[Vật lý 12] Ôn thi phần sóng

Q

quang1234554321

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Trong thực tế thường có trường hợp nhiều sóng phát ra từ nhiều nguồn khác nhau và cùng truyền tới một điểm. Trường hợp như vậy có thể gây ra một hiện tượng đặc thu của sóng, gọi là hiện tượng giao thoa, mà ta sẽ xét sau đây.

Dùng các dụng cụ thí nghiệm tương tự như ở bài hiện tượng sóng trong cơ học , nhưng ở đây ta thay hòn bi bằng một thanh nhẹ, ở hai đầu thanh gắn hai hòn bi nhỏ đặt chạm mặt nước . Khi thanh dao động, hai hòn bi ở và tạo ra trên mặt nước hai hệ sóng lan truyền theo những hình tròn đồng tâm. Hai hệ thống đường tròn mở rộng dần ra và đan trộn vào nhau trên mặt nước.

Khi hình ảnh sóng đã ổn định, chúng ta phân biệt được trên mặt nước một nhóm những đường cong tại đó biên độ dao động là cực đại, và xen kẽ giữa chúng là một nhóm những đường cong khác tại đó mặt nước không dao động. Những đường sóng này đứng yên tại chỗ mà không truyền đi trên mặt nước như những sóng mà ta đã quan sát trước đây.

2. Lí thuyết về giao thoa

Giả sử và là hai nguồn dao động cùng tần số và cùng pha với nhau và sóng của chúng cùng truyền tới một điểm của mặt phẳng theo hai đường đi . Hai nguồn dao động cùng tần số và cùng pha, hoặc với độ lệch pha không đổi được gọi là hai nguồn kết hợp và sóng mà chúng tạo ra được gọi là sóng kết hợp.

Trong thí nghiệm mô tả ở trên, hai hòn bi không dao động độc lập với nhau. Chúng luôn luôn dao động cùng tần số và cùng pha với thanh , và do đó chúng đúng là hai nguồn kết hợp.

Giả sử phương trình của các dao động tại và cùng là . Nếu khoảng cách l giữa và là nhỏ so với các đường đi và , ta có thể coi biên độ các sóng truyền tới là bằng nhau.

Gọi là vận tốc truyền sóng. Thời gian để sóng truyền từ đến là . Dao động tại vào thời điểm cùng pha với dao động tại vào thời điểm .


Dao động tại là sự tổng hợp của hai dao động và cùng tần số nhưng khác pha.

Chúng ta lấy giá trị tuyệt đối vì việc trong hai đường và thì đường nào dài hơn không ảnh hưởng đến hiện tượng giao thoa.

Tại những điểm nào mà hiệu đường đi bằng một số nguyên bước sóng , thì hiệu số pha bằng , hai sóng cùng pha với nhau, biên độ của sóng tổng hợp lớn gấp đôi biên độ mỗi sóng thành phần, dao động của môi trường ở đây là lớn nhất. Trong toán học, người ta chứng minh được rằng quỹ tích của những điểm như vậy là một họ các đường hypebol có tiêu điêm tại và , bao gồm cả đường trung trực của đoan , các đường vẽ liền nét.

Tại những điểm nào mà hiệu đường đi bằng một số lẻ nửa bước sóng , thì hiệu số pha bằng , tức là hai sóng ngược pha nhau, biên độ của sóng tổng hợp bằng 0, ở đây môi trường không dao động. Quỹ tích cả các điểm này cũng là một họ các đường hypebol có tiêu điểm tại

Tại những điểm khác thì biên độ sóng có giá trị trung gian.

Hiện tượng khảo sát trên gọi là hiện tượng giao thoa.

Giao thoa là sự tổng hợp của hai hay nhiều sóng kết hợp trong không gian, trong đó có những chỗ cố định mà biên độ sóng được tăng cường hoặc bị giảm bớt.

Sự tổng hợp của ba sóng kết hợp trở lên tạo ra một hình ảnh giao thoa phức tạp mà ta sẽ không xét ở đây.

