[Vật lý 6]1001 câu chuyện li kỳ........

B

bason

Mã:
câu này vui nè!
cho 1 chậu nước,1 đồng xu thả ở đáy chậu, đổ 1 lớp nước mỏng vủa đủ nập đồng xu, 
hãy dùng tay lấy đồng xu mà đừng để ướt tay nha!
gian lận thì lắm trò,thử xài vật lí xem!
Cái này có lẽ là do sức căng bề mặt của nước hả.
Ấn nhẹ tay xuống mép đồng xu, đẩy dần nó lên theo thành chậu.
Đương nhiên nước chạm vào tay nhưng không làm ướt tay được.

chơi thế này anh nè!
đốt 1 cây nến, cắm vào chậu,úp 1 chiếc cốc lên, sau 1 thời gian nến tắt,nước trong cốc tự dâng lên, e chỉ việc lấy đồng xu ra thui!hihi
do khi đốt nến, không khí trong cốc dãn nở, khi hết oxi,khí trong cốc lại co lại, áp suất gây hiện tượng nước trong cốc tràn vào!hay không!
 
P

phamminhkhoi

Thực ra thì chỉ cần châm que diêm quảng vào cốc rồi úp nó xuống chậu là được.

Cái ni anh hỏi thiếu hè ; Đúng ra phải là lấy đồng xu mà không chạm vào nưóc nếu không chỉ 1cái nam châm nhẹ là giải quyết được.

Bạn hãy giải thích hiện tuợng tại sao chỉ có giày trượt băng mới trượt được trên mặt băng (nếu giầy bình thường dậm lên băng hoặc là ta sẽ mất thăng bằng hoặc là băng sẽ vỡ)
 
B

bason

Thực ra thì chỉ cần châm que diêm quảng vào cốc rồi úp nó xuống chậu là được.

Cái ni anh hỏi thiếu hè ; Đúng ra phải là lấy đồng xu mà không chạm vào nưóc nếu không chỉ 1cái nam châm nhẹ là giải quyết được.

Bạn hãy giải thích hiện tuợng tại sao chỉ có giày trượt băng mới trượt được trên mặt băng (nếu giầy bình thường dậm lên băng hoặc là ta sẽ mất thăng bằng hoặc là băng sẽ vỡ)
không phải đồng xu nào cũng làm bằng vật liệu mà nam châm có thể hút em ạ, ngay cả việc đốt cây nến, cách làm chỉ để kết quả thí nghiệm tốt nhất thôi mà, còn có nhiều cách khác, cách của e cũng hay lắm!
còn đôi giày trượt băng, anh chỉ nhớ do diện tích tiếp xúc của đế giầyvới mặt băng nhỏ, dẫn đến áp suất lớn,làm tan chảy lớp băng tại đó,tạo 1 lớp nước,làm trơn và dễ di chuyển,dễ giữ thăng bằng, sau khi trượt qua,lớp nước này lại đông lại.(việc tan chảy của nước không chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ mà còn phụ thuộc vào áp suất các bạn ạ!)
 
B

bason

các bác mod ở topic này chắc bận quá rồi, chẳng thấy post bài nữa!
Cho từng chiếc kim vào cốc và đếm, nhớ rằng phải cho đầu nhọn của chiếc kim vào trước một cách thật nhẹ nhàng để nước không trào ra do tác động của tay. Thật kỳ lạ. Bạn cho mãi mà vẫn không thấy nước trào ra.
giải thích!
 
C

clover141

Cái này là về ẩm thực:
1.bạn hãy nấu 1 món canh vừa nhạt vừa mặn?
2.bạn hãy nấu 1 quả trứng vùa chín vừa sống?
1 món canh vừa mặn vừa nhạt là hiện tượng khi cho muối vào muối tan ko đều.
2 quả trứng vừa chín vừa sống là do khi nấu ăn lửa quá lớn làm cho nhiệt truyền đi ko kịp, lớp ngoài chín rồi mà lớp trong chưa chín:)>-
 
P

phamminhkhoi

Cho từng chiếc kim vào cốc và đếm, nhớ rằng phải cho đầu nhọn của chiếc kim vào trước một cách thật nhẹ nhàng để nước không trào ra do tác động của tay. Thật kỳ lạ. Bạn cho mãi mà vẫn không thấy nước trào ra.

Lý do rất đơn giản: Thểtích của một chiếc kim là quá bé (ở một chỗ nước vồng lên rất nhỏ đó có thể chứa tới hàng trăm chiếckim cùng lúc. Một nguyên do nữa là do mép cốc thường xuyên va chạm với tay haymiện ta (khi uống nước) nên bị ohủ một lớp "mỡ sáp dày", khiến cho nước không trào ra ngoài được.
 
