[ vật lý 7]Dài nhưng mà ngắn

P

pickachu20

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Vào mùa hè, khi oto hoặc xe máy đi trên đường nhựa, nhìn thấy trên mặt đường ta có cảm giác như mặt đường có nc. Một h/s đã giải thích như sau: do trời nắng nóng nên lớp không khí càng gần vs mặt đường càng nóng, càng lên cao độ nóng lại giảm, môi trường như vậy là không đồng đều, ánh sáng từ các đám mây , hàng cây bên đường khi chiếu xuống mặt đường đều bị bẻ cong. Ánh sáng này khi tới mắt, gây cho ta hiện tượng ảo ảnh và cảm giác như có nc trên mặt đường ở phía xa. Theo em, cách giải thích như vậy có hợp lí ko? Cho vd về hiện tượng ảo ảnh.
__________________
CÁC BẠN GIẢI GIÚP MÌNH NHA.

...... THANK YOU.....

[vật lý 7] + tiêu đề

đã sữa mod nhoxsoi_kute
 
Last edited by a moderator:
P

phamhienhanh21

giải thích như vậy không hợp lí
vd: nhìn thấy nước, bóng râm trên sa mạc
 
A

alexandertuan

Nguyên nhân của các ảo ảnh quan sát được trong tự nhiên thường do sự chênh lệch nhiệt độ giữa các lớp không khí gây nên hiệu ứng khúc xạ và phản xạ toàn phần. Có hai loại ảo ảnh như thế
Loại thứ nhất: Ảo ảnh lộn ngược và nằm dưới vật thật thường được quan sát thấy ở sa mạc, hay trên đường nhựa vào những ngày trời nắng nóng. Nguyên nhân là do sự chênh lệch nhiệt độ của các lớp không khí: mặt đất hấp thụ nhiệt từ các tia sáng mặt trời và bức xạ ngược trở lại không khí khiến cho các lớp không khí ở sát mặt đất (hoặc sát mặt đường) nóng hơn các lớp không khí ở bên trên nó. Khi độ cao tăng nhiệt độ giảm, nên mật độ của lớp không khí bên trên sẽ đậm đặc hơn và độ chiết suất cũng cao hơn. Khi đó tia sáng từ vật qua các lớp không khí bị khúc xạ nhiều lần sẽ có đường đi cong, thoai thoải và hướng xuống dưới. Càng xuống gần mặt đất, do bị khúc xạ, độ lớn của góc tới sẽ tăng dần và đến một lúc nào đó sẽ vượt qua giá trị của góc khúc xạ giới hạn làm xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần, tia sáng bị phản xạ, hướng lên trên, đi đến mắt người quan sát, khiến cho họ như trông thấy bóng của vật hiện lên trên mặt đất. Ví dụ, trời mùa hè nắng nóng, đi trên đường quốc lộ ta cảm thấy mặt đường lấp loáng như mặt nước soi bóng các phương tiện ôtô, xe máy, ...; hay những người trên sa mạc thường ảo giác thấy trước mặt là một hồ nước .
Loại thứ hai: là các bóng mờ của các vật thể lớn (như tàu thuyền, hay thậm chí là một dãy núi, một hòn đảo, một thành phố) hiện lên trên bầu trời, trên mặt biển gần bờ. Nguyên nhân của hiện tượng này là do có lớp không khí lạnh nằm sát mặt nước, trong khi các lớp không khí bên trên nó thì nóng hơn do được mặt trời sưởi ấm. Cơ chế xảy ra giống hệt loại thứ nhất, nhưng hướng của tia sáng thì ngược lại. Khi đó, tia sáng từ vật thể lớn, tỉ dụ như con thuyền, đi hướng lên trên, do khúc xạ mà thay vì truyền theo đường thẳng nó đi theo một đường cong với góc tới ngày càng lớn, đến khi lớn hơn góc khúc xạ giới hạn, nó bị phản xạ và hướng xuống đến mắt người quan sát, làm cho người đó như thấy cái bóng lộn ngược của con thuyền trên bầu trời.
 
P

pickachu20

tại sao vậy bạn???

bạn có thể giải thích kĩ hơn đc không :khi (100)::khi (23):??? phamhienhanh21???
 
P

phamhienhanh21

bạn có thể giải thích kĩ hơn đc không :khi (100)::khi (23):??? phamhienhanh21???
do mặt đất hấp thụ các tia sáng mặt trời sẽ trở nên rất nóng và làm nóng không khí ở phía trên nó. nhiệt độ không khí không phải như nhau, do đó ánh sáng truyền trong môi trường không khí không theo đường thẳng, người quan sát thấy trước mặt họ có một vệt màu xanh và tưởng lầm là nước nhưng thực ra nó chỉ là hình ảnh của bầu trời
 
Top Bottom