đến gương
D.Ý kiến khác

Câu 3 : Ô nhiễm tiếng ồn xảy ra khi
A.Tiếng ồn to
B. Tiếng ồn kéo dài
C. Tiếng ồn làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và hoạt động của con người
D. Tất cả các đáp án trên

Câu 4 Dòng điện có tác dụng:
A. nhiệt ,phát sáng,từ,sinh lí
B.hóa học,sinh lí,nhiệt,phát sáng,từ
C.hóa học ,sinh lí,phát sáng, nhiệt
D.phát sáng,nhiệt

Câu 5 :Cơ thể người là một vật dẫn điện?
A.Đúng
B. Sai

Câu 6 Nối vế ở cột A với cột B
1 e
2 d
3 f
4 c
5 a
 

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
V, Quang học

1, Nhận biết ánh sáng, nguồn sáng, vật sáng.
  • Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta
  • Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng truyền từ vật đó vào mắt ta
  • Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng . Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó
2, Sự truyền ánh sáng
  • Định luật truyền thẳng của ánh sáng : Trong môi trường trong suốt và đồng tính , ánh sáng truyền đi theo đường thẳng
  • Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có hướng gọi là tia sáng
3, Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng
  • Bóng tối nằm ở phía sau vật cản , không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới
  • Bóng nửa tối nằm ở phía sau vật cản , nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng truyền tới
  • Nhật thực toàn phần ( Hay 1 phần ) quan sát được ở chỗ có bóng tối ( hay nửa bóng tối ) của mặt trăng trên trái đất
  • Nguyệt thực xảy ra khi Mặt trăng bị trái đất che khuất không được mặt trời chiếu sáng .
4, Định luật phản xạ ánh sáng
* Định luật phản xạ ánh sáng
  • Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến của gương điểm tới.
  • Góc phản xạ bằng góc tới
5, Ánh sáng một vật tạo bởi gương phẳng
  • Ánh sáng tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn và lớn bằng vật
  • Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương .
  • Các tia sáng từ điểm sáng S tới gương phẳng cho tia phản xạ có đường kéo dài đi qua ảo ảnh S

6, Gương cầu lồi và gương cầu lõm.
*Gương cầu lồi:
  • Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn vật .
  • Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng lớn hơn vùng nhàn thấy của gương phẳng có cùng khích thước
*Gương cầu lõm:
  • Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lòi lõm lớn hơn vật
  • Gương cầu lõm có tác dụng biến đổi một chùm tia với song song thành một chùm tin phản xạ hội tụ vào một điểm và ngược lại , biến đổi một chùm tia tới phân kì thích hợp thành một chùm tia phản xạ song song
(Còn nữa...)
 
Top Bottom