[Vật lý 12] Những điểm quan trọng trong mỗi chương

T

thidau123

Mình kém nhất phần giao thoa sóng nước, các bạn giúp mình nhé!

ko biết bạn có kém phần sóng ánh sáng ko nữa! tớ thấy thế này
sóng nước và sóng ánh sáng giống nhau đấy

khoảng vân trong sóng ánh sáng là khoảng cách giữa 2 vân sáng(hoặc 2 vân tối)
hoàn toàn <=> với khoảng cách giữa hai gợn lồi(hoặc lõm) trong sóng nước và = λ/2

cậu nghiệm thử lại xem nhé!!! hoàn toàn giống !!! cả phần giao thoa nữa, tớ và bạn gì gì quên mất rồi đã post ở trên rồi đấy!

mong mọi người tiếp tục đóng góp.!!! có thể rằng kiến thức của bạn thì bạn thấy bình thường nhưng sẽ có nhiều người khác chưa biết..... và....chúng ta hãy chia sẻ!
Thân!
 
J

jun11791

Mình kém nhất phần giao thoa sóng nước, các bạn giúp mình nhé!

Mình sẽ bổ sung thêm

1. Khi gặp vật cản lớn hơn bước sóng trên phương : sóng đi wa vật này hầu như vẫn đi thẳng

Khi gặp vật cản nhỏ hơn bước sóng trên phương : sóng đi vòng wa phía sau vật cản

2. Khi đặt màn chắn có 1 khe chặn trên phương truyền sóng:

+ càng thu hẹp khe thì hiện tượng sóng lệch ra khỏi phương càng rõ

+ khe hở có kích thước nhỏ hơn bước sóng thì sóng truyền wa khe nhận khe đó như 1 tâm sóng mới
 
A

aringarosa_veronicle

Ngoài ra, trên đường nối tâm 2 nguồn phát dao động khoảng cách giữa 2 điểm cực đại liên tiếp bằng một nửa bước sóng!
 
H

harryharry_09

lí thuyết phần cơ

Đây là tài liệu do bạn mình soạn bên on thi , chia sẻ cùng các bạn
1. sóng cơ học

-Là những dao động cơ học lan truyền trong môi trường vật chất theo thời gian

2.Phan loại

- có 2 loại sóng cơ học : sóng ngang và sóng dọc

* Môi trường nào có lực đàn hồi xuất hiện khi bị bién dạng lệch thì truyền sóng ngang
* Sóng ngang chỉ truyền trong chát rắn , trên bề mặt chất lỏng
* Nếu lự đàn hồi xuất hiện khi có biến dạng nén , dãn thì môi trường truyền sóng dọc
* Sóng dọc truyền trong môi trường rắn, lỏng, khí
* Sóng cơ không truyền được trong chân không

3.Bước sóng là khoảng cách giữa 2 điểm gần nhau nhất trên phương truỳen sóng mà dao động tại 2 điểm đó là cùng pha

[TEX]v=\frac{\lambda}{T}=\lambda.f[/TEX]

NOTE: vận tốc dao động o đều , vận tốc lan truyền đều

* Một chất điểm dao dộng điều hòa có cơ năng tỉ lệ bình phương với biên độ dao động
* Sóng truyền dao động cho các phần tử của môi trường nghĩa là truyền cho chúng năng lượng
* Pt truyền sóng:[TEX]x_M=a sin(\omega t+\phi-2\pi \frac{d}{\lambda}[/TEX]

*** Theo phương truyền sóng :

* 2 điểm cách nhau [TEX]\Delta_d[/TEX] thì lệch pha[TEX]\Delta_\phi=2\pi\frac{\Delta_d}{\lambda}[/TEX]
* 2 điểm cách nhau [TEX]\Delta_d=k\lambda[/tex]---> DĐ cùng pha
* 2 điểm cách nhau[TEX]\Delta_d=(2k+1)\frac{\lambda}{2}[/TEX]---->DĐ ngược pha
* 2 điểm cách nhau[TEX]\Delta_d=\frac{\pi}{2}+k\pi[/TEX]-------->DĐ vuông pha
*
o NOTE:
o Khi sóng lan truyền ra xa thì biên dộ của nó giảm dần
o Khi sóng truyền theo 1 phương thì biên độ của nó không đổi khi truyền đi xa
*******

