[Vật lý 6]Câu hỏi hay về trọng lực

L

...love...love

Con người nặng nhất khi ở trong tâm trái đất còn nhẹ nhất khi ở chân không.
 
V

vuduyhungchuot

Bạn nhớ đọc kĩ đề:
nói trong vòng từ tâm Trái đất đến hết khí quyển nhé
Vì vậy, câu trả lời như thế kia là sai phần sau (đảm bảo là sai vì không đúng đề bài), còn phần trước thì phải chờ các bạn vào post tiếp.
 
Last edited by a moderator:
4

40phamkinhvy

Đố các bạn biết, trên Trái đất này (nói trong vòng từ tâm Trái đất đến hết khí quyển nhé), nơi nào con người nhẹ nhất, nơi nào con người nặng nhất?


ở tâm người nặng nhất vì lực hút của trái đất mạnh nhất
ở khí quyển người nhẹ nhất vì lực hút của trái đất yếu nhất
 
B

babe_hehe

Nặng nhất là khi ở trong tâm của trái đất
nhẹ nhất là khi ở trên khí quyển
 
Last edited by a moderator:
V

vuduyhungchuot

Các bạn trả lời ai cũng sai. Thực ra, khi ở trên mặt đất, con người nặng nhất. Còn ở trong tâm Trái đất, con người nhẹ nhất, vì không có trọng lượng. Tại sao ư? Khi ở mặt đất, thì toàn bộ các phân tử trong các lớp vỏ của Trái đất hút ta về phía chúng mạnh nhất vì ta ở gần chúng nhất. Còn khi ta ở dưới sâu (ở đây là đúng vào tâm Trái đất), thì các phân tử hút ta về mọi phía thì làm sao mà chúng ta có trọng lượng được?
 
Last edited by a moderator:
C

conan193

câu hỏi lực 2
thuyết niu tơn cho rằng : nếu ta tác dụng vào một vật = 1 lực nào đó thì ta cũng sẽ bị vật đó tác dụng lại môttj lực =lực mà ta đã tác động .
tức là nếu con ngựa kéo một xe hàng bằng một lực nào đó thì con ngựa cũng bị lực của xe hàng kéo lại bằng một lực tương đương. như vậy thì xe hàng phải đứng yên một chỗ chứ tại sao lại chuyện về hướng của con ngựa
 
H

huutrang93

Các bạn trả lời ai cũng sai. Thực ra, khi ở trên mặt đất, con người nặng nhất. Còn ở trong tâm Trái đất, con người nhẹ nhất, vì không có trọng lượng. Tại sao ư? Khi ở mặt đất, thì toàn bộ các phân tử trong các lớp vỏ của Trái đất hút ta về phía chúng mạnh nhất vì ta ở gần chúng nhất. Còn khi ta ở dưới sâu (ở đây là đúng vào tâm Trái đất), thì các phân tử hút ta về mọi phía thì làm sao mà chúng ta có trọng lượng được?

trọng lực là lực hấp dẫn của trái đất tác dụng lên con người chúng ta
lực hấp dãn đó được tính theo công thức

[TEX]F=Gm1m2/r^2[/TEX]

G = 6.67 x 10-11 N.m²/kg²

khi chúng ta ở tâm trái đất tức r=0
=> ko có lực hấp dẫn hay ko có trọng lực
 
V

vuduyhungchuot

câu hỏi lực 2
thuyết niu tơn cho rằng : nếu ta tác dụng vào một vật = 1 lực nào đó thì ta cũng sẽ bị vật đó tác dụng lại môttj lực =lực mà ta đã tác động .
tức là nếu con ngựa kéo một xe hàng bằng một lực nào đó thì con ngựa cũng bị lực của xe hàng kéo lại bằng một lực tương đương. như vậy thì xe hàng phải đứng yên một chỗ chứ tại sao lại chuyện về hướng của con ngựa
May là vừa mới đọc quyển Vật lí vui về vấn đề này xong, thử diễn giải xem:
Theo định luật thứ 3 của Newton thì đúng là 1 vật khi gây ra 1 lực tác động lên 1 vật khác thì sẽ có 1 lực tác dụng ngược lại đúng bằng lực mà vật đó gây ra (ví dụ khi tớ đấm vào tường với 1 lực khoảng độ 90N chẳng hạn, thì tường cũng tác dụng vào tay tớ 1 lực cũng đúng bằng 90N). Và định luật thứ III đều đúng với tất cả mọi vật. Tuy nhiên, bạn conan193 nói cũng đúng: chắc chắn phải có 1 lực mà xe tác dụng lại với con ngựa bằng đúng như vậy. Chỉ có điều, con ngựa tì vào đất, và tác dụng lên xe, còn xe thì chỉ tì lên bánh, mà bánh lại dùng ma sát để giữ xe lại. Thành ra, con ngựa xe phải dùng lực của nó để cố thắng được lực ma sát của bánh xe (thực tế là đúng như vậy, vì ngựa nào kéo xe thì xe cũng đi mà). Cái hiểu nhầm ở đây là các bạn bị nhầm lẫn: đây là lực con ngựa "đánh nhau" với lực ma sát của bánh xe, chứ không phải "đánh nhau" với trọng lực. Nếu như k có ma sát thì con ngựa chỉ cần tác dụng 1 lực rất nhỏ thì xe cũng đi đc.
 
