(Vật Lý 12) Mong thầy giúp giùm em!!!

C

codonmotvisao2106

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

23,
Một vật dao động điều hòa theo phương trình
955584087b35d357580a02910e701fc0.gif
. Tìm số lần vật qua vị trí có x = 3 cm theo chiều dương trong 0,75 giây.
a/4 b/3 c/2 d/1

Dap an:

027.png


Ta có: chu kì dao động điều hòa là T = 0,5 s => t = 0,75 s = 1,5T.
Trong một chu kì vật qua vị trí x = 3 cm 2 lần, 1 lần theo chiều dương và một lần theo chiều âm. Nên trong 1 chu kì vật qua vị trí x = 3 cm theo chiều dương 1 lần.
t = 0 =>
e958ed0ca086f02c97f9e3bccc956a7b.gif

Xét trong 0,25 s tức nửa chu kì tiếp theo vật chuyển động từ vị trí M1 đến M2 và như vậy vật qua vị trí x = 3 cm một lần nhưng theo chiều âm.
Vậy trong t = 0,75 s thì vật qua vị trí x = 3 cm theo chiều dương 1 lần.


Thay giai thich chi tiet giu`m em cho nay`...tai sao trong nửa chu kì tiếp theo vật chuyển động từ vị trí M1 đến M2 và như vậy vật qua vị trí x = 3 cm một lần nhưng theo chiều âm...va` mong thay` huong dan chi tiet ve` dang bai` tap dang. dua so lieu. len duong` tron luong giac...em cam thay con` rat' mo ho` cho~ nay`...em xin cam on thay`:|
 
T

tramyks

nếu không thạo đường tròn lượng giác bạn nên dùng đồ thị để giải dạng bài tập này,dễ hiểu và đơn giản hơn đó!
 
H

hocmai.vatli

23,
Một vật dao động điều hòa theo phương trình
955584087b35d357580a02910e701fc0.gif
. Tìm số lần vật qua vị trí có x = 3 cm theo chiều dương trong 0,75 giây.
a/4 b/3 c/2 d/1

Dap an:

027.png


Ta có: chu kì dao động điều hòa là T = 0,5 s => t = 0,75 s = 1,5T.
Trong một chu kì vật qua vị trí x = 3 cm 2 lần, 1 lần theo chiều dương và một lần theo chiều âm. Nên trong 1 chu kì vật qua vị trí x = 3 cm theo chiều dương 1 lần.
t = 0 =>
e958ed0ca086f02c97f9e3bccc956a7b.gif

Xét trong 0,25 s tức nửa chu kì tiếp theo vật chuyển động từ vị trí M1 đến M2 và như vậy vật qua vị trí x = 3 cm một lần nhưng theo chiều âm.
Vậy trong t = 0,75 s thì vật qua vị trí x = 3 cm theo chiều dương 1 lần.


Thay giai thich chi tiet giu`m em cho nay`...tai sao trong nửa chu kì tiếp theo vật chuyển động từ vị trí M1 đến M2 và như vậy vật qua vị trí x = 3 cm một lần nhưng theo chiều âm...va` mong thay` huong dan chi tiet ve` dang bai` tap dang. dua so lieu. len duong` tron luong giac...em cam thay con` rat' mo ho` cho~ nay`...em xin cam on thay`:|
Chào em!
Em có thể giải theo phương pháp đồ thị như bạn gọi ý, tuy nhiên theo thầy em vẫn nên giải theo đường tròn. Thầy gợi ý em như sau:
picture.php

Theo như hình vẽ, em có thể thấy vị trí ứng với li độ x=3cm và vật dao động theo chiều dương chính là ứng với vị trí điểm M* trên đường tròn
Với thời gian 0,75s vật dao động được 1,5T tức là ứng với chuyển động tròn đều vât xuất phát từ [TEX]M_1[/TEX] quay được 1 vòng tròn để trở lại đúng vị trí [TEX]M_1[/TEX], tiếp tục vật quay thêm 1/2 vòng nữa đến vị trí [TEX]M_2[/TEX].
Trong suốt quá trình chuyển động tròn đều như thế, vật chỉ đi qua điểm M* 1 lần (em cần chú ý chuyển động tròn đều ứng với chiều quay là ngược chiều kim đồng hồ)
Đồng thời để có thể hiểu rõ hơn về dạng bài này em nên tham khảo lại 1 số bài tập trên diễn đàn mà thầy đã giảng khá kỹ
chúc em học tốt!
 
C

codonmotvisao2106

dạ em hiểu rồi....nhưng em chỉ mơ hồ ở chỗ vật chuyển động theo chiều nào (làm sao để biết âm hay dương)...thầy chỉ rõ giùm em....em xin cảm ơn..
 
H

hocmai.vatli

Chào em!
em có thể hiểu chuyển động theo chiều âm hay chiều dương là phụ thuộc vào việc vật chuyển động cùng chiều dương hay ngược chiều dương, như trên hình vẽ ta đã chọn chiều + từ trái qua phải. Còn trên đường tròn, em có thể thấy nếu vật chuyển động ở phía nửa đường tròn trên sẽ ứng với vật chuyển động theo chiều âm, còn khi vật chuyển động ở phía nửa đường tròn dưới là tương ứng với vật chuyển động theo chiều dương
(em chỉ cần chú ý: khi cho dao động điều hòa tương đương với vật chuyển động tròn đều trên đường tròn thì vật sẽ chuyển động ngược chiều kim đồng hồ. Em sẽ hiểu được tất cả)
Chúc em thành công! :khi (4):
 
Top Bottom