4.Sóng âm là sóng cơ học có tần số thuộc vào khoảng từ [TEX]16Hz----->20000Hz[/TEX]

[TEX]f<16Hz[/TEX]------>Hạ âm

[TEX]f>20000Hz[/TEX]-------> Siêu âm

* Vận tốc âm phụ thuộc vào bản chất môi trường;[TEX]V_r>V_l>V_k[/TEX]
* Độ cao của âm phụ thuộc vào [TEX]f[/TEX]
5.Giao thao sóng

Đk giao thoa: phải là sóng kết hợp

-Sóng kết hợp: * cùng phương dao động

* cùng tần số

* hiệu số pha không đổi

Nếu phương trình sóng tại 2 nguồn kết hợp[TEX]O_1,O_2[/TEX] là[TEX]u_1=u_2=Acos\omega t[/TEX]

Điểm M cách 2 nguồn [TEX]d_1=O_1M, d_2=O_2M [/TEX]nhận được sóng thành phần do [TEX]O_1,O_2[/TEX] truyền tới

[TEX]\left{u_{1M}= Acos(\omega t-2\pi\frac{d_1}{\lambda})\\u_{2M}= Acos(\omega t-2\pi\frac{d_2}{\lambda})[/TEX]

* Độ lệch pha [TEX]\Delta_\phi=2\pi\frac{d_2-d_1}{\lambda}[/TEX]
* phương trình tổng hợp của M là:[TEX]x_M=2Acos(\frac{\pi(d_2-d_1)}{\lambda})cos(\omega t-\pi\frac{d_1+d_2}{\omega}[/TEX]
* Điểm M dao động cực đại khi [TEX]\Delta_d=k\lambda[/TEX]
* Điểm M dao động cực tiểu khi [TEX]\Delta_d=(2k+1)\lambda[/TEX]

[TEX]k [/TEX]là bậc của vân

******

6.Sóng dừng

* Là sóng có các nút và các bụng sóng cố định trong không gian

* Sóng phản xạ có cùng tần số và cùng bước sóng với sóng tới
* Nếu đầu phản xạ cố định thì sóng phản xạ ngược pha sóng tới
* khoảng cách giữa 2 nút sóng liên tiếp hoặc 2 bụng sóng liên tiếp là[TEX]\frac{\lambda}{2}[/TEX]
* Khoảng cách giữa 1 bụng và 1 nút gần nhau nhất là[TEX]\frac{\lambda}{4}[/TEX]
* Điểm tận cùng của dây nấu cố dịnh có 1 nút sóng , nếu tự do có 1 bụng sóng
* thời gian 2lần dây duỗi thẳng liên tiếp [TEX]\Delta_d=\frac{T}{2}[/TEX]

* Đk để có sóng dừng : ***Dây cố định 2 đầu [TEX]l=k\frac{\lambda}{2}[/TEX] với số bụng là k , số nút là k+1

*
o số bụng sóng [TEX]k[/TEX] tỉ lệ với tần số [TEX]f[/TEX] là[TEX]l=k\frac{\lambda}{2}=k\frac{v}{2f}[/TEX]
o Bước sóng dài nhất[TEX]\lambda_{max}=2l[/TEX] khi[TEX] k=1[/TEX]
****Dây cố định 1 đầu [TEX]l=(2k-1)\frac{\lambda}{4}[/TEX] với số bụng [TEX]=[/TEX] số nút[TEX]=k[/TEX]


-Hộp cộng hưởng: trong dó có sóng dừng với đầu hở có 1 bụng sóng , đầu kín có 1 nút sóng làm âm nghe to hơn

* Đk chièu dài hộp cộng hưởng:[TEX]l=(2k+1)\frac{\lambda}{4}[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
A

aringarosa_veronicle

Ngoài ra, sóng dừng ko mang năng lượng.( nó đơn giản chỉ là một trường hợp riêng của giao thoa của 2 sóng kết hợp thôi...)
 
D

ducdat091

mấy cái bài về tổng hợp dao động thì tốt nhất nên sử dụng CASIO fx-570es, chuyển sang chế độ số phức CMPLX mà tính là nhanh nhất...nếu ai cần biết cách tính chi tiết thì hỏi mình...!
 
