[Vật lý 12] Một số vấn đề vui trong vật lý SLQ

C

cupidtn1

Đáp đâyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyy:
Vì sao những giọt nước mưa có kích thước khác nhau? Vì chúng không rơi xuống từ cùng một độ cao và hình dạng của chúng biến hoá trong quá trình rơi.

Đầu tiên, những tinh thể đá tạo nên các đám mây đều rất nhẹ và nhỏ, từ 2 đến 50 micron (1 micron bằng một phần nghìn milimét). Tác động của các phân tử không khí đủ để chúng nằm lơ lửng. Khi hấp thu hơi nước chung quanh, các tinh thể trở nên khá lớn và rơi xuống. Từ độ cao 300 mét, không khí nóng hơn làm cho chúng tan rã và tạo nên những hạt mưa bụi hình cầu có đường kính 400 micron. Những giọt nước nhỏ đó sẽ lớn lên do va chạm trong khi rơi, giọt lớn hút giọt nhỏ. Khối lượng của chúng tăng từ 500 micron tới 5 milimét. Từ 6 milimét tới mức tối đa tốc độ rơi lại tách chúng ra thành những giọt nhỏ hơn
OK? ^^
Câu hỏi tiếp theo nhá: Lẽ thường, quá trình cháy tạo ra khí CO2 và hơi nước, đều là những chất không có khả năng duy trì sự cháy. Những chất này sẽ bao bọc lấy ngọn lửa, ngăn không cho nó tiếp xúc với không khí. Như vậy, ngọn lửa phải tắt ngay từ lúc nó mới bắt đầu hình thành chứ?
Mọi người tiếp tục trả lời nào ^^
 
T

thuanhls

Nó không tắt vì khi nó cháy, không khí xung quanh nó được nung nóng, tạo nên một dòng đối lưu từ phía dưới thổi lên nên CO2 và nước theo dòng đối lưu mà bốc lên
 
C

cupidtn1

to phuong12c: theo những gì các nhà khoa học thì các hạt sẽ nhỏ đi vì bị tách ra chứ không phải làm thay đổi thể tích của nước ^^
to thuanhls: câu trả lờ của bạn tớ nghĩ là chính xác
Bravo ^^
Câu hỏi tiếp theo nào: Băng phẳng và băng mấp mô, thứ nào trơn hơn? :D
 
L

lucgiac

cupidtn1 said:
to phuong12c: theo những gì các nhà khoa học thì các hạt sẽ nhỏ đi vì bị tách ra chứ không phải làm thay đổi thể tích của nước ^^
to thuanhls: câu trả lờ của bạn tớ nghĩ là chính xác
Bravo ^^
Câu hỏi tiếp theo nào: Băng phẳng và băng mấp mô, thứ nào trơn hơn? :D

Phẳng là đến mức độ nào? Dù vật liệu gì cũng thế, khi nó đạt tới mức siêu phẳng thì hệ số ma sát của nó lại vô cùng lớn. Còn Băng thì bạn mài một chút nó chảy nước thì hết ma sát.
 
L

lucgiac

Hỏi hoài. Bên kia bàn chán rồi. Bây giờ hỏi cách khác.

Ai có thể thiết kế thí nghiệm để chứng minh màu sắc phụ thuộc vào ánh sáng hay tần số?
 
V

vipduongonline

cupidtn1 said:
to phuong12c: theo những gì các nhà khoa học thì các hạt sẽ nhỏ đi vì bị tách ra chứ không phải làm thay đổi thể tích của nước ^^
to thuanhls: câu trả lờ của bạn tớ nghĩ là chính xác
Bravo ^^
Câu hỏi tiếp theo nào: Băng phẳng và băng mấp mô, thứ nào trơn hơn? :D
hùm, vào google copy nguyên đoạn trên vào là ra hết.
 
C

cupidtn1

vipduongonline said:
cupidtn1 said:
to phuong12c: theo những gì các nhà khoa học thì các hạt sẽ nhỏ đi vì bị tách ra chứ không phải làm thay đổi thể tích của nước ^^
to thuanhls: câu trả lờ của bạn tớ nghĩ là chính xác
Bravo ^^
Câu hỏi tiếp theo nào: Băng phẳng và băng mấp mô, thứ nào trơn hơn? :D
hùm, vào google copy nguyên đoạn trên vào là ra hết.
Thế sao bạn không copy câu trả lời vào đây?
Để mình copy thay bạn nhá :D
"Trên sàn nhà đánh thật bóng dễ trơn trượt hơn trên sàn nhà thường. Có lẽ trên băng cũng giống thế mới phải, nghĩa là băng phẳng phải trơn hơn băng lồi lõm, mấp mô. Nhưng thực tế lại trái với dự đoán đó.


