[Vật lý 6]Vì sao...?

H

happykid

chà lên mốc hết rồi:

ta biết nhiệt không thể truyền qua môi trường chân không, Vì sao nhiệt từ mặt trời có thể tới trái đất và các hành tinh khác?


 
H

haidang96

chà lên mốc hết rồi:

ta biết nhiệt không thể truyền qua môi trường chân không, Vì sao nhiệt từ mặt trời có thể tới trái đất và các hành tinh khác?
quá đon giản kid ơi.nhiệt từ mặt trời đến trái đất và các hành tinh khác là nhờ sự bức xạ nhiệt
 
H

happykid

Cầu vồng
1_%281%29.jpg

Vì sao lại có cầu vồng?chẳng nhẽ là phép tiên sao?
 
H

haidang96

so easy.Khi một tia sáng chiếu qua một giọt nước, hướng của tia sáng sẽ bị lệch đi. Ánh sáng mặt trời là một hỗn hợp của nhiều màu sắc. Giọt nước làm lệch các màu ở mức độ khác nhau, do đó tạo nên hình ảnh cầu vòng rực rỡ trên bầu trời. >>hiện tượng này được gọi là Phân tích ánh sáng trắng!

nhớ thanks nha kid
 
Last edited by a moderator:
H

happykid

vì sao các chất rắn nở ở nhiệt độ khác nhau còn các chất khí thì không?
có giỏi thì trả lời đi!
 
V

vomanhduy

Hình như liên quan đến Hóa. Ở một áp suất nhất định, mỗi mol chất khí có thể tích bằng nhau, nên hình như nở vì nhiệt của chất khí cũng như nhau thì phải. Phải không kid?
 
H

happykid

Tại sao khi đun nóng khối lượng riêng của chất rắn, chất lỏng lại giảm?
 
S

songtu009

Do sự giãn nở. Thông thường các chất rắn lỏng khí khi được nung nóng sẽ tăng thể tích. Khối lượng của chúng không đổi nên khối lượng riêng sẽ giảm. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp ngoại lệ như: nung nóng nước tự o độ C đến 4 độ C thì KLR của nước sẽ tăng. Nung chảy gang xám thì trọng thể tích của nó co lại, TLR tăng.

Anh cũng hỏi một câu nhé:

Vì sao cho một giọt nước vào chảo dầu nóng thì sẽ phát nổ?

(Đừng thanks!).
 
H

happykid

Do sự giãn nở. Thông thường các chất rắn lỏng khí khi được nung nóng sẽ tăng thể tích. Khối lượng của chúng không đổi nên khối lượng riêng sẽ giảm. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp ngoại lệ như: nung nóng nước tự o độ C đến 4 độ C thì KLR của nước sẽ tăng. Nung chảy gang xám thì trọng thể tích của nó co lại, TLR tăng.

Anh cũng hỏi một câu nhé:

Vì sao cho một giọt nước vào chảo dầu nóng thì sẽ phát nổ?

(Đừng thanks!).

Dầu mỡ đang sôi trong chảo, nếu có giọt nước nào bắn vào lập tức nó sẽ nổ và bắn tung tóe. Đó là vì giọt nước rơi vào chảo dầu sôi có nhiệt độ rất cao sẽ lập tức sôi lên ngay, biến thành hơi nước. Khi giọt nước biến thành hơi nước, thể tích của nó sẽ tăng lên gấp ngàn lần và do hơi nước nhẹ hơn dầu nên nó sẽ thoát ra với tốc độ rất nhanh làm chấn động khối khí xung quanh gây ra tiêng nổ làm cho gầu mỡ bắn tung toé.

được rồi nhé anh Vỹ ^^

 
S

songtu009

Ờ, được.
Vì sao trên đỉnh núi không thể nấu cơm?

Nhân tiện anh kể luôn một câu chuyện:
Hồi học lớp 10, anh đến thăm một công trình đang thi công. Vì mới khởi công nên chưa thuê được nhiều lao động (chỉ khoảng 5 người).

Vì họ không phải là người địa phương nên đến bữa phải nấu cơm tại trại.

Cái nắp của nồi cơm đậy chặt đến mức phải dùng kìm bấm để mở. ;))

Bữa đầu tiên, cơm nhão nhẹt, nuốt cơm cứ như nuốt nắm đấm vậy.>"<
Bữa thứ hai cũng không có gì mới mẻ......Làm mệt mà lại phải nuốt cơm nhão, anh nấu cơm bị la chí ché ;))
Bữa thứ 3, thứ tư....., anh bảo với anh nấu để hở nắp nồi, vậy là cơm hết nhão. Đố các em biết vì sao? ;)

(Chắc mấy đứa toàn dùng nồi điện nên không biết đâu.;;) )
 
H

happykid

ờ, được.
Vì sao trên đỉnh núi không thể nấu cơm?
vi` trên đỉnh núi không khí quá loãng, không đủ khí oxi để duy trì sự cháy

nhân tiện anh kể luôn một câu chuyện:
Hồi học lớp 10, anh đến thăm một công trình đang thi công. Vì mới khởi công nên chưa thuê được nhiều lao động (chỉ khoảng 5 người).

Vì họ không phải là người địa phương nên đến bữa phải nấu cơm tại trại.

Cái nắp của nồi cơm đậy chặt đến mức phải dùng kìm bấm để mở. ;))

bữa đầu tiên, cơm nhão nhẹt, nuốt cơm cứ như nuốt nắm đấm vậy.>"<
bữa thứ hai cũng không có gì mới mẻ......làm mệt mà lại phải nuốt cơm nhão, anh nấu cơm bị la chí ché ;))
bữa thứ 3, thứ tư....., anh bảo với anh nấu để hở nắp nồi, vậy là cơm hết nhão. đố các em biết vì sao? ;)
chắc vì nắp đậy chắc quá nên hơi nước không thể thoát ra được làm cho cơm nhão!
Sau đó, anh vỹ bảo họ để nắp hở, để hơi nước có lối thoát ra khỏi nồi=>cơm không nhão nữa


(chắc mấy đứa toàn dùng nồi điện nên không biết đâu.;;) )

. .
 
S

songtu009

Nhiệt độ sôi của nước không phải lúc nào cũng là 100 độ C (chỉ đúng khi áp suất không khí là 1atm.
Trên núi cao áp suất khí quyển thấp, vì vậy chỉ khoảng 90 độ C là nước đã sôi rồi, có đun nữa thì nó cũng chỉ là 90 độ C rồi bay hơi sạch trơn, không đủ làm chín thức ăn.

Vì nắp nồi quá kín nên khí không thoát ra được, áp suất trong nồi tăng, nhiệt độ sôi của nước cũng tăng theo, chính vì vậy mà đến khoảng 110, 120 độ C nước mới sôi. Như vậy nhiệt độ quá cao làm cho gạo nở ra----> cơm nhão.

Người ta gọi nước tồn tại trên 100 độ C là nước chín quá. Nhiệt độ nóng chảy của lưu huỳnh khoảng 110 độ C, người ta dùng nước chín quá để khai thác lưu huỳnh.

Tương tự nhiệt độ đông đặc của nước đá cũng không phải lúc nào cũng là 0 độ C.:D
 
P

phamminhkhoi

Nhiệt độ sôi của nước không phải lúc nào cũng là 100 độ C (chỉ đúng khi áp suất không khí là 1atm.
Trên núi cao áp suất khí quyển thấp, vì vậy chỉ khoảng 90 độ C là nước đã sôi rồi, có đun nữa thì nó cũng chỉ là 90 độ C rồi bay hơi sạch trơn, không đủ làm chín thức ăn.

Vì nắp nồi quá kín nên khí không thoát ra được, áp suất trong nồi tăng, nhiệt độ sôi của nước cũng tăng theo, chính vì vậy mà đến khoảng 110, 120 độ C nước mới sôi. Như vậy nhiệt độ quá cao làm cho gạo nở ra----> cơm nhão.

Người ta gọi nước tồn tại trên 100 độ C là nước chín quá. Nhiệt độ nóng chảy của lưu huỳnh khoảng 110 độ C, người ta dùng nước chín quá để khai thác lưu huỳnh.

Tương tự nhiệt độ đông đặc của nước đá cũng không phải lúc nào cũng là 0 độ C.

ở nơi sâu nhát mà con ng đến đc bây giờ thì nhiệt độ sôi cũng chỉ là 102 độ C thôi anh ạ:D
 
V

vomanhduy

Ý anh songtu009 nói là: nước rót vào được đun sôi bằng nồi áp suất đến 110oC. Tiện thể, em nói luôn cách khai thác lưu huỳnh.
Khoan một lỗ dài sâu trên mỏ lưu huỳnh( lưu huỳnh có dạng rắn), đặt vào đó một ống sắt, bên trong ống sắt đặt một ống nhỏ hơn. Người ta rót vào ống sắt lớn nước "chín quá" ở nhiệt độ khoảng 110oC, khiến cho lưu huỳnh rắn tan chảy ra và người ta thu lưu huỳnh bằng cách bơm lưu huỳnh lên trên qua ống nhỏ hơn. Cách này đơn giản mà rất hiệu quả
 
Last edited by a moderator:
S

sakura1234

vì sao mọi ng` im lặng thế ?
đùa tí thui! vì sao trong phòng tắm thì hok khí loãng hơn
 
4

40phamkinhvy

vì không khí trong phòng tắm có nhiều hơi nước nên không khí loãng hơn

vì sao vật lại nở ra vì nhiệt co lại vì lạnh ???
 
N

nguyennhuhuyhoang

mình nhớ hồi ý mình giải thích thế này
các chất cấu tạo từ các nguyên tử ; phân tử giống nhưng con người chạy lăng xăng
nếu hơ nóng họ chạy ra xa nhau cho nó mát => nở ra
nếu lạnh họ chạy gần nhau cho nó ấm => co vào
còn theo một cách nào đấy thì do tốc độ của chúng giảm hoăc tăng khiến cho chúng co vào hoặc nở ra ^^
 
Top Bottom