M

menhlenhphuonghoang2312

ở xích đạo con người nhẹ nhất ở địa cực con người nặng nhất
 
V

vuduyhungchuot

ở xích đạo con người nhẹ nhất ở địa cực con người nặng nhất
Sai! Ở mặt đất, con người nặng nhất (có thể nói rõ là ở 2 cực, quên mất cái này :D). Còn ở tâm Trái đất thì con người nhẹ nhất.
Lí giải: Khi ở trên mặt đất, các phân tử của Trái đất hút ta đồng loạt về 1 hướng là về xuống dưới chân (còn chuyện cực Bắc, cực Nam thì nói thêm về lực li tâm cũng được). Còn khi ở Tâm Trái đất, các phân tử hút ta về mọi hướng (vì con người ở trung điểm của tất cả các đường thằng đi xuyên qua tâm mà).
=> Đọc kĩ các bài trên trước khi trả lời.
 
M

menhlenhphuonghoang2312

thế ak` mình cứ tưởng cậu hỏi về ở đâu trên trái đất con ng` nặng nhất
 
Last edited by a moderator:
V

vuduyhungchuot

Thì đúng thế mà! Câu hỏi này dựa vào số lượng phân tử xung quanh chúng ta mà. Các cậu không đọc kĩ đề bài à?
 
N

nguyennhuhuyhoang

có người trả lời hết rồi mà ^^
nếu tính cả trong lòng trái đất thì bạn sẽ bị hút bởi tất cả các phần trái đất bao quanh bạn các lục hút này cùng độ lớn và cùng giá => chúng triệt tiêu lẫn nhau => lực mà trái đất tác dụng lên ta lúc này chỉ còn bằng không
còn nặng nhất bạn phải biết đến việc lực hút của trái đất phụ thuộc vào khoảng cách giữa vật và trái đất (cụ thể là càng xa trái đất <mặt đất> thì lực hút trái đất giảm theo bình phương khoảng cách...)
=> ở mặt đất lục hút mạnh nhất ^^
còn cái vụ lục niu tơn vấn đề ở đây là nó tác dụng lên vật kia chứ không tác dụng lên chính nó => nó chỉ chịu tác dụng của lục kéo đi mà không chịu tác dụng của lực kéo lại (cùng lắm là thêm lực ma sát do đất chứ không do con ngựa) => xe vẫn chạy bình thường ^^
 
K

khuyetdanh9x

uhm để xem nào
khi con người nặng nhất là ở tâm trái đất(điều đó k thể phủ nhận)
còn khi con người nhẹ nhất là khi ở xa mặt đất nhất
đó là khi ở đỉnh núi cao nhất của thế giới
okkkkkk:)
 
D

duong_coi

Con người nặng nhất khi ở trong tâm trái đất còn nhẹ nhất khi ở trong môi trương chân không
:khi (83):
 
V

vomanhduy

câu hỏi lực 2
thuyết niu tơn cho rằng : nếu ta tác dụng vào một vật = 1 lực nào đó thì ta cũng sẽ bị vật đó tác dụng lại môttj lực =lực mà ta đã tác động .
tức là nếu con ngựa kéo một xe hàng bằng một lực nào đó thì con ngựa cũng bị lực của xe hàng kéo lại bằng một lực tương đương. như vậy thì xe hàng phải đứng yên một chỗ chứ tại sao lại chuyện về hướng của con ngựa
Lực đó gọi là phản lực.
Hiện tượng này liên quan đến 2 lực cân bằng. Vật đang chuyển động tác dụng bởi 2 lực cân bằng thì cứ chuyển động mãi thẳng đều.
 