3. Sóng dừng

Lấy một sợi dây dẻo, dài chừng , đầu buộc cố định vào tường (hoặc vào bàn, tủ…), đầu cầm ở tay (h.2.8). Ta kéo thẳng dây và dao động. Thay đổi dần độ rung (tức là thay đổi tần số dao động của đầu ), đến một lúc nào đó ta thấy sợi dây rung có một hình ảnh ổn định trong đó có những chỗ rung rất mạnh, và những chỗ hầu như không rung.

Có thể giải thích hiện tượng đó như sau. Dao động từ truyền theo sợi dây từ đến , dưới dạng một sóng ngang. Tới là cuối sợi dây, sóng phản xạ và truyền ngược lại từ tới . Sóng tới và sóng phản xạ thoả mãn điều kiện sóng kết hợp. ở đây điểm không dao động, có nghĩa là sóng phản xạ và sóng tới đó ngược pha nhau. Kết quả là trên sợi dây có sự giao thoa của hai sóng kết hợp cùng tần số và ngược pha nhau tại (có thể coi và là hai nguồn sóng kết hợp).

Để khảo sát kĩ hơn hiện tượng này, ta xét một sợi dây đàn hồi có hai đầu cố định, trên đó có hai sóng kết hợp truyền ngược chiều nhau. Có thể coi đó là một sóng tới và một sóng phản xạ, giống như ở thí nghiệm trên, nhưng ở đây cả hai điểm đầu không dao động.

Chọn thời điểm là lúc trên sợi dây hai sóng 1 và 2 ngược pha nhau tại một điểm M nào đó. Sợi dây có dạng như trên hình2.9a (đây là dạng thật của sợi dây), sóng 1 truyền sang phải, sóng 2 truyền sang trái, biên độ sóng tổng hợp tại mọi nơi đều bằng 0. Tại thời điểm , mỗi sóng truyền đi một đoạn đường bằng , sóng tổng hợp trên sợi dây có hình dạng như trên hình 2.9b. Cũng như vậy, tại các thời điểm và , sóng có hình dạng như trên hình 29c và 29d.

Quan sát trên sợi dây hoặc hình vẽ, ta thấy điểm và các điểm cách nó một số nguyên nửa bước sóng luôn luôn đứng yên không dao động. Chúng được gọi là các nút. Điểm và các điểm cách nó một nguyên nửa bước sóng dao động với biên độ lớn nhất so với các điểm khác. Chúng được gọi là các bụng sóng. Vị trí các nút và các bụng là cố định. Khoảng cách giữa hai nút hoặc hai bụng liền nhau đều bằng .

Sóng có các nút và các bụng cố định trong không gian gọi là sóng dừng. Nó không truyền đi trong không gian. Chú ý rằng ở đây hai sóng thành phần vẫn truyền đi theo hai chiều khác nhau, nhưng sóng tổng hơp “dừng lại” tại chỗ.

Đối với các sóng dọc, tuy hình ảnh sóng dừng có khác các sóng ngang, nó vẫn gồm có các nút (nơi không có dao động) và các bụng (nơi bị nén và giãn mạnh), và khoảng cách giữa hai nút hoặc hai bụng liền nhau vẫn bằng . Trên các dây đàn có sóng dừng thuộc loại sóng ngang. Trong các cột khí của sáo và kèn, có các sóng dừng thuộc loại sóng dọc.

Hiện tượng sóng dừng cho phép ta nhìn thấy cụ thể bằng mắt thường bước sóng và đo được một cách chính xác. Đối với sóng âm và nhiều loại sóng khác, việc đo tần số cũng đơn giản. Giữa vận tốc sóng , tần số sóng và bước sóng , có hệ thức .

Vì vậy hiện tượng sóng dừng cũng cho ta một phương pháp đơn giản xác định bằng cách đo và .
 
Last edited by a moderator:
Q

quang1234554321

Bài 1:
Muốn có giao thoa sóng cơ học, hai sóng gặp nhau phải cùng phương dao động và là hai sóng kết hợp nghĩa là hai sóng có:

Chọn một đáp án dưới đây

A. Cùng biên độ và chu kì.

B. Cùng biên độ và cùng pha.

C. Cùng tần số và độ lệch pha không đổi.

D. Cùng biên độ và độ lệch pha không đổi.



Baì 2
Người ta ném một hòn đá xuống một cái ao, tạo thành sóng hai chiều trên mặt nước dạng hình tròn. Nếu tổng năng lượng mỗi giây của sóng này là 1W, tính cường độ của sóng tại một nơi cách chỗ hòn đá rơi 2m.

