[Vật Lý 12] chương 2

S

silvery21

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

I. Chu kì của con lắc.
1. Một vật m = 0,1kg treo vào lò xo có độ cứng k = 1 N/cm. Tính chu kì và tần số của hệ.
2. Một vật có khối lượng 2 kg treo vào 1 lò xo dao động điều hoà với chu kì T = 2 s. Tính độ cứng k của lò xo.
3. Một quả cầu khối lượng m = 100g treo vào lò xo có độ cứng k = 40 N/m. Tính độ biến dạng của lò xo tại VTCB và chu kì dao động của hệ.
4. Một quả cầu nhỏ treo vào lò xo thì tại VTCB lò xo dãn 2,5 cm lấy g = 9,8 m/s2. Tính chu kì dao động của lò xo.
5. Một con lắc lò xo dao động với chu kì T1= 0,1π s. Nếu khối lượng giảm 200g thì chu kì dao động là T2 = 0,1π s. Tính độ cứng k và khối lượng m.
6. Một vật có khối lượng m treo vào 1 lò xo dao động điều hoà với tần số là 2,5 Hz. Tính độ dãn của lò xo ở VTCB.
7. Một lò xo có độ cứng k = 80 N/m. Lần lượt gắn 2 quả cầu m1, m2 trong cùng khoảng thời gian con lắc m1 thực hiện 8 dao động con, lắc m2 thực hiện 4 dao động gắn cả 2 quả cầu thì chu kì dao động là π/2 s. Tính m1, m2.
8. Một lò xo có độ cứng k. Khi treo quả cầu m1 lò xo dao động với chu kì 0,6s, khi treo quả cầu m2 lò xo dao động với chu kì 0,8s. Tính chu kì của hệ khi treo đồng thời cả 2 quả cầu.
9. Một lò xo có độ cứng k. Khi treo quả cầu m1 lò xo dao động với chu kì 3s, khi treo cả 2 quả cầu m1 và m2 lò xo dao động với chu kì 5s. Tính m2 biết k = 100 N/m.
10. Khi treo quả cầu m vào lò xo có độ cứng k1 thì nó dao động với chu kì 1s. Khi treo quả cầu m vào lò xo có độ cứng k2 thì nó dao động với chu kì 2s. Tìm chu kì dao động của hệ khi:
a. Treo m vào hệ k1 nối tiếp với k2.
b. Treo m vào hệ k1 song song với k2.
 
S

silvery21

11. Treo m vào hệ k1 ghép nối tiếp với k2 thì hệ dao động với chu kì 1s. Treo m vào hệ k1 ghép song song với k2 thì hệ dao động với chu kì 0,48s. Tính chu kì của vật khi treo lần lượt vào k1 rồi k2.
12. Hòn bi của con lắc lò xo có khối lượng m dao động với chu kì 1s.
a. PhảI thay đổi khối lượng hòn bi thế nào để chu kì con lắc là 0,5s.
b. Nếu thay hòn bi trên bằng hòn bi khối lượng 2m thì chu kì con lắc là bao nhiêu?
13. Một lò xo có chiều dài tự nhiên l0 = 100 cm và độ cứng k = 120 N/m. Nếu cắt lò xo thành 2 lò xo có chiều dài lần lượt là 40 cm và 60 cm thì độ cứng của mỗi lò xo mới là bao nhiêu?
14. Một lò xo có độ cứng k = 20 N/m và chiều dài tự nhiên là l0 = 60 cm. Khi treo vật m = 100g thì tại VTCB lò xo dài bao nhiêu, nếu cắt bớt 20 cm và vẫn treo vật trên thì chu kì dao động của vật là bao nhiêu?
15. Một lò xo có chiều dài tự nhiên l0 = 100 cm, khi treo vật m = 250g thì dao động với tần số góc là 20 rad/s. Để chu kì dao động là π/20 s thì phảI cắt lò xo đI bao nhiêu?
II. lập PT dao động & tính các đại lượng liên quan
16. Một vật dao động điều hoà dọc theo trục ox, vận tốc của vật khi đI qua VTCB là 20 π cm/s và gia tốc cực đại là 2m/s2. Tính chu kì và biên độ dao động của vật.
17. Con lắc lò xo dao động với chu kì 2s. Vật nặng có khối lượng 100g đI qua VTCB với vận tốc 10 π cm/s.
a. Viết PT dao động của con lắc. Chọn gốc thời gian lúc vật đI qua VTCB theo chiều dương.
b. Tính lực đàn hồi tại thời điểm t = 0,5s.
18. Một chất điểm dao động trên trục ox, gốc toạ độ là VTCB, biên đọ dao động là 10 cm, chu kì dao động là 2s. Chọn gốc thời gian khi vật có li độ 10 cm.
a. Viết PT dao động.
b. Tìm thời điểm chất điểm qua VTCB lần thứ 2 theo chiều dương.
c. Tìm thời điểm vhất điểm qua vị trí có li độ 5 cm lần thứ 3 theo chiều âm.
19. Một lò xo treo vật m = 300g, biết k = 2,7 N/m.
a. Tính chu kì dao động của vật.
b. Từ VTCB kéo m xuống 1 đoạn 3cm rồi truyền cho nó vận tốc 12 cm/s hướng về VTCB. Chọn gốc toạ độ tại VTCB gốc thời gian lúc vật qua VTCB lần thứ nhất, trục toạ độ hướng lên viết PT dao động.
c. Tính quãng đường đI được sau t = 5 π/3 s kể từ khi xét gốc thời gian.
20. một con lắc lò xo nhẹ dao động với chu kì 0,5s, biên độ 4 cm, tại t = 0 hòn bi đI qua VTCB theo chiều dương.
a. Viết PT dao động.
b. Hòn bi đI qua li độ 2 cm vào những thời điểm nào?
 
