Vật lí [Vật Lý 12] Dòng điện xoay chiều

thylovegi@gmail.com

Học sinh
Thành viên
28 Tháng bảy 2015
8
6
21
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

bài 1. đoạn mạch gồm cuộn dây mắc nối tiếp với tụ điện. Độ lệch pha giữa điện áp giữa hai đầu cuộn dây, Ud và dòng điện là [tex]\frac{\prod }{3}[/tex] . Gọi điện áp giữa hai đầu tụ điện là Uc, ta có Uc = [tex]\sqrt{3}[/tex] Ud. Hệ số công suất mạch điện là: đáp án cos[tex]\varphi[/tex] = 0.5
bài 2. Cuộn dây có điện trở r=50 ôm, hệ số tự cảm L=[tex]\frac{1}{2\prod }[/tex] (H), mắc vào mạng điện xoay chiều có tần số 50Hz. Hệ số công suất của cuộn dây là: đáp án 0.707 (nhưng mình làm ra là 0.5, không biết đáp án sai hay mình làm sai chỗ nào không nữa)
bài 3. Một đoạn mạch nối tiếp gồm một cuộn dây và một tụ điện. Điện áp hiệu dụng hai đầu đoạn mạch, hai đầu cuộn dây, hai đầu tụ điện đều bằng nhau. Tìm hệ số công suất của mạch (ĐA: cos[tex]\varphi[/tex] = [tex]\frac{\sqrt{3}}{2}[/tex])
bài 4.Đặt vào hai đầu đoạn mạch RLC không phân nhánh một điện áp xoay chiều u=U0cos([tex]\omega[/tex]t). Kí hiệu UR, UL, UC tương ứng là điện áp hiệu dụng ở hai đầu điện trở thuần R, cuộn dây thuần cảm L, và tụ C. Khi [tex]\frac{2\sqrt{3}}{3}[/tex] UR = 2UL = UC thì pha của dòng điện so với điện áp là (ĐA: [tex]\frac{\sqrt{3}}{2}[/tex]) mình lại ra là 1/căn3
bài 5. Giữa hai đầu điện trở nếu có điện áp 1 chiều U thì công suất tỏa nhiệt là P, nếu có điện áp xoay chiều biên độ 2U thì công suất tỏa nhiệt là [tex]P^{'}[/tex]. so sánh P với [tex]P^{'}[/tex] ta thấy: (ĐA: [tex]P^{'}[/tex] = 2P
bài 6. Cho đoạn mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp có R=[tex]50\sqrt{3}[/tex] ôm, C=[tex]\frac{10^{-4}}{\prod }[/tex] (F). biết tần số dòng điện là 50Hz. đẻ hệ số côn suất đoạn mạch là
[tex]\frac{\sqrt{3}}{2}[/tex] thì hệ số tự cảm có gía trị là bn, biết đoạn mạch có tính cảm kháng (ĐA: [tex]\frac{3}{2\prod }[/tex]) mình lại ra là L=[tex]\frac{1}{\prod }[/tex] nên nhờ mọi người kiểm tra lại giúp
p/s: mong mọi người giúp đỡạ, tks nhiều ^^
 
Last edited by a moderator:

Trung Đức

Học sinh tiến bộ
Thành viên
6 Tháng bảy 2016
281
243
164
26
Hà Nam
Bài 1:
Chưa có tên.png
Lấy $U_d = 1$, ta dễ dàng có: $U_C = \sqrt{3};\ U_L = U_d. sin \frac{\pi}{3} = \frac{\sqrt{3}}{2};\ U_R = U_d. cos \frac{\pi}{3} = \frac{1}{2}$
Áp dụng công thức tính hệ số công suất $cos \varphi = \frac{U_R}{\sqrt{U_R^2 + (U_L - U_C)^2}}$, ta sẽ có kết quả cần tìm.

Bài 2:
Theo giả thiết, $Z_L = \omega L = 2 \pi f L = ...\ (\Omega)$
=> $cos \varphi = \frac{R}{\sqrt{R^2 + Z_L^2}} = ...$

Bài 3:
Theo giả thiết, ta có: $U_R^2 + U_L^2 = U_d^2 = U_C^2 = U^2$
=> $\left\{\begin{matrix} U_R^2 + U_L^2 = U_C^2\ (1) \\ U_R^2 + U_L^2 = U_R^2 + (U_L - U_C)^2\ (2) \end{matrix}\right.$
Từ (2), ta có: $U_C^2 = 2U_LU_C$ <=> $U_C = 2U_L$ ( * )
Thay ( * ) vào (1), ta dễ dàng tìm được mối quan hệ giữa $U_R$ và $U_L$.
Áp dụng công thức tính hệ số công suất $cos \varphi = \frac{U_R}{\sqrt{U_R^2 + (U_L - U_C)^2}}$, ta sẽ có kết quả cần tìm.

Bài 4:
Lấy $U_C = \frac{4}{\sqrt{3}}$ thì $U_R = 2$; $U_L = \frac{2}{\sqrt{3}}$
Áp dụng công thức tính hệ số công suất $cos \varphi = \frac{U_R}{\sqrt{U_R^2 + (U_L - U_C)^2}}$, ta sẽ có kết quả cần tìm.

Bài 5:
Đối với điện trở, ta luôn có $\mathscr P = \frac{U^2}{R}$ với U là giá trị điện áp hiệu dụng đối với dòng điện xoay chiều và là hiệu điện thế đối với dòng điện một chiều.
Theo giả thiết, dòng điện xoay chiều có biên độ 2U => Điện áp hiệu dụng là $U \sqrt{2}$ => Bình phương sẽ là $2U^2$ => P' = 2P

Bài 6:
Ta có: $Z_C = \frac{1}{2 \pi f C} = ...\ (\Omega)$
Áp dụng công thức tính hệ số công suất $cos \varphi = \frac{R}{\sqrt{R^2 + Z_L^2}}$, ta sẽ tìm đượ 2 giá trị của $Z_L$
Vì mạch có tính cảm kháng => $Z_L > Z_C$ => ta lấy giá trị lớn nào của $Z_L$ thỏa mãn điều kiện trên. => Tìm được L
 
Top Bottom