Chọn một đáp án dưới đây

A. 0,08 W/m

B. 1 W/m

C. 10 W/m

D. 0,02W/m


Baì 3
Hai người đứng cách nhau 4m và quay một sợi dây nằm giữa họ. Hỏi bước sóng lớn nhất của sóng dừng mà hai người có thể tạo nên là bao nhiêu ?

Chọn một đáp án dưới đây

A. 16m

B. 8m

C. 4m

D. 2m



Baì 4
Thưc hiện giao thoa trên mặt một chất lỏng với hai nguồn giống nhau, cách nhau 13cm cùng có phương trình dao động là U = 2sin (40pi t) . Vận tốc truyền sóng trên mặt chất lỏng là 80cm/s. Xem biên độ sóng không giảm khi truyền đi từ nguồn. Số điểm đứng yên trên đoạn là:

Chọn một đáp án dưới đây

A. 4

B. 8

C. 6

D. 7



Baì 5
Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước với hai nguồn kết hợp A, B cùng tần số, ngược pha nhau thì các điểm trên đường trung trực của AB sẽ Chọn một đáp án dưới đây

A. có biên độ dao động tổng hợp cực đại vì hai sóng tới cùng pha nhau..

B. có biên độ dao động tổng hợp cực tiểu vì hai sóng tới ngược pha nhau..

C. có biên độ dao động tổng hợp cực đại vì hai sóng tới ngược pha nhau.

D. có biên độ dao động tổng hợp cực tiểu vì hai sóng tới cùng pha nhau.


Bài 6
Giao thoa khe Iâng, khoảng cách giữa hai khe , khoảng cách từ hai khe sáng đến màn hình là D = 2m, ânh sáng dùng trong thí nghiệm có bước sóng [TEX]=0,5.10^{-6}[/TEX]. Thực hiện thí nghiệm trong chất lỏng có chiết suất n thì thấy vân sáng thứ 3 di chuyển 0.75 mm. Giá trị của n là:

Chọn một đáp án dưới đây

A. 1.09

B. 1.33

C. 1.44

D. 1.22


Baì 7
Hai nguồn sóng cơ AB cách nhau dao động chạm nhẹ trên mặt chất lỏng, cùng tấn số 100Hz, cùng pha theo phương vuông vuông góc với mặt chất lỏng. Vận tốc truyền sóng 20m/s.Số điểm không dao động trên đoạn AB=1m là :


Chọn một đáp án dưới đây

A. 11 điểm

B. 20 điểm

C. 10 điểm

D. 15 điểm



Baì 8
Hai nguồn sóng cơ dao động cùng tần số, cùng pha .Quan sát hiện tượng giao thoa thấy trên đoạn AB có 5 điểm dao động với biên độ cực đại (kể cả A và B). Số điểm không dao động trên đoạn AB là:

Chọn một đáp án dưới đây

A. 6 điểm

B. 4điểm

C. 5 điểm

D. 2điểm



Baì 9
Trên một sợi dây dài 1m (hai đầu dây cố định) đang có sóng dừng với tần số 100Hz. Người ta thấy có 4 điểm dao động rất mạnh. Vận tốc truyền sóng trên dây là:

Chọn một đáp án dưới đây

A. 50 m/s

B. 200m/s

C. 25m/s

D. 100m/s
 
Last edited by a moderator:
H

hoahuongduong237

Làm chi có máy tính mà tính , cứ phải từ từ cho người khác ngồi nháp tay chớ.Mới nháp được chừng này nè:
1-C
2-C
5-C
7-C(Trời đất tui tính kiểu gì mà toàn C vậy)
8-A
9-C
Sai đừng cười nha , lí tôi không biết đâu đây không phải thế mạnh của tôi.Môn lí tôi phải tự cày vì thầy giáo dạy lí.....đặc biệt là câu"Trái Đất không phải hình cầu mà là hình elip"
 
Q

quang1234554321

Bài 1
Khi một sóng cơ học truyền từ không khí vào nước thì đại lượng nào sau đây không thay đổi:

Chọn một đáp án dưới đây

A. Vận tốc.

B. Tần số.

C. Bước sóng.

D. Năng lượng.

Bài 2
Chọn câu trả lời đúng

Chọn một đáp án dưới đây

A. Giao thoa sóng nước là hiện tượng xảy ra khi hai sóng có cùng tần số gặp nhau trên mặt thoáng.

B. Nơi nào có sóng thì nơi ấy có hiện tượng giao thoa.

C. Hai sóng có cùng tần số và có độ lêch pha không đổi theo thời gian là hai sóng kết hợp.

D. Hai nguồn dao động có cùng phương, cùng tần số là hai nguồn kết hợp.

Bài 3
Chọn câu trả lời sai.