S

silvery21

21. Một con lắc lò xo treo thẳng đứng vật nặng khối lượng 200g lò xo có độ cứng k = 80 N/m. Từ VTCB đưa vật về vị trí lò xo không biến dạng rồi thả nhẹ.
a. Chọn gốc toạ độ ở VTCB trục toạ độ thẳng đứng hướng xuống gốc thời gian lúc thả vật viết PT dao động.
b. Tính thời gian từ khi thả vật đến khi vật rời đI 5 cm. Tính vận tốc trung bình trên đoạn đường này.
22. Một con lắc lò xo treo thẳng đứng vật nặng khối lượng 100g thì lò xo giãn thêm 2 cm. Chọn trục ox thẳng đứng hướng xuống, gốc tại VTCB. Biết cơ năng của hệ là 2.10-2J. chọn gốc thời gian khi vật đang đI lên qua vị trí có li độ -2cm.
a. Viết PT dao động.
b. Tính lực đàn hồi cực đại và cực tiểu của lò xo.
23. Một vật khối lượng m = 400g treo vào lò xo, khi kéo m xuống dưới VTCB 1 đoạn 1cm rồi truyền cho nó vận tốc 25cm/s. Cơ năng của con lắc là 25mJ. Chọn t = 0 lúc vật đI qua VTCB theo chiều dương viết PT dao động.
24. Một lò xo chiều dài tự nhiên l0= 40 cm. Treo quả cầu m thì tại VTCB lò xo dãn 10 cm.
a. Chọn trục ox thẳng đứng hướng xuống gốc o tại VTCB. Nâng quả cầu lên cách o 1 đoạn 2 cm vào lúc t = 0 truyền cho quả cầu vận tốc 20 cm/s hướng lên, viết PT dao động.
b. Tính chiều dài của lò xo khi đI được nửa chu kì từ khi thả.
25. Một lò xo thẳng đứng có m = 100g, k = 25 N/m. Kéo vật khỏi VTCB 1 đoạn 2cm rồi truyền cho nó vận tốc 10πcm/s hướng lên. Chọn t = 0 lúc truyền vận tốc, chiều dương hướng lên.
a. Viết PT dao động.
b. Tìm thời điểm vật đI qua vị trí lò xo giãn 2 cm lần đầu tiên.
c. Tính lực đàn hồi ở thời diểm câu b.
26. Một lò xo thẳng đứng khi treo vật 20g thì giãn 4,9 cm. Khi treo vật 100g và kéo vật xuống dưới VTCB 2 cm rồi thả nhẹ. Chọn gốc o là VTCB chiều dương hướng xuống viết PT dao động.
27. Một lò xo chiều dài tự nhiên l0, khi treo vật m1= 100g thì dài 31 cm, khi treo vật m2= 200g thì dài 32 cm.
a. Tính k & l0.
b. Treo vật m vào lò xo thì khi dao động chiều dài lò xo từ 29 đến 39 cm. Tính A & m.
28. Một lò xo ở VTCB lò xo dãn 4 cm. Nâng quả cầu đến vị trí lò xo không biến dạng rồi thả nhẹ, biết cơ năng là 20mJ. Chọn t = 0 lúc thả vật chiều dương hướng xuống viết PT dao động.
29. Một con lắc lò xo treo thẳng đứng vật nặng khối lượng 100g thì tại VTCB lò xo giãn 2,5 cm. Kéo vật xuống dưới VTCB 2 cm rồi truyền cho vật vận tốc 40πcm/s theo phương thẳng đứng xuống. Gốc o tại VTCB chiều dương hướng lên, gốc thời gian lúc vật bắt đầu dao động. Viết PT dao động & tính độ lớn lực đàn hồi khi vật ở vị trí cao nhất.
III. năng lượng dao động của con lắc.
30. Một con lắc dao động với PT x = 10sin(2πt + π/2) cm, biết vật có khối lượng 100g.
a. Tính cơ năng của con lắc.
b. Động năng và thế năng của con lắc dao động với chu kì bao nhiêu?
31. Một con lắc dao động với biên độ 10 cm. Độ cứng của lò xo là 20 N/m. Tại vị trí vật có li độ x = 5 cm thì tỉ số giữa động năng và thế năng của con lắc là bao nhiêu?
32. Một vật có khối lượng m = 0,5 kg treo vào lò xo có độ cứng 500 N/m hệ dao động với biên độ 6 cm.
a. Tính năng lượng dao động.
b. Tính động năng lớn nhất của vật và vận tốc cực đại của vật.
c. Xác định vị trí của vật mà động năng của con lắc bằng thế năng của nó.
33. Li độ dao động của con lắc biến thiên với chu kì 0,4s thì động năng, thế năng của con lắc biến thiên với chu kì và tần số bao nhiêu?
34. Một con lắc dao động với PT x = 10sin(10πt + π/2) cm.
a. Xác định vị trí của vật mà động năng của con lắc bằng 3 lần thế năng của nó.
b. Xác định vị trí của vật mà động năng của con lắc bằng 1/4 cơ năng của nó.
c. Tìm thời điểm thế năng của con lắc bằng động năng của nó.
35. Một lò xo có độ cứng k, treo vào lò xo vật nặng có khối lượng 100g thì hệ dao động với tần số 5Hz theo phương ngang và cơ năng của hệ là 0,08J.
a. tính độ cứng của lò xo.
b. Tính tỉ số giữa động năng và thế năng khi x = 2 cm.
36. Một vật có khối lượng treo vào lò xo có độ cứng 400 N/m hệ dao động với biên độ 5 cm.
a. Tính động năng của vật tại vị trí x = 3cm.
b. Xác định vị trí của vật mà động năng của con lắc bằng thế năng của nó.
37. Một lò xo có độ cứng 160N/m, treo vào lò xo vật nặng có khối lượng 100g thì hệ dao động với biên độ 10cm. Tính cơ năng của con lắc và giá trị cực đại vân tốc quả nặng.
38. Một con lắc dao động với PT x = Asin(ωt + φ) cm, biết vật có khối lượng 1000g và cơ năng là 0,125J. Tại thời điểm ban đầu vật có vận tốc 0,25m/s và có gia tốc là - 6,25m/s2.
a. Tính A, ω,φ,k.
b. Tìm động năng và thế năng con lắc tại thời điểm t= 7,25 T.
39. Một con lắc dao động với PT x = Asin(ωt + φ) cm, biết cứ sau những khoảng thời gian t = 10-2s thì thế năng lại bằng động năng và gia tốc cực đại là 20m/s2. Tính A và ω.
40. Một con lắc lò xo treo thẳng đứng vật nặng khối lượng 250g. Chọn trục ox thẳng đứng hướng xuống gốc o tại VTCB. Kéo vật đến vị trí lò xo giãn 6,5 cm rồi thả nhẹ vật dao động với cơ năng 80mJ, gốc thời gian lúc thả vật, viết PT dao động của vật.
 
H

hermionegirl27

hok giống chân dung 1 bài đại học nhỉ:|:|:|:D=.=.=.=.=.=.=.=.=.=.=.=
 
R

ran_mori_382

I. Chu kì của con lắc.
1. Một vật m = 0,1kg treo vào lò xo có độ cứng k = 1 N/cm. Tính chu kì và tần số của hệ.
2. Một vật có khối lượng 2 kg treo vào 1 lò xo dao động điều hoà với chu kì T = 2 s. Tính độ cứng k của lò xo.
3. Một quả cầu khối lượng m = 100g treo vào lò xo có độ cứng k = 40 N/m. Tính độ biến dạng của lò xo tại VTCB và chu kì dao động của hệ.
4. Một quả cầu nhỏ treo vào lò xo thì tại VTCB lò xo dãn 2,5 cm lấy g = 9,8 m/s2. Tính chu kì dao động của lò xo.
5. Một con lắc lò xo dao động với chu kì T1= 0,1π s. Nếu khối lượng giảm 200g thì chu kì dao động là T2 = 0,1π s. Tính độ cứng k và khối lượng m.
6. Một vật có khối lượng m treo vào 1 lò xo dao động điều hoà với tần số là 2,5 Hz. Tính độ dãn của lò xo ở VTCB.
7. Một lò xo có độ cứng k = 80 N/m. Lần lượt gắn 2 quả cầu m1, m2 trong cùng khoảng thời gian con lắc m1 thực hiện 8 dao động con, lắc m2 thực hiện 4 dao động gắn cả 2 quả cầu thì chu kì dao động là π/2 s. Tính m1, m2.
8. Một lò xo có độ cứng k. Khi treo quả cầu m1 lò xo dao động với chu kì 0,6s, khi treo quả cầu m2 lò xo dao động với chu kì 0,8s. Tính chu kì của hệ khi treo đồng thời cả 2 quả cầu.
9. Một lò xo có độ cứng k. Khi treo quả cầu m1 lò xo dao động với chu kì 3s, khi treo cả 2 quả cầu m1 và m2 lò xo dao động với chu kì 5s. Tính m2 biết k = 100 N/m.
10. Khi treo quả cầu m vào lò xo có độ cứng k1 thì nó dao động với chu kì 1s. Khi treo quả cầu m vào lò xo có độ cứng k2 thì nó dao động với chu kì 2s. Tìm chu kì dao động của hệ khi:
a. Treo m vào hệ k1 nối tiếp với k2.
b. Treo m vào hệ k1 song song với k2.
những bài này chỉ cần áp dụng công thức là ok
TẦN SỐ GÓC:[TEX]w=\frac{2\pi}{T}={2\pi}.f=\sqr{\frac{K}{m}}}=\sqr{\frac{g}{\delta l}}[/TEX]

2/chu kỳ :
[TEX]T=\frac{1}{f}=\frac{2\pi}{w}={2\pi}.\sqr{\frac{m}{K}}}={2\pi}.\sqr{\frac{\delta l}{g}}[/TEX]

3/tần số :
[TEX]f=\frac{1}{T}=\frac{w}{2\pi}=\frac{1}{2\pi}.\sqr{\frac{K}{m}}=\frac{1}{2\pi}.\sqr{\frac{g}{\delta l}[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom