[Vật lý 12] Bài tập tổng hợp dao động hay

N

n0vem13er

Không phải công của vật là bao nhiêu thì vật đi quãng đường bấy nhiêu đâu.
Khi mà vật đi đến vị trí 1,25cm trong chu kỳ cuối cùng vật dừng ở đây, vì lực ma sát nghỉ cân bằng với lực kéo về. Tại đó thì vật vẫn còn có thể sinh công, còn 1 thế năng là : [TEX]1/2kx^2 = 3.125 mJ[/TEX]
Để hiểu rõ hơn bạn xem ở đây http://www.scribd.com/doc/52122791/DAO-ĐỘNG-TẮT-DẦN
 
N

nhvip

Không phải công của vật là bao nhiêu thì vật đi quãng đường bấy nhiêu đâu.
Khi mà vật đi đến vị trí 1,25cm trong chu kỳ cuối cùng vật dừng ở đây, vì lực ma sát nghỉ cân bằng với lực kéo về. Tại đó thì vật vẫn còn có thể sinh công, còn 1 thế năng là : [TEX]1/2kx^2 = 3.125 mJ[/TEX]
Để hiểu rõ hơn bạn xem ở đây DAO ĐỘNG TẮT DẦN

Sao kì vậy, mình học công thức quãng đường vật di chuyển đc cho đến khi dừng lại là lấy công dao động chia cho F(ms) tức là quãng đường vật đi đc là cho đến khi công F(ms) triệt tiêu hoàn toàn công ban đầu. (ngay trong cuối DAO ĐỘNG TẮT DẦN cũng có CT đó)

Mình có bài tập này ứng dụng điều mình nói: (tính biên độ sau 1,5T rồi tính công mất đi rồi chia cho F(ms) sẽ có S)
Con lắc lò xo nằm ngang có k = 100N/m, vật m = 400g. Kéo vật ra khỏi VTCB một đoạn 4cm rồi thả nhẹ cho vật dao động. Biết hệ số ma sát giữa vật và sàn là μ = 5.10-3. Xem chu kỳ dao động không thay đổi, lấy g = 10m/s2. Quãng đường vật đi được trong 1,5 chu kỳ đầu tiên là:
A. 24cm B. 23,64cm C. 20,4cm D. 23,28cm
 
D

duynhan1

Sao kì vậy, mình học công thức quãng đường vật di chuyển đc cho đến khi dừng lại là lấy công dao động chia cho F(ms) tức là quãng đường vật đi đc là cho đến khi công F(ms) triệt tiêu hoàn toàn công ban đầu. (ngay trong cuối DAO ĐỘNG TẮT DẦN cũng có CT đó)

Mình có bài tập này ứng dụng điều mình nói: (tính biên độ sau 1,5T rồi tính công mất đi rồi chia cho F(ms) sẽ có S)
Con lắc lò xo nằm ngang có k = 100N/m, vật m = 400g. Kéo vật ra khỏi VTCB một đoạn 4cm rồi thả nhẹ cho vật dao động. Biết hệ số ma sát giữa vật và sàn là μ = 5.10-3. Xem chu kỳ dao động không thay đổi, lấy g = 10m/s2. Quãng đường vật đi được trong 1,5 chu kỳ đầu tiên là:
A. 24cm B. 23,64cm C. 20,4cm D. 23,28cm
Điều bạn nói chỉ đúng với những dao động tắt dần chậm, đối với tắt dần nhanh không đúng, mà anh ấy đã dẫn link cho bạn rồi sao bạn không chịu đọc, đây nè DAO ĐỘNG TẮT DẦN :(
 
D

duynhan1

Cho 2 dao động điều hoà có phương trình: x=A1cos(ωt + φ), x=A2cos(ωt -5π/6) và dao động tổng hợp có phương trình: x=6cos(ωt). Tìm giá trị của A2 max. Mọi người giải chi tiết giúp mình nhé.
Cảm ơn mọi người nhiều ^^
Mình sẽ chứng minh bài này không có MIN cũng không có MAX nhé,
Ta có:
[tex] 6^2 = A_1^2 + A_2^2 + 2A_1A_2 cos ( \Delta \varphi_2) \\ \Leftrightarrow (A_1+ A_2 cos ( \Delta \varphi) )^2= 36 - A_2^2 \sin^2 (\Delta \varphi) \\ \Leftrightarrow A_1 = -A_2 cos( \Delta \varphi) + \sqrt{36-A_2^2. \sin^2 \Delta \varphi} [/tex]
Như vậy ứng với mọi giá trị của [tex] A_2 [/tex] ta có 1 giá trị của A1 thỏa mãn đề bài vì [tex] -A_2 cos( \Delta \varphi) + \sqrt{36-A_2^2. \sin^2 \Delta \varphi} > \sqrt{35}-1>0 [/tex]
Để đơn giản hơn vì [tex] \varphi_1 [/tex] có thể chọn tùy ý nên ta có thể chọn [tex]\Delta \varphi = k 2 \pi [/tex] cho dễ xem cũng được ^^
 
N

nhvip

Điều bạn nói chỉ đúng với những dao động tắt dần chậm, đối với tắt dần nhanh không đúng, mà anh ấy đã dẫn link cho bạn rồi sao bạn không chịu đọc, đây nè DAO ĐỘNG TẮT DẦN :(

Vậy tổng quát với dao động tắt dần nhanh mình sẽ không được sử dụng công thức ư???Theo mình được biết đúng là công thức có sai số nên cần 1 khoảng thời gian lớn. Vậy với những dạng bài dao động tắt dần nhanh kiểu như thế này chỉ nên áp dụng các định luật bảo toàn thôi à! Ví dụ bài này nó hỏi sau T/2 vật cách vị trí cân bằng bao nhiêu thì làm thế nào khi không dùng công thức???
P/S:Nếu mình có sai hay chưa hiểu rõ ý bạn thì đùng chém nha, mình đọc DAO ĐỘNG TẮT DẦN rồi ^^
 
A

ahcanh95

Con lắc lò xo nằm ngang có k = 100N/m, vật m = 400g. Kéo vật ra khỏi VTCB một đoạn 4cm rồi thả nhẹ cho vật dao động. Biết hệ số ma sát giữa vật và sàn là μ = 5.10-3. Xem chu kỳ dao động không thay đổi, lấy g = 10m/s2. Quãng đường vật đi được trong 1,5 chu kỳ đầu tiên là:
A. 24cm B. 23,64cm C. 20,4cm D. 23,28cm

mình làm thế này ko biết dc ko.

độ giảm sau nửa chu kỳ: 2 . F / k = 0,04 cm.

=> quãng đường vật đi dc rong 1,5 chu kỳ đầu tiên = 4 + ( 4 - 0,04 ) . 2 + ( 4 - 0,04 . 2 ) .2 + ( 4 - 0,04 . 3 ) = 23,64.

:khi (45)::khi (45)::khi (45)::khi (45)::khi (45):
 
N

n0vem13er

Vậy tổng quát với dao động tắt dần nhanh mình sẽ không được sử dụng công thức ư???Theo mình được biết đúng là công thức có sai số nên cần 1 khoảng thời gian lớn. Vậy với những dạng bài dao động tắt dần nhanh kiểu như thế này chỉ nên áp dụng các định luật bảo toàn thôi à! Ví dụ bài này nó hỏi sau T/2 vật cách vị trí cân bằng bao nhiêu thì làm thế nào khi không dùng công thức???
P/S:Nếu mình có sai hay chưa hiểu rõ ý bạn thì đùng chém nha, mình đọc DAO ĐỘNG TẮT DẦN rồi ^^

không phải không được sử dụng, nhưng cái bài mà bạn ví dụ đấy được áp dụng công thức là do nó là 1 khoảng nhỏ trong cả quá trình dao động, chưa đến dao động cuối cùng nên ta k cần quan tâm, mà nói chung với dao động tắt dần chậm thì ta dùng công thức đấy là ok, nhưng với những bài tắt dần nhanh thì nên áp dụng những cái mà mình đã dẫn link cho bạn ấy
 
Top Bottom