[Vật lý 12] Bài tập Vật lí - Ban KHTN

G

gianlinh

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Tớ post bài cho mọi người cùng làm nè!
Cho mạch điện R, L, C mắc nối tiếp có R = [tex]100\sqrt{3}[/tex] [tex]\large\Omega[/tex]; [tex]C =\frac{10^{-4}}{2\pi}[/tex]F. Khi đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều có tần số f = 50 Hz thì U ở hai đầu đoạn mạch và U(R,L) lệch pha nhau [tex]\frac{\pi}{3}[/tex] Giá trị của L là:
A. [tex]\frac{1}{\pi}[/tex] H

B. [tex]\frac{\sqrt{3}}{\pi}[/tex] H

C. [tex]\frac{3}{\pi}[/tex] H

D. [tex]\frac{2}{\pi}[/tex] H
 
Last edited by a moderator:
T

thuy26111991

có phải chọn A không bạn :D
Tớ không bik gõ CT nên chịu không bik nói như nào nên cứ thử đưa ra đáp án xem sao đã hen
 
G

gianlinh

Ừ đúng rồi! Bạn thử nêu cách giải coi. Mình dùng giản đồ Frenen rồi SD định lí hàm số cos
 
N

nguyenminhtien140291

kết quả A, bài này cứ áp dụng công thức hiệu tan(|U.AB-U.RC|) = căn 3 : là ra ZL và => L
 
T

thuy26111991

uh tớ cũng dùng giản đò Frenen -----> U cua C = 2 U cua L -------> Z cua C = 2 lan Z cua L ------> A
(ko bik gõ CT nên viết tiếng việt vậy ^^~)
 
T

thuy26111991

Uh nói chung là phải biểu diền bt 1 chút í mà
Khó nói lắm nhưng yên tâm không nhầm đề đâu ^^~
tớ chủ yếu là dùng hình học để suy luận í mà ^^~
 
V

vietngocwindir

Dao động cơ học

B1.Một con lắc lò xo treo thẳng đứng được kích thích dao động điều hoà với PT: [TEX]x= 6sin(5\pi t + \frac{\pi}{3}[/TEX] cm(O ở vị trí cân bằng,Ox trùng trục lò xo, hướng lên). Khoảng thời gian vật đi từ [TEX]t =0 [/TEX] đến độ cao cực đại lần thứ nhất là :
A. 1/30 s
B 1/6 s
C . 7/30 s
D. 11/30 s
B2.Một co lắc lò xo được kích thích dao động tự do với chu kì [TEX]T= 2 s[/TEX]. Biết tại thời điểm [TEX]t = 0,1 s[/TEX] thì động năng và thế năng bằng nhau lần thứ nhất.Lần thứ hai động năng và thế năng bằng nhau vào thời điểm là :
A. 0,6 s
B. 1,1 s
C. 1,6 s
D. 2,1 s
B3. Một vật dao động điều hoà xung quanh vị trí cân bằng O .Ban đầu vật đi qua O theo chiều dương.Sau thời gian [TEX]t_1 = \frac{\pi}{15} [/TEX](s) vật chưa đổi chiều chuyển động và vận tốc còn lại một nửa. Sau thời gian [TEX]t_2 = 0,3 \pi [/TEX](s) vật đã đi được 12cm. Vận tốc ban đầu [TEX]v_o[/TEX] của vật là :
A. 20cm/s
B. 25 cm/s
C.30 cm/s
D. 40cm/s
 
G

gianlinh

để tớ làm bài 2:
Áp dụng công thức làm nhanh là : Cứ sau T/4 (là khoảng thời gian ngắn nhất) thì thế năng lại bằng động năng ( Cm bằng cách vẽ đồ thị biểu diễn thế năng và động năng)
đáp án là: 0,6 s
 
G

gianlinh

B3. Một vật dao động điều hoà xung quanh vị trí cân bằng O .Ban đầu vật đi qua O theo chiều dương.Sau thời gian [TEX]t_1 = \frac{\pi}{15} [/TEX](s) vật chưa đổi chiều chuyển động và vận tốc còn lại một nửa. Sau thời gian [TEX]t_2 = 0,3 \pi [/TEX](s) vật đã đi được 12cm. Vận tốc ban đầu [TEX]v_o[/TEX] của vật là :
A. 20cm/s
B. 25 cm/s
C.30 cm/s
D. 40cm/s

Tớ làm bài 3 theo kiểu trắc nghiệm thôi nha! Làm tự luận mà như thế chắc có nhiều thứ để bắt bẻ.
Vận tốc cực đại là : [tex]v_{max}=A.w[/tex] (lúc đi qua VTCB)
Vân tốc sau [tex]\frac{\pi}{15}[/tex] là : [tex]v=Awcoswt[/tex]
Theo đề [tex]v=\frac{1}{2}.v_{max}[/tex]
=>[tex]coswt=\frac{1}{2}[/tex]
=>[tex]w\frac{\pi}{15}=\frac{\pi}{3}[/tex] (nghiệm kia loại, vì chưa đổi chiều)
=> [tex]w=5[/tex]
=> [tex]T=0,4\pi[/tex]
vật đi đươc 12cm sau [tex]0,3\pi[/tex] tức là 3A=12cm
=> A = 4 cm
=> [tex]v_{max}=4.5=20[/tex] cm/s
 
Last edited by a moderator:
C

cuoilennao58

B1.Một con lắc lò xo treo thẳng đứng được kích thích dao động điều hoà với PT: [TEX]x= 6sin(5\pi t + \frac{\pi}{3}[/TEX] cm(O ở vị trí cân bằng,Ox trùng trục lò xo, hướng lên). Khoảng thời gian vật đi từ [TEX]t =0 [/TEX] đến độ cao cực đại lần thứ nhất là :
A. 1/30 s
B 1/6 s
C . 7/30 s
D. 11/30 s
làm nốt bài 1 này :D
vẽ cái đường tròn lượng giác ra sẽ thấy: lúc t=0 thì vật đang đi lên theo chiều dương và cách VTCB một đoạn [tex]x=6\frac{\sqrt{3}}{2}[/tex]
---> khi vật đến vị trí cân bằng lần thứ nhất, pha của dao động sẽ bằng[tex]\frac{\pi}{2}[/tex]
[tex]\rightarrow 5\pi t +\frac{\pi}{3}=\frac{\pi}{2} \rightarrow t=\frac{1}{30} s[/tex]
đáp án A:D
 
V

vietngocwindir

Một chỗ hình như bạn thiếu : [TEX]v = Aw coswt[/TEX] .
ko thì làm sao rút gọn được!^_^
 
V

vietngocwindir

tiếp...

1) Một con lắc lò xo nằm ngang có [TEX]k = 100 N/m, m = 100 g[/TEX], bỏ qua mọi ma sát. Đưa vật tới vị trí có [TEX]x = 2 cm[/TEX],rồi truyền cho vật vận tốc đầu [TEX]40 cm/s[/TEX] hướng về vị trí cân bằng thì vật dao động điều hoà,chọn gốc toạ độ ở vị trí cân bằng,gốc thời gian lúc vật qua vị trí động năng bằng 3 lần thế năng lần thứ hai. Phương trình dao động của vật là :
A. [TEX]x = 2\sqrt{2} cos ( 20t + \frac{2 \pi}{3}) cm[/TEX]
B.[TEX] x = 4cos ( 20t +\frac{\pi}{3}) cm[/TEX]

C.[TEX] x = 4 cos (20t + \frac{2 \pi}{3}) cm[/TEX]

D. [TEX]x = 2\sqrt{2} cos (20t +\frac{\pi}{3}) cm[/TEX]
2) Một con lắc lò xo thẳng đứng có [TEX]k = 100 N/m, m = 100 g[/TEX],lấy [TEX]g = \pi^2 = 10 m/s^2[/TEX] . Từ vị trí cân bằng kéo vật xuống một đoạn [TEX]1 cm[/TEX] rồi truyền cho vật vận tốc đầu [TEX]10 \pi cm/s[/TEX] hướng thẳng đứng. Tỉ số thời gian lò xo giãn và nén trong một chu kì là :
A.3
B. 0,5
C. 1/3
D. 2
3) Một con lắc đơn có chiều dài [TEX] l = 1m[/TEX],vật khối lượng [TEX] m = 40g[/TEX] tích điện [TEX] q = -1 \mu C[/TEX],lấy [TEX]g = \pi^2 = 10 m/s^2[/TEX]. Chu kì dao động nhỏ của con lắc đơn trên khi đặt nó trong điện trường đều có vectơ E hướng lên có [TEX]E = 8 . 10^4 V/m [/TEX] là :
A. 2,236
B. 1,826
C. 1,98
D. Đáp án khác.
 
Q

quycaia10

3) Một con lắc đơn có chiều dài [TEX] l = 1m[/TEX],vật khối lượng [TEX] m = 40g[/TEX] tích điện [TEX] q = -1 \mu C[/TEX],lấy [TEX]g = \pi^2 = 10 m/s^2[/TEX]. Chu kì dao động nhỏ của con lắc đơn trên khi đặt nó trong điện trường đều có vectơ E hướng lên có [TEX]E = 8 . 10^4 V/m [/TEX] là :
A. 2,236
B. 1,826
C. 1,98
D. Đáp án khác.[/QUOTE]

toàn bài khó _ hic hic


làm cái bài 3 phát
áp dụng công thức T=[tex]2\pi.\sqrt{\frac{l}{g - \frac{F}{m}}}[/tex]
hình như F= q.E= - 0,08 N
\Rightarrow T=1,826
chọn B
 
Last edited by a moderator:
Q

quycaia10

2) Một con lắc lò xo thẳng đứng có [TEX]k = 100 N/m, m = 100 g[/TEX],lấy [TEX]g = \pi^2 = 10 m/s^2[/TEX] . Từ vị trí cân bằng kéo vật xuống một đoạn [TEX]1 cm[/TEX] rồi truyền cho vật vận tốc đầu [TEX]10 \pi cm/s[/TEX] hướng thẳng đứng. Tỉ số thời gian lò xo giãn và nén trong một chu kì là :
A.3
B. 0,5
C. 1/3
D. 2

bài này vô lý quá hic hic
có [tex] A = \Delta l = 1cm[/tex]
lò so có 2 trạng thái dãn và không biến dạng
làm gì có nén
LÊU LÊU
 
V

vietngocwindir

toàn bài khó _ hic hic


làm cái bài 3 phát
áp dụng công thức T=[tex]2\pi.\sqrt{\frac{l}{g +\frac{F}{m}}}[/tex]
hình như F=q.E=- 0,08 N
\Rightarrow T=2,236
chọn A
Bài này đáp án của cậu sai rồi! Đáp án là B nhưng tớ chưa làm ra! :(

bài này vô lý quá hic hic
có A = \Delta l = 1cm
lò so có 2 trạng thái dãn và không biến dạng
làm gì có nén
LÊU LÊU
Sao lại ko có nén được!:confused:
 
Q

quycaia10

Bài này đáp án của cậu sai rồi! Đáp án là B nhưng tớ chưa làm ra! :(



nếu sai thì xem lại tui cái công thức F điện như thế nào
lâu rùi tui không nhớ

còn cái kia, chắc tại ông không diễn đạt 0 nguyên văn nên tui bắt bẻ chút cho zui
mà chắn không nén đc
vì A=đenta l thì là so chỉ dãn và về vị trí của chiều dài tự nhiên thui
chứ nó không bị nén
 
Last edited by a moderator:
G

gianlinh

1)
2) Một con lắc lò xo thẳng đứng có [TEX]k = 100 N/m, m = 100 g[/TEX],lấy [TEX]g = \pi^2 = 10 m/s^2[/TEX] . Từ vị trí cân bằng kéo vật xuống một đoạn [TEX]1 cm[/TEX] rồi truyền cho vật vận tốc đầu [TEX]10 \pi cm/s[/TEX] hướng thẳng đứng. Tỉ số thời gian lò xo giãn và nén trong một chu kì là :
A.3
B. 0,5
C. 1/3
D. 2

Bài 2 nè:
[tex]w=\sqrt{\frac{k}{m}}=10\sqrt{10}[/tex]
[tex]A^2=x^2+\frac{v^2}{w^2}[/tex]
\Rightarrow [tex]A=\frac{\sqrt{50}}{500}[/tex]
Vẽ vòng tròn ra: Ta có
[tex]cos\alpha=\frac{0,01}{\frac{\sqrt{50}}{500}}=\frac{\sqrt{2}}{2}[/tex]
\Rightarrow [tex]\alpha=\frac{\pi}{4}[/tex]
mà [tex]t=\frac{\alpha}{w}[/tex]
tì số là:[tex]\frac{T-2t}{2t}=[/tex] Bạn thử tính xem.
cách làm là chắc chắn đúng xem lại số coi.
 
Last edited by a moderator:
Q

quycaia10

Bài 2 nè:
[tex]w=\sqrt{\frac{k}{m}}=10\sqrt{10}[/tex]
[tex]A^2=x^2+\frac{v^2}{w^2}[/tex]
\Rightarrow [tex]A=\frac{\sqrt{50}}{500}[/tex]
Vẽ vòng tròn ra: Ta có
[tex]cos\alpha=\frac{0,01}{\frac{\sqrt{50}}{500}}=\frac{\sqrt{2}}{2}[/tex]
\Rightarrow [tex]\alpha=\frac{\pi}{4}[/tex]
mà [tex]t=\frac{\alpha}{w}[/tex]
tì số là:[tex]\frac{T-2t}{2t}=[/tex] Bạn thử tính xem.
cách làm là chắc chắn đúng xem lại số coi.


tui không bít đâu
mọi ng phải xem lại tý đi
tui đã bảo nó không bị nén đâu
 
Top Bottom