Nếu có dịp kéo một xe trượt băng chở thật nặng qua mặt băng mấp mô, bạn sẽ thấy chiếc xe nhẹ hơn đi trên mặt băng phẳng rất nhiều. Mặt băng mấp mô trơn hơn mặt băng phẳng lỳ! Điều đó được giải thích như sau: Tính trơn của băng không phụ thuộc vào sự bằng phẳng, mà hoàn toàn do một nguyên nhân khác. Đó là điểm nóng chảy của băng giảm đi khi tăng áp suất.

Ta hãy phân tích xem có điều gì xảy ra khi trượt băng trên giày trượt hoặc bằng xe trượt. Đứng trên giày trượt, chúng ta tựa trên một diện tích rất nhỏ, tổng cộng chỉ độ mấy milimét vuông. Trọng lượng toàn thân ta nén cả trên cái diện tích bé nhỏ ấy, tạo ra một lực rất lớn. Dưới áp suất lớn, băng tan ở nhiệt độ thấp. Lúc ấy, giữa đế giày trượt và băng có một lớp nước mỏng. Thế là người trượt băng đi được.

Và khi chân anh ta vừa di chuyển đến nơi khác, thì lập tức ở đó lại xảy ra hiện tượng giống như trên, nghĩa là băng dưới chân anh ta biến thành một lớp nước mỏng. Trong tất cả các vật tồn tại trong thiên nhiên, chỉ một mình băng có tính chất ấy. Một nhà vật lý Xô Viết đã gọi nó là "vật trơn duy nhất trong thiên nhiên". Những vật khác tuy bằng phẳng nhưng không trơn.

Bây giờ, ta trở lại vấn đề băng bằng phẳng và băng mấp mô, thứ nào trơn hơn. Theo lý thuyết, cùng một vật đè nặng lên diện tích càng nhỏ, thì áp suất nó gây ra càng mạnh. Vậy thì, người trượt băng sẽ tác dụng lên trên đế tựa một áp suất lớn hơn khi đứng trên băng phẳng lỳ hay khi đứng trên băng mấp mô? Rõ ràng là khi đứng trên băng mấp mô. Bởi vì ở đây, họ chỉ đè lên một diện tích rất nhỏ chỗ nhô lên hay lồi ra của mặt băng mà thôi. Mà áp suất trên băng càng lớn, thì băng tan càng nhanh, và do đó băng càng trơn (nếu đế giày đủ rộng).

Nếu đế hẹp thì những điều giải thích trên không thích hợp nữa. Vì trong trường hợp đó, đế tựa sẽ khía sâu vào những chỗ băng nhô ra, và lúc này, năng lượng chuyển động đã bị tiêu hao vào việc khía băng."
 
C

cupidtn1

Câu tiếp theo nhá :p
Dân gian Trung Quốc có câu vè về sự giãn nở ngày 3 lần của đồng tử mắt mèo như sau: “Dần, mão, thân, dậu như hạt táo; Thìn, tỵ, ngọ, mùi như sợi chỉ; Tý, sửu, tuất, hợi như trăng rằm”. Điều gì khiến cho mắt mèo có năng lực đó?
 
H

hieubf

đó là do sự thay đổi của ánh sáng môi trường , mắt mèo thay đổi kích thước đồng tử để khỏi bị chói hoặc là nhận dc nhiều ánh sáng hơn
 
C

cupidtn1

con ngươi (đồng tử) của mèo rất to, và năng lực co của cơ vòng ở con ngươi rất khỏe. Ở người, nếu nhìn chăm chú vào mặt trời, con ngươi của mắt sẽ thu nhỏ lại. Nhưng chúng ta chỉ nhìn được đến một mức độ nhất định mà thôi, không thể thu nhỏ thêm nữa, vì lâu sẽ cảm thấy nhức mắt. Còn nếu chong mắt lâu lâu một chút vào nơi tối tăm, ta sẽ cảm thấy chóng mặt.

Nhưng mèo, dưới sự chiếu rọi của ánh sáng không như nhau, lại có thể thích ứng rất tốt. Dưới ánh sáng rất mạnh vào ban ngày, con ngươi của mèo có thể thu lại cực nhỏ, giống như một sợi chỉ. Đến đêm khuya trời tối đen, con ngươi có thể mở to như trăng rằm. Dưới cường độ chiếu sáng vào lúc sáng sớm hoặc nhá nhem tối, con ngươi sẽ có hình hạt táo.

Như vậy con ngươi của mắt mèo có khả năng co lại rất lớn so với con ngươi trong mắt người, do đó khả năng phản ứng với ánh sáng cũng nhạy hơn chúng ta. Cho nên, dù ánh sáng có quá mạnh hoặc quá yếu, mèo vẫn nhìn rõ ràng các đồ vật như thường.
 
Top Bottom