X

xuixui148

ở tên khí quyển và trong tâm trái đất, con người nhẹ nhất vì lúc đó các lực hút ta rất nhỏ nên trọng lượng của ta rất thấp. Còn ở trên mặt đất, con người nặng nhất vì lúc đó các lực hút ta rất lớn nên trọng lượng của ta rất cao.
 
C

cold_person

Lực đó gọi là phản lực.
Hiện tượng này liên quan đến 2 lực cân bằng. Vật đang chuyển động tác dụng bởi 2 lực cân bằng thì cứ chuyển động mãi thẳng đều.

nhầm rồi em ạ ! định luật 3 Niuton ko nói đến vấn đề lực cân bằng. Nếu hiểu định luật Niu ton về mặt lực cân bằng thì sai hoàn toàn đó. vì lực cân bẳng thì 2 lực cùng tác dụng vào 1 vật. còn định luật Niu ton nói về 1 vật tác dụng lực vào vật này thì cũng chịu lực từ vật kia tác dụng lại.

ở bài con ngựa thì có người giải thích rồi. xe hàng tác dụng lực lên bánh xe, bánh xe tác dụng lực lên xe hàng, 2 lực này cân = nên xe mới đứng đc trên mặt đất. con ngựa tác dụng lực kéo đến, lực này dùng để thắng đc lực ma sát của bánh xe với mặt đất.
 
W

whiteangel2012

Trái đất hút tất cả các vật vào tâm của nó. Đó là lý do tại sao trái cây rơi từ trên cành xuống đất hoặc trái banh được tung lên cao rồi cũng rơi xuống mặt đất. Lực hấp dẫn giữa trái đất và bất kỳ vật thể nào được gọi là trọng lực. Trung tâm trọng lực của trái đất nằm ở tâm trái đất. Thử tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra nếu ta đào một cái lỗ từ mặt bên này sang mặt bên kia xuyên qua tâm của trái đất, và trái banh được ném vào trong cái lỗ này.



Trái banh sẽ ngừng ở tâm trái đất, nó sẽ không đi qua mặt bên kia của trái đất. Trọng lượng của một vật thể sẽ nặng hơn nếu nó ở gần tâm trái đất hơn. Ngược lại, trọng lượng của một vật thể sẽ nhẹ hơn nếu nó ở xa tâm trái đất. Đó là lý do tại sao vật thể ở vùng cực trái đất nặng hơn vật thể ở vùng xích đạo. Bởi vì vùng cực trái đất ở gần tâm trái đất hơn những nơi trong vùng xích đạo. Không phải riêng trái đất mới có lực hút này, tất cả các hành tinh khác đều như vậy. Thật vậy, tất cả mọi vật trong vũ trụ đều hút lẫn nhau và chính lực này làm cho các ngôi sao và các hành tinh lơ lửng trên bầu trời. Lực hút này làm cho mặt trăng quay quanh trái đất và trái đất quay quanh mặt trời. Thực chất, mặt trăng cũng hút trái đất và tạo ra thuỷ triều lên xuống.

Tới cuối thế kỷ thứ 15, người ta vẫn cho rằng hai vật thể cùng lúc rơi trên cùng một độ cao trong chân không, thì vật nặng hơn sẽ rơi xuống trước. Điều này đã sai lầm. Galilê, nhà khoa học vĩ đại, vào năm 1590, đã chứng minh rằng bất kỳ các vật thể có trọng lượng như thế nào, khi rơi ở cùng một độ cao trong chân không đều rơi xuống cùng một lúc như nhau.

Kế đến, Newton đã đưa ra định luật vạn vật hấp dẫn là lực hút giữa hai vật thể tỉ lệ thuận với tích số khối lượng và tỉ lệ nghịch với số bình phương cự ly của hai vật. Có nghĩa là lực hút sẽ gấp đôi lên nếu khối lượng của một trong hai vật to gấp hai. Ngược lại, nếu cự ly của hai vật xa gấp đôi thì lực hút sẽ giảm đi một phần tư so với giá trị ban đầu.

Các nhà khoa học không thể giải thích đầy đủ về lực hút của trái đất hoặc lực hút của các thiên thể khác.

Tốc độ rơi tự do của một vật thể rơi xuống trái đất tăng khoảng 9.8 mét mỗi giây, được gọi là gia tốc.


Nguồn:my.opera.com
 
Top Bottom