[Vật lý 12] Bài tập

V

vipduongonline

Được rồi. Thêm một bài siêu rễ
Cho một tia sáng truyền tới bản mặt như hình. kh tăng dần góc tới i thì phản xạ toàn phần xảy ra đầu tiên ở mặt nào
n0=1
------------------------
n1=1,33
------------------------
n2=1,5
------------------------
n3=1,4
------------------------
n4=1,7
------------------------
n5=1

đáp án:A. Giữa n1 và n2
B, 2_3
C 4_5
D, không xảy ra ở bất cứ mặt nào
 
T

tvkkpt

Bài 5 đáp án của math là gì thế ? Theo mình là phải tính số vân tối trùng nhau của 2 bức xạ đúng không ?
Bài của vipduongonline là D.không xảy ra phản xạ toàn phần, do môi trường ban đầu chiết quang kém hơn với mọi môi trường bên trong. (n0 < ni)
 
Q

quangphuongnpq

vipduongonline said:
Bài 5 đáp án C đúng không. Nếu tính vân tối của cả hai bức xạ
Của L1 là 50 của L2 là 28
Phải trừ đi những vân tối của bước sống này nhưng lại trùng với vân sáng của bước sóng kia chứ
 
V

vipduongonline

quangphuongnpq said:
vipduongonline said:
Bài 5 đáp án C đúng không. Nếu tính vân tối của cả hai bức xạ
Của L1 là 50 của L2 là 28
Phải trừ đi những vân tối của bước sống này nhưng lại trùng với vân sáng của bước sóng kia chứ
Quên mất. Câu hỏi đúng là khó. Nhưng thế thì chỉ có những vị trí mà cả hai bức xạ đều cho vân tối thì mới coi là vân tối.
 
S

sevenb25

vipduongonline said:
Được rồi. Thêm một bài siêu rễ
Cho một tia sáng truyền tới bản mặt như hình. kh tăng dần góc tới i thì phản xạ toàn phần xảy ra đầu tiên ở mặt nào
n0=1
------------------------
n1=1,33
------------------------
n2=1,5
------------------------
n3=1,4
------------------------
n4=1,7
------------------------
n5=1

đáp án:A. Giữa n1 và n2
B, 2_3
C 4_5
D, không xảy ra ở bất cứ mặt nào
mình chọn B
 
V

vipduongonline

tvkkpt said:
Bài 5 đáp án của math là gì thế ? Theo mình là phải tính số vân tối trùng nhau của 2 bức xạ đúng không ?
Bài của vipduongonline là D.không xảy ra phản xạ toàn phần, do môi trường ban đầu chiết quang kém hơn với mọi môi trường bên trong. (n0 < ni)
Vỗ tay cái nào. Quan trọng là hai môi trường ngoài. nếu hai môi trường ngoài bằng nhau thì tia tới và tia ló lúc nào cũng song song
 
M

maths

vipduongonline said:
Câu 1 thì mình đọc trong sách là công thức "Niuton" thì phải
f^2 = pq
Đúng với cả thấu kính lẫn gương
còn cả công thưc tinh độ phóng đại theo nữa
Áp dụng cho bài toán:
Cho vị tri' vật S, vị trí F, Vị trí S' (f nằm giữa) >>bằng phép vẽ xác định O
ừa
đúng rồi đây là công thức newton áp dụng cho thấu kính và gương cầu
 
M

maths

tình hình là bài 5 của tớ gây khó khăn nhỉ?
tớ có cách làm thế này nhưng sợ nó quá khó khăn và đặc biệt gây mất thời gian
nhưng tớ xin trình bày qua như sau
sử dụng công thức (2k+1)i/2 -----> các giá trị k thuộc Z---> số vân tối của bức xạ L1 (gọi là A); tương tự chúng ta sẽ tìm các vân tối của bức xạ L2 (gọi là B)
sau đó tìm các vân tối trùng nhau của 2 bức xạ (gọi là C); số vân sáng của L1 trùng số vân sáng của L2 (gọi là D); số vân tối L1 trùng số vân sáng của L2(gọi là E)
như vậy số vân tối cần tìm sẽ là
N= A+B-C-D-E
ừm ; tớ chỉ trình bày sơ qua thế thôi ; nhưng mà nếu cậu nào chưa hiểu rõ cách làm từng bước tớ sẽ trình bày rõ ràng hơn
--------------------------
chúc các cậu học tốt
 
V

vipduongonline

Đáp số cho nhanh. trình bày dài dòng quá
Mà tớ không chấp nhận cách hiểu như vậy đâu.
Nếu lấy độ sáng của mỗi bức xạ là 1. Thì hai vân sáng trùng nhau sẽ là 2. vân tối trùng vân sáng là 1
vân tối trùng vân tối là 0. cú coi vậy đi
Thế cái nào được coi là vân tối, 0.5 à
 
J

johncena

maths said:
câu 1: trong trường hợp gương cầu lõm ; nếu khoảng cách từ vật và ảnh của nó đến tiêu cự lần lượt là p và q thì tiêu cự của gương là
A: CĂN pq
B pq/(p+q)
C: p2/q
D:q2/p

câu2: một vật sáng cách màn một khoảng cố định; trong khoảng giữa vật và màn đặt một TKHT ; người ta thấy có 2 vị trí của TK để cho ảnh rõ nét cảu vật trên màn với độ cao của ảnh là 8 cm và 2 cm
Độ cao của vật là
A:8 cm
B:16cm
C:4cm
D: cả 3 đáp án sai

câu3 : bước sóng nhỏ nhất của tia X được phát ra bởi các electron tăng tốc qua hiệu điện thế U tỉ lệ thuận với
A:căn U
B: U^-2
C:1/căn U
D:1/U

câu4 :một hạt nhân có số khốiA ban đầu đứng yên ; phát ra hạt ALPHA với vận tốc V ; độ lớn vận tốc của hạt nhân con là
A: 4V/(A-4)
B:4V/(A+4)
C:V/(4-A)
D: V/(4+A)

câu5:trong 1 thí nghiệm giao thoa ánh sáng qua 2 khe hẹp S1 ; S2 ; nguồn sáng S phát đồng thời 2 bức xạ đơn sắc L1=O.4 micromet ; và L2 =0.7 micoromet.Cho S1S2=a=2 mm ; khoảng cách từ 2 khe đến nguồn là D= 2m .Quan sát trên đoạn AB= 2 cm đối xứng nhau qua tâm O của màn E ; số lượng các vân tối trên màn E là
A:50
B:70
C:78
D :69

chưa xem đáp án, ko trình bày vì ai cũng bít
1A
2C
3D
4A
Bài 5, đề cho quá mông lung.
Tại sao là vân tối???? cách giải của bạn maths có bảo tìm C là số vân tối trùng nhau của 2 bức xạ. Nếu đã tìm đc thì nó là vân tối trên màn, còn A+B-C-D-E làm gì????
Ai có cao kiến làm ơn chỉ giáo cho ngu ý của tiểu nhân
 
U

uno1989

*câu 1 các pác nói đúng đáp số nhưng hình như cách giải ko đúng :(
gọi p là k/c vật -> tiêu điểm -> p = d-f
gọi q là k/c ảnh -> tiêu điểm -> q = d'-f
-> 1/f = 1/d + 1/d'
<1> f = căn (pq) > 0
nếu người ta hỏi k thì k = căn q/p
 
V

vipduongonline

maths said:
tình hình là bài 5 của tớ gây khó khăn nhỉ?
tớ có cách làm thế này nhưng sợ nó quá khó khăn và đặc biệt gây mất thời gian
nhưng tớ xin trình bày qua như sau
sử dụng công thức (2k+1)i/2 -----> các giá trị k thuộc Z---> số vân tối của bức xạ L1 (gọi là A); tương tự chúng ta sẽ tìm các vân tối của bức xạ L2 (gọi là B)
sau đó tìm các vân tối trùng nhau của 2 bức xạ (gọi là C); số vân sáng của L1 trùng số vân sáng của L2 (gọi là D); số vân tối L1 trùng số vân sáng của L2(gọi là E)
như vậy số vân tối cần tìm sẽ là
N= A+B-C-D-E
ừm ; tớ chỉ trình bày sơ qua thế thôi ; nhưng mà nếu cậu nào chưa hiểu rõ cách làm từng bước tớ sẽ trình bày rõ ràng hơn
--------------------------
chúc các cậu học tốt
Mình đã hiểu ý bạn
Nhưng theo mình thì chỉ cần tính số vân tối của hai bức xạ riêng lẻ rồi trừ đi số vân tối trùng nhau thôi, Còn trừ đi số vân sáng trùng với vân tối thì không hợp lí
 
V

vipduongonline

nếu như phuơng trình 4(2k+1)=7(2k'+1) không có nghiệm nguyên thì kết quả theo mình là 78
vì mình tính ra chẳng có thăng nào trùng thằng nào cả
 
Q

quangphuongnpq

vipduongonline said:
nếu như phuơng trình 4(2k+1)=7(2k'+1) không có nghiệm nguyên thì kết quả theo mình là 78
vì mình tính ra chẳng có thăng nào trùng thằng nào cả
Nhưng còn trường hợp vân tối trùng với vân sáng?
Phải loại những giá trị mà 2(2k +1 )=7k' chứ
 
V

vipduongonline

Vân sáng trùng với vân tối thì loại thế vân tối trùng với phần sáng trung gian của bức xạ kia có loại đi không nó cũng chỉ tối hơn một ít,
 
M

maths

vớ vẩn
ai bảo cậu sáng với tối là 0
cậu phải hiểu thế này
bóng đèn chiếu vào bóng tối sẽ sáng ra
như thế vân tối trùng vân sáng sẽ tạo thành vân sáng
theo kết quả tớ tính là 69
chính vì tớ thấy cách của tớ chưa ưu việt nên mới post lên để mọi người tham khảo
 
Top Bottom