J

jun11791

mấy cái bài về tổng hợp dao động thì tốt nhất nên sử dụng CASIO fx-570es, chuyển sang chế độ số phức CMPLX mà tính là nhanh nhất...nếu ai cần biết cách tính chi tiết thì hỏi mình...!

ÔI thế ah, mình cxung dùng máy đó mà ko hề biết. Bạn tốt bụng chỉ giúp luôn đi nhỉ :p
 
D

ducdat091

cái công thức này có đúng không cậu:
Nếu Wđ=k Wt [tex]\Rightarrow x^2 = \frac{k}{{k + 1}}A^2 [/tex]
nếu đúng thì cậu hãy trả lời xem khi một vật dđđh, khi động năng bằng thế năng thì tỉ số khoảng cách từ vật tới vị trí cân bằng với biên độ dđ là bao nhiêu ?
 
Last edited by a moderator:
D

ducdat091

ÔI thế ah, mình cxung dùng máy đó mà ko hề biết. Bạn tốt bụng chỉ giúp luôn đi nhỉ :p

Ví dụ có 2 pt dđ
[tex]x=4\sqrt 3 \cos 10\pi t[/tex] và [tex]x = 4\cos (10\pi t - \frac{\pi }{2})[/tex]
chuyển fx-570es sang chế độ số phức CMPLX
gõ vào [tex]4\sqrt 3 \angle 0 + 4\angle \frac{{ - \pi }}{2}[/tex]
bấm = thì ra ngay kq [tex]8\angle \frac{{ - \pi }}{6}[/tex]
vậy pt dđ tổng hợp là [tex]x = 8\cos (10\pi t - \frac{\pi }{6})[/tex]
nếu thấy hiện [tex]4\sqrt 3 + 4i[/tex] thì ấn shift+2+3, rồi ấn bằng.

cách này không chỉ tổng hợp đc 2 dao động mà còn t/h đc 3,4,5,...n (với n thuộc N*) dao động...!
 
Last edited by a moderator:
A

all_or_zero

hiện thời chưa có nhiều thời gian nên tớ chỉ góp chung ý kiến sơ sơ thía nài thui nhá^^
Lí 12 tập trung cơ bản nhất và chắc chắn nhất đầu tiên phải nói đến phần dao động cơ học. Nếu hiểu kĩ về phần dao động cơ học,nắm thật chắc nó thì những phần sau học dựa vào kiến thức của phần này sẽ học rất nhanh
1 số những điểm cần chú ý của dao động cơ học đó là
- tổng hợp dd theo giản đồ vernen(o nhớ viết đúng hem), nó tương tự như giản đồ trong dòng điện xoay chiều...
- chiếu lên đường tròn lượng giác, phương pháp này o chỉ sử dụng ở dao động cơ học mà sẽ dùng đến trong 1 số bài toán trong các phần sau như sóng cơ học, dòng điện xoay chiều( hơi ít gặp nhưng vẫn có)
- lực tác dụng và năng lượng. chủ yếu chỉ cần nhớ tới công thức cơ năng, còn những bài về động năng và thế năng chỉ cần quan tâm tới hàm sin và cos...những bài này thường khi nhìn vào đề là có thểt nhẩm ngay ra tan hoặc dc pha dao động luôn, từ đó tính li độ hay vận tốc thì tuỳ
......tạm thời 1 tí tẹo vậy đã, bữa sau coi lại sửa với thêm chỗ nào chưa bit, ai đọc thấy o đúng thì góp í nha^^........
 
C

chungtinh_4311

thuyết lượng tử
chú ý :(nhỏ)
theo anhstanh 1 phôtn tối đa bứt được 1 điện tử(ko có trường hợp góp năng lượng bứt điện tử)
vây ta có năng lượng 1 photon sinh ra 2 phần năng lượng 1 phần để thắng công thoát khỏi A0 phần còn lại dự chữ cho điện tử dưới dạng động năng mv^2(max)/2 (v ở đây là v0)
 
H

hocthidh

các cậu ơi giải hộ tớ bài này: hay phết đấy

trên mặt nước cho 2 nguồn sóng DĐ A,B cách nhau AB= 18 cm.
u1= a1.cos(40t + /6) cm
u2= a2.cos(40t + /2) cm

tìm trên cạnh CD của hình vuông ABCD số điểm giao động cực tiểu: biết v= 20 cm/s
PA: A. 1 B.2 C.3 D.4
 
Top Bottom