Năng lượng của sóng truyền từ một nguồn điểm sẽ:

Chọn một đáp án dưới đây

A. Giảm tỉ lệ với bình phương quãng đường truyền sóng, khi truyền trong không gian.

B. Giảm tỉ lệ với quãng đường truyền sóng, khi môi trường truyền sóng là một đường thẳng.

C. Năng lượng sóng giảm tỉ lệ với quãng đường truyền sóng, khi truyền trên mặt phẳng

D. Luôn không đổi khi môi trường truyền sóng là một đường thẳng.

Bài 4
Chọn phát biểu đúng. Vận tốc truyền âm :

Chọn một đáp án dưới đây

A. Tăng khi độ đàn hồi của môi trường càng lớn

B. Tăng khi mật độ vật chất của môi trường giảm

C. Giảm khi nhiệt độ của môi trường tăng

D. Có giá trị cực đại trong chân không

Bài 5
Hai nguồn sóng điểm A và B cách nhau 8 cm. Tại điểm M cách A 25cm , cách B 20,5 cm là điểm dao động với biên độ cực đại, giữa M và trung trực của AB có 2 đường dao động cực đại

Tính vận tốc truyền sóng :

Chọn một đáp án dưới đây

A. 30 cm/s

B. 60 cm/s

C. 15 cm/s

D. 75 cm/s

 
Last edited by a moderator:
Q

quang1234554321

Làm chi có máy tính mà tính , cứ phải từ từ cho người khác ngồi nháp tay chớ.Mới nháp được chừng này nè:
1-C
2-C
5-C
7-C(Trời đất tui tính kiểu gì mà toàn C vậy)
8-A
9-C
Sai đừng cười nha , lí tôi không biết đâu đây không phải thế mạnh của tôi.Môn lí tôi phải tự cày vì thầy giáo dạy lí.....đặc biệt là câu"Trái Đất không phải hình cầu mà là hình elip"

Đây là đáp án :
1-c
2-a
3-b
4-c
5-b
6-b
7-c
8-b
9-a
 
Y

yenngocthu

Bài 1
Khi một sóng cơ học truyền từ không khí vào nước thì đại lượng nào sau đây không thay đổi:

Chọn một đáp án dưới đây

A. Vận tốc.

B. Tần số.

C. Bước sóng.

D. Năng lượng.

Bài 2
Chọn câu trả lời đúng

Chọn một đáp án dưới đây

A. Giao thoa sóng nước là hiện tượng xảy ra khi hai sóng có cùng tần số gặp nhau trên mặt thoáng.

B. Nơi nào có sóng thì nơi ấy có hiện tượng giao thoa.

C. Hai sóng có cùng tần số và có độ lêch pha không đổi theo thời gian là hai sóng kết hợp.
D. Hai nguồn dao động có cùng phương, cùng tần số là hai nguồn kết hợp.

Bài 3
Chọn câu trả lời sai.

Năng lượng của sóng truyền từ một nguồn điểm sẽ:

Chọn một đáp án dưới đây

A. Giảm tỉ lệ với bình phương quãng đường truyền sóng, khi truyền trong không gian.

B. Giảm tỉ lệ với quãng đường truyền sóng, khi môi trường truyền sóng là một đường thẳng.
C. Năng lượng sóng giảm tỉ lệ với quãng đường truyền sóng, khi truyền trên mặt phẳng

D. Luôn không đổi khi môi trường truyền sóng là một đường thẳng.

Bài 4
Chọn phát biểu đúng. Vận tốc truyền âm :

Chọn một đáp án dưới đây

A. Tăng khi độ đàn hồi của môi trường càng lớn

B. Tăng khi mật độ vật chất của môi trường giảm

C. Giảm khi nhiệt độ của môi trường tăng

D. Có giá trị cực đại trong chân không
Bài 5
Hai nguồn sóng điểm A và B cách nhau 8 cm. Tại điểm M cách A 25cm , cách B 20,5 cm là điểm dao động với biên độ cực đại, giữa M và trung trực của AB có 2 đường dao động cực đại

Tính vận tốc truyền sóng :

Chọn một đáp án dưới đây

A. 30 cm/s

B. 60 cm/s

C. 15 cm/s

D. 75 cm/s
bài cuối thì nhớ o nhầm đã có trong đề tuyển sinh nhưng có vẻ bạn post thiéu đề
chỉ tính dược đến ra [tex]\lambda=1,5 [/tex]là tắc^-^
 
Last edited by a moderator:
H

hoahuongduong237

Biết ngay sai mà cái môn lí này thì tui bó tay .....Trời đất học hoài mà sao không có tiến bộ vậy
Nhưng 8-a;9-c
 
E

everlastingtb91

Biết ngay sai mà cái môn lí này thì tui bó tay .....Trời đất học hoài mà sao không có tiến bộ vậy
Nhưng 8-a;9-c

Đúng rồi! Bạn sai rồi.:) Bạn cũng học kém LÝ như tôi à. Tôi ko học nhiều nên ko hiểu mà bạn học hoài lại ko hiểu, ko biết có điểm chung gì nữa ko đây.
Bạn chịu khó học LÝ THUYẾT LÝ nhé, nó ko như HOÁ đâu, HOÁ lý thuyết liên quan nhiều đến bài tập,còn LÝ thì lý thuyết lại liên quan đến việc bạn có hiểu gì nó ko vậy:D
 
Q

quang1234554321

Dưới đây là các bài tập ôn thi phần sóng

Bài 1
Độ cao của âm phụ thuộc vào:

Chọn một đáp án dưới đây

A. Vận tốc truyền âm.
B. Năng lượng âm.
C. Tấn số.
D. Biên độ.

Bài 2
Hai lò xo , có cùng độ dài. Một vật nặng M khối lượng m = 200g khi treo vào lò xo thì dao động với chu kỳ , khi treo vào lò xo thì dao động với chu kỳ . Nối hai lò xo đó với nhau thành một lò xo dài gấp đôi rồi treo vật nặng M vào thì M sẽ giao động với chu kỳ bao nhiêu?

Chọn một đáp án dưới đây

A.[TEX] T = 0,7s [/TEX]
B.[TEX] T = 0,6s [/TEX]
C.[TEX] T = 0,5s [/TEX]
D.[TEX] T = 0,35s[/TEX]

Bài 3
Một chất điểm tham gia đồng thời hai dao động điều hoà cùng phương cùng tần số
[TEX]x1=sin2t (cm)[/TEX] và [TEX]x2=2,4 cos2t (cm)[/TEX]
Biên độ của dao động tổng hợp là

Chọn một đáp án dưới đây

A.[TEX] A = 1,84 cm. [/TEX]
B.[TEX] A = 3,40 cm. [/TEX]
C.[TEX] A = 6,76 cm. [/TEX]
D. [TEX] A = 2,60 cm. [/TEX]

Bài 4
Một con lắc đơn được thả không vận tốc từ vị trí có ly độ góc . Khi con lắc qua vị trí có ly độ góc thì lực căng của dây treo là:

Chọn một đáp án dưới đây

A. [TEX]T=mg(3cos\alpha 0 + 2cos \alpha ) [/TEX]
B. [TEX]T=mg(3cos\alpha - 2cos \alpha 0 ) [/TEX]
C. [TEX]mg cos \alpha [/TEX]
D. [TEX]T=mg(cos\alpha - 2cos \alpha 0 ) [/TEX]

Bài 5
Một vật có khối lượng 10g dao động điều hòa với biên độ 0,5m và tần số góc là 10 rad/s. Lực cực đại tác dụng lên vật là :

Chọn một đáp án dưới đây

A.[TEX] 25N [/TEX]
B.[TEX] 2,5N [/TEX]
C.[TEX] 5N [/TEX]
D.[TEX] 0,5N [/TEX]

Bài 6
Độ to hay nhỏ của một âm mà tai cảm nhận được sẽ phụ thuộc vào

Chọn một đáp án dưới đây

A. cường độ và biên độ của âm.
B. cường độ của âm và vận tốc âm.
C. cường độ và tần số của âm.
D. cường độ và tần số của âm.

Bài 7
Một người ngồi trên thuyền thấy thuyền dập dềnh lên xuống tại chỗ 15 lần trong thời gian 30s và thấy khoảng cách giữa 4 đỉnh sóng liên tiếp nhau bằng 18m. Xác định vận tốc truyền sóng

Chọn một đáp án dưới đây

A.[TEX] 4,5m/s[/TEX]
B.[TEX] 12m/s [/TEX]
C.[TEX] 2,25m/s [/TEX]
D.[TEX] 3m/s [/TEX]


Bài 8
Một người đứng gần một chân núi và 8s sau thì nghe thấy tiếng vọng lại. Vận tốc âm trong không khí là [TEX]330m/s[/TEX]. Khoảng cách từ chân núi đến người đó là:

Chọn một đáp án dưới đây

A.[TEX]1200m [/TEX]
B.[TEX] 800m [/TEX]
C.[TEX] 1320m [/TEX]
D.[TEX] 2720m [/TEX]

Bài 9
Dao động .........................là chuyển động của một vật có li độ phụ thuộc vào thời gian theo dạng Sin

Chọn tính chất sau đây điền vào chỗ trống cho đúng nghĩa:

Chọn một đáp án dưới đây

A. Điều hoà.
B. Tự do.
C. Tắt dần.
D. Cưỡng bức.
 
Last edited by a moderator:
T

t2m_91

Trả lời :
1/A
2/...
3/B
4/...
5/Chịu.Ra là 1,02 N cơ.hic
6/Không có câu hỏi và đáp án.Bó tay.
7/2 câu cuối giống nhau y đúc.Đành chọn cả C và D
7/2 câu 7 liền.đây chắc là ghi nhầm câu 6 và 7.hj.CHọn câu A
8/
9/A
Hết..................................M...R.G...H...O...S...T...........................
 
A

anh2612

Dưới đây là các bài tập ôn thi phần sóng

ko biết có đúng ko???:D:)

Bài 1
Độ cao của âm phụ thuộc vào:

Chọn một đáp án dưới đây

A. Vận tốc truyền âm.
B. Năng lượng âm.
C. Tấn số.
D. Biên độ.

Bài 2
Hai lò xo , có cùng độ dài. Một vật nặng M khối lượng m = 200g khi treo vào lò xo thì dao động với chu kỳ , khi treo vào lò xo thì dao động với chu kỳ . Nối hai lò xo đó với nhau thành một lò xo dài gấp đôi rồi treo vật nặng M vào thì M sẽ giao động với chu kỳ bao nhiêu?

Chọn một đáp án dưới đây

A.[TEX] T = 0,7s [/TEX]
B.[TEX] T = 0,6s [/TEX]
C.[TEX] T = 0,5s [/TEX]
D.[TEX] T = 0,35s[/TEX]
không có dữ kiện thì làm sao tính được
Bài 3
Một chất điểm tham gia đồng thời hai dao động điều hoà cùng phương cùng tần số
[TEX]x1=sin2t (cm)[/TEX] và [TEX]x2=2,4 cos2t (cm)[/TEX]
Biên độ của dao động tổng hợp là

Chọn một đáp án dưới đây

A.[TEX] A = 1,84 cm. [/TEX]
B.[TEX] A = 3,40 cm. [/TEX]
C.[TEX] A = 6,76 cm. [/TEX]
D. [TEX] A = 2,60 cm. [/TEX]

Bài 4
Một con lắc đơn được thả không vận tốc từ vị trí có ly độ góc . Khi con lắc qua vị trí có ly độ góc thì lực căng của dây treo là:

Chọn một đáp án dưới đây

A. [TEX]T=mg(3cos\alpha 0 + 2cos \alpha ) [/TEX]
B. [TEX]T=mg(3cos\alpha - 2cos \alpha 0 ) [/TEX]
C. [TEX]mg cos \alpha0 [/TEX]
D. [TEX]T=mg(cos\alpha - 2cos \alpha 0 ) [/TEX]

Bài 5
Một vật có khối lượng 10g dao động điều hòa với biên độ 0,5m và tần số góc là 10 rad/s. Lực cực đại tác dụng lên vật là :

Chọn một đáp án dưới đây

A.[TEX] 25N [/TEX]
B.[TEX] 2,5N [/TEX]
C.[TEX] 5N [/TEX]
D.[TEX] 0,5N [/TEX]

Bài 6
Độ to hay nhỏ của một âm mà tai cảm nhận được sẽ phụ thuộc vào

Chọn một đáp án dưới đây

A. cường độ và biên độ của âm.
B. cường độ của âm và vận tốc âm.
C. cường độ và tần số của âm.
D. mức cường độ và tần số của âm.
câu này có hai Đa giông nhau . mình tự sửa thành mức cường độ âm

Bài 7
Một người ngồi trên thuyền thấy thuyền dập dềnh lên xuống tại chỗ 15 lần trong thời gian 30s và thấy khoảng cách giữa 4 đỉnh sóng liên tiếp nhau bằng 18m. Xác định vận tốc truyền sóng

Chọn một đáp án dưới đây

A.[TEX] 4,5m/s[/TEX]
B.[TEX] 12m/s [/TEX]
C.[TEX] 2,25m/s [/TEX]
D.[TEX] 3m/s [/TEX]


Bài 8
Một người đứng gần một chân núi và 8s sau thì nghe thấy tiếng vọng lại. Vận tốc âm trong không khí là [TEX]330m/s[/TEX]. Khoảng cách từ chân núi đến người đó là:

Chọn một đáp án dưới đây

A.[TEX]1200m [/TEX]
B.[TEX] 800m [/TEX]
C.[TEX] 1320m [/TEX]
D.[TEX] 2720m [/TEX]

Bài 9
Dao động .........................là chuyển động của một vật có li độ phụ thuộc vào thời gian theo dạng Sin

Chọn tính chất sau đây điền vào chỗ trống cho đúng nghĩa:

Chọn một đáp án dưới đây

A. Điều hoà.
B. Tự do.
C. Tắt dần.
D. Cưỡng bức.
[/SIZE][/QUOTE]
 
Z

zeozeovt

ĐÁP ÁN :
1- độ cao của âm phụ thuộc vào tần số --> ngân lên 1 ca khúc và sờ vào cổ :)
2- mặc dù k có dữ kiện tiện thế đưa ra luôn công thức :
với L1 --> T1
với L2 --> T2
=> L12 --> T12 = Căn (T1 bình cộng T2 bình )
3- D - bấm máy tính ai chưa biết liên hệ .
4- C cái nay trong sack GK
5- đáp án chính xác là 0,6 vì theo đề ra ta có thể tính được tại vị trí cân bằng đen ta lờ = 0,1 m và độ cứng k của lò xo là 1N => Fmax= k. ( đenta L + A ) = 0,6 N

6- B lí thuyết nhé !
7- đáp án chính xác là 2,8 m/s vì ta tình đc lam đa = 6m => vận tốc = 6.14 : 30(s) =2,8 lưu í ở đây là nó lồi lên 15 lần nghĩa trong 15 lần nay chỉ có 14 khoảng bước sóng
8- C(1320) vì chia 8(s) thành giai đoạn đi và về nên S= v . 4(s) =1320 m
9- A rùi còn gì
Có théc méc gì cứ Y!m nhé ad
học nhóm onl dzui cực
 
A

anh2612

ĐÁP ÁN :

5- đáp án chính xác là 0,6 vì theo đề ra ta có thể tính được tại vị trí cân bằng đen ta lờ = 0,1 m và độ cứng k của lò xo là 1N => Fmax= k. ( đenta L + A ) = 0,6 N


7- đáp án chính xác là 2,8 m/s vì ta tình đc lam đa = 6m => vận tốc = 6.14 : 30(s) =2,8 lưu í ở đây là nó lồi lên 15 lần nghĩa trong 15 lần nay chỉ có 14 khoảng bước sóng

câu 5 chỉ là 0.5N thôi vì ngta không nói gì tức là con lắc nằm ngang:)
câu 7 bạn làm đúng mình làm sai:D
 
Top Bottom