T

thienxung759

Người ta thường hỏi:
Thuyền nặng hơn kim, tại sao khi cho thuyền và kim vào nước thì thuyền nổi, kim chìm?
Nhưng thật ra kim có thể nổi đấy. Không tin mọi người làm thử.
Múc một cốc nước đầy, để cho nước tĩnh một lát. Nhẹ nhành đặt cây kim lên mặt nước, nó sẽ nổi.
 
B

bason

Người ta thường hỏi:
Thuyền nặng hơn kim, tại sao khi cho thuyền và kim vào nước thì thuyền nổi, kim chìm?
Nhưng thật ra kim có thể nổi đấy. Không tin mọi người làm thử.
Múc một cốc nước đầy, để cho nước tĩnh một lát. Nhẹ nhành đặt cây kim lên mặt nước, nó sẽ nổi.
sức căng bề mặt đã giúp cây kim nổi đc, ngoài ra, do ta đặt nhẹ nhành nên cây kim k bị dính ướt,nên có thể nổi đc!đúng k?
 
B

bason

câu hỏi mới đây!
một vật có bề mặt màu đen thường nóng lên nhiều hơn so với vật có bề mặt màu trắng khi cả 2 cùng được đặt dưới ánh sáng mặt trời.Điều đó cũng đúng với các áo choàng mà người Ả Rap mặc trên sa mạc. Tại sao người ả rập lại thích mặc áo choàng màu đen???
 
P

phamminhkhoi

Màu trắng có khả năng hấp thụ nhiệt kém nhưng kèm vào đó cũng là khả năng bức xạ kém. Mặc chiếc áo trắng trong một chuyến đi dài ngày trên sa mạc tức là đã tự tạo cho mình một cái "túi giữ nhiệt" và ngăn không cho nhiệt trong cơ thể và trong áo bức xạ ra ngoài. Áo đen tuy hập thụ nhiệt nhanh nhưng bức xạ cũng nhanh hơn.
 
Last edited by a moderator:
R

rbien

nói thế chưa đúng lắm.có 2 loại bức xạ là :bức xạ nhìn thấy và bức xạ ko nhìn thấy.vật nào hấp thụ tốt các bức xạ nhìn thấy thì cũng hấp thụ tốt các bức xạ ko nhìn thấy(vd:bức xạ nhiệt) và ngược lại.Những vật hấp thụ tốt các bức xạ nhìn thấy thì sẽ hấp thụ được hầu hết các màu sáng (as có 7 màu) và bức xạ lại các màu tối vào mắt ta khién ta thấy nó có màu tối.Đồng thời nó hấp thụ và pha thụ và phản xạ các bức xạ ko nhìn thấy (bức xạ nhiệt).Vì vậy ta nói vật nào màu đen là hấp thụ và phản xạ tốt các tia nhiệt và các vật có màu trắng là phản xạ và hấp thu các tia nhiệt tốt nhung thực ra là nói ngược.Ta nên hiểu xuôi theo nghĩa thực của nó
 
H

happykid

loa loa loa nghe cho kỹ đây!

CÁC NHÀ VẬT LÝ CHƠI TRỐN TÌM
các nhà vật lý thiên tài của chúng ta rủ nhau....chơi trốn tìm
oẳn tù tì....Einstein thua
ông ta tựa vào gốc cây và đếm từ 1 đến 100
các nhà vật lý khác chia nhau chạy trốn...duy chỉ có Newton ở lại!
Newton vẽ xung quanh gốc cây đó 1 hình vuông mỗi cạnh 1m và đứng vào trong đó
khi Einstein mở mắt ra, thấy Newton đứng đó, ông vội reo lên :"tìm thấy Newton rồi, tìm thấy Newton rồi...!"
nhưng Newton vẫn bình thản, ông nói :"tôi không phải là Newton!"


quái!Newton mà không phải Newton!!
hỏi các thiên tài nhí 2 chữ đơn giản : Vì sao??
 
L

luchia

các bác mod ở topic này chắc bận quá rồi, chẳng thấy post bài nữa!
Cho từng chiếc kim vào cốc và đếm, nhớ rằng phải cho đầu nhọn của chiếc kim vào trước một cách thật nhẹ nhàng để nước không trào ra do tác động của tay. Thật kỳ lạ. Bạn cho mãi mà vẫn không thấy nước trào ra.
giải thích!
 
C

chienkute_1999

Bản chất của hiện tượng này chính là suất căng mặt ngoài của nước và sự dính ướt. Nước gần như không dính ướt thuỷ tinh và do đó, sẽ có một lực căng mặt ngoài khá lớn giữ cho nước không trào ra. Nó làm tăng diện tích mặt ngoài của nước. Bạn sẽ thấy rằng mặt ngoài của nước sẽ phồng lên làm thành một chóp cầu. Chính diện tích phồng lên này đã tạo đủ chỗ cho những chiếc đinh. Và nếu miệng cốc càng to, số lượng đinh có thể bỏ vào càng nhiều.
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom