[Vật lý 12] Bài tập dao động cơ học

N

namthangsddh

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Dao động điều hoà - Sóng cơ
Câu hỏi 1:
Một chất điểm khối lượng m=0,01 kg treo ở đầu một lò xo có độ cứng k=4(N/m), dao động điều hòa quanh vị trí cân bằng. Tính chu kỳ dao động.
A. 0,624s
B. 0,314s
C. 0,196s
D. 0,157s
E. 0,098s

Câu hỏi 2:
Một con lắc lò xo có độ dài l = 120 cm. Người ta thay đổi độ dài của nó sao cho chu kỳ dao động mới chỉ bằng 90% chu kỳ dao động ban đầu. Tính độ dài l' mới.
A. 148,148cm
B. 133,33cm
C. 108cm
D. 97,2cm
E. 74,07cm

Câu hỏi 3:
Một chất điểm có khối lượng m = 10g dao động điều hòa trên đoạn thẳng dài 4cm, tần số 5Hz. Lúc t = 0, chất điểm ở vị trí cân bằng và bắt đầu đi theo hướng dương của quỹ đạo. Tìm biểu thức tọa độ của vật theo thời gian.
A. x = 2sin10πt cm
B. x = 2sin (10πt + π) cm
C. x = 2sin (10πt + π/2) cm
D. x = 4sin (10πt + π) cm
E. x = 4sin(5πt + π/2 ) cm

Câu hỏi 4:
Một con lắc lò xo gồm một khối cầu nhỏ gắn vào đầu một lò xo, dao động điều hòa với biên độ 3 cm dọc theo trục Ox, với chu kỳ 0,5s. Vào thời điểm t=0, khối cầu đi qua vị trí cân bằng. Hỏi khối cầu có ly độ x=+1,5cm vào thời điểm nào?
A. t = 0,042s
B. t = 0,176s
C. t = 0,542s
D. t = A và B đều đúng
E. A và C đều đúng

Câu hỏi 5:
Tính biên độ dao động A và pha φ của dao động tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương:
x1 = sin2t và x2 = 2,4cos2t
A. A = 2,6; cosφ = 0,385
B. A = 2,6; tgφ = 0,385
C. A = 2,4; tgφ = 2,40
D. A = 2,2; cosφ = 0,385
E. A = 1,7; tgφ = 2,40

Câu hỏi 6:
Một vật nặng treo vào một đầu lò xo làm cho lò xo dãn ra 0,8cm. Đầu kia treo vào một điểm cố định O. Hệ dao động điều hòa (tự do) theo phương thẳng đứng. Cho biết g = 10 m/s2 .Tìm chu kỳ dao động của hệ.
A. 1,8s
B. 0,80s
C. 0,50s
D. 0,36s
E. 0,18s

Câu hỏi 7:
Một đầu của lò xo được treo vào điểm cố định O, đầu kia treo một quả nặng m1 thì chu kỳ dao động là T1 = 1,2s. Khi thay quả nặng m2 vào thì chu kỳ dao động bằng T2 = 1,6s. Tính chu kỳ dao động khi treo đồng thời m1 và m2 vào lò xo.
A. T = 2,8s
B. T = 2,4s
C. T = 2,0s
D. T = 1,8s
E. T = 1,4s

Câu hỏi 8:
Hai lò xo R1, R2, có cùng độ dài. Một vật nặng M khối lượng m = 200g khi treo vào lò xo R1 thì dao động với chu kỳ T1 = 0,3s, khi treo vào lò xo R2 thì dao động với chu kỳ T2 = 0,4s. Nối hai lò xo đó với nhau thành một lò xo dài gấp đôi rồi treo vật nặng M vào thì M sẽ dao động với chu kỳ bao nhiêu?
A. T = 0,7s
B. T = 0,6s
C. T = 0,5s
D. T = 0,35s
E. T = 0,1s

Câu hỏi 9:
Hai lò xo R1, R2, có cùng độ dài. Một vật nặng M khối lượng m = 200g khi treo vào lò xo R1 thì dao động với chu kỳ T1 = 0,3s, khi treo vào lò xo R2 thì dao động với chu kỳ T2 = 0,4s. Nối hai lò xo với nhau cả hai đầu để được một lò xo cùng độ dài, rồi treo vật nặng M vào thì chu kỳ dao động của vật bằng bao nhiêu?
A. T = 0,12s
B. T = 0,24s
C. T = 0,36s
D. T = 0,48s
E. T = 0,60s

Câu hỏi 10:
Trong giao động điều hòa của một vật quanh vị trí cân bằng phát biểu nào sau đây ĐÚNG đối với lực đàn hồi tác dụng lên vật?
A. Có giá trị không đổi.
B. Bằng số đo khoảng cách từ vật tới vị trí cân bằng.
C. Tỷ lệ với khoảng cách từ vật đến vị trí cân bằng và hướng ra xa vị trí ấy.
D. Tỷ lệ nghịch với khoảng cách từ vật đến vị trí cân bằng và hướng ra xa vị trí ấy.
E. Tỷ lệ với khoảng cách từ vật đến vị trí cân bằng và hướng về phía vị trí ấy.
 
N

namthangsddh

Câu hỏi 11:
Hàm nào sau đây biểu thị đường biểu diễn thế năng trong dao động điều hòa đơn giản?
A. U = C
B. U = x + C
C. U = Ax2 + C
D. U = Ax2+ Bx + C
E. U = 0

Câu hỏi 12:
Một vật M treo vào một lò xo làm lò xo dãn 10 cm. Nếu lực đàn hồi tác dụng lên vật là 1 N, tính độ cứng của lò xo.
A. 200 N/m
B. 10 N/m
C. -10 N/m
D. 1 N/m
E. 0,1 N/m

Câu hỏi 13:
Một vật có khối lượng 10 kg được treo vào đầu một lò xo khối lượng không đáng kể, có độ cứng 40 N/m. Tìm tần số góc ω và tần số f của dao động điều hòa của vật.
A. ω = 2 rad/s; f = 0,32 Hz.
B. ω = 2 rad/s; f = 2 Hz.
C. ω = 0,32 rad/s; f = 2 Hz.
D. ω = 2 rad/s; f = 12,6 Hz.
E. ω = 12,6 rad/s; f = 2 Hz.

Câu hỏi 14:
Biểu thức nào sau đây KHÔNG phải là dạng tổng quát của tọa độ một vật dao động điều hòa đơn giản ?
A. x = Acos(ωt + φ) (m)
B. x = Asin(ωt + φ) (m)
C. x = Acos(ωt) (m)
D. x = Acos(ωt) + Bcos(ω) (m)
E. x = Asin(ωt - φ) (m)

Câu hỏi 15:
Một vật giao động điều hòa quanh điểm y = 0 với tần số 1Hz. vào lúc t = 0, vật được kéo khỏi vị trí cân bằng đến vị trí y = -2m, và thả ra không vận tốc ban đầu. Tìm biểu thức toạ độ của vật theo thời gian.
A. y = 2cos(t + π) (m)
B. y = 2cos (2πt) (m)
C. y = 1/2cos(2πt + π) (m)
D. y = 2sin(t - π/2) (m)
E. y = 2sin(2πt - π/2) (m)

Câu hỏi 16:
Cho một vật nặng M, khối lượng m = 1 kg treo vào một lò xo thẳng đứng có độ cứng k = 400 N/m. Gọi Ox là trục tọa độ có phương trùng với phương giao động của M, và có chiều hướng lên trên, điểm gốc O trùng với vị trí cân bằng. Khi M dao động tự do với biên độ 5 cm, tính động năng Ed1 và Ed2 của quả cầu khi nó đi ngang qua vị trí x1 = 3 cm và x2 = -3 cm.
A. Ed1 = 0,18J và Ed2 = - 0,18 J.
B. Ed1 = 0,18J và Ed2 = 0,18 J.
C. Ed1 = 0,32J và Ed2 = - 0,32 J.
D. Ed1 = 0,32J và Ed2 = - 0,32 J.
E. Ed1 = 0,64J và Ed2 = - 0,64 J.

Câu hỏi 17:
Cho một vật hình trụ, khối lượng m = 400g, diện tích đáy S = 50 m2, nổi trong nước, trục hình trụ có phương thẳng đứng. Ấn hình trụ chìm vào nước sao cho vật bị lệch khỏi vị trí cân bằng một đoạn x theo phương thẳng đứng rồi thả ra. Tính chu kỳ dao động điều hòa của khối gỗ.
A. T = 1,6 s
B. T = 1,2 s
C. T = 0,80 s
D. T = 0,56 s
E. T = 0,40 s

Câu hỏi 18:
Một vật M dao động điều hòa dọc theo trục Ox. Chuyển động của vật được biểu thị bằng phương trình x = 5 cos(2πt + 2)m. Tìm độ dài cực đại của M so với vị trí cân bằng.
A. 2m
B. 5m
C. 10m
D. 12m
E. 5πm

Câu hỏi 19:
Một vật M dao động điều hòa có phương trình tọa độ theo thời gian là x = 5 cos (10t + 2) m. Tìm vận tốc vào thời điểm t.
A. 5sin (10t + 2) m/s
B. 5cos(10t + 2) m/s
C. -10sin(10t + 2) m/s
D. -50sin(10t + 2) m/s
E. 50cos(10t + 2) m/s

Câu hỏi 20:
Khi lấy ngón tay đâm nhẹ vào một bể nước, bạn thấy nước trong bể tạo nên những sóng dao động tuần hoàn. Nếu vị trí cao nhất của nước ở bên trên vị trí cân bằng là 5mm, và vị trí này xuất hiện cứ sau mỗi giây, tìm phương trình biểu diễn dao động của nước:
A. y = 5 cos (2πt + π) mm
B. y = 5 cos (2πt) mm
C. 5 sin (2πt) mm
D. 5 sin (2πt + π) m
E. Tất cả các câu trên đều đúng
 
N

namthangsddh

Câu hỏi 20:
Khi lấy ngón tay đâm nhẹ vào một bể nước, bạn thấy nước trong bể tạo nên những sóng dao động tuần hoàn. Nếu vị trí cao nhất của nước ở bên trên vị trí cân bằng là 5mm, và vị trí này xuất hiện cứ sau mỗi giây, tìm phương trình biểu diễn dao động của nước:
A. y = 5 cos (2πt + π) mm
B. y = 5 cos (2πt) mm
C. 5 sin (2πt) mm
D. 5 sin (2πt + π) m
E. Tất cả các câu trên đều đúng

Câu hỏi 21:
Một vật có khối lượng m = 1kg được treo vào đầu một lò xo có độ cứng k = 10 N/m, dao động với độ dời tối đa so với vị trí cân bằng là 2m. Tìm vận tốc cực đại của vật.
A. 1 m/s
B. 4,5 m/s
C. 6,3 m/s
D. 10 m/s
E. 20 m/s

Câu hỏi 22:
Khi một vật dao động điều hòa doc theo trục x theo phương trình x = 5 cos (2t)m, hãy xác định vào thời điểm nào thì tổng năng của vật cực đại.
A. t = 0
B. t = π/4
C. t = π/2
D. t = π
E. Tổng năng không thay đổi

Câu hỏi 23:
Một lò xo khi chưa treo vật gì vào thì có chhiều dài bằng 10 cm; Sau khi treo một vật có khối lượng m = 1 kg, lò xo dài 20 cm. Khối lượng lò xo xem như không đáng kể, g = 9,8 m/s2. Tìm độ cứng k của lò xo.
A. 9,8 N/m
B. 10 N/m
C. 49 N/m
D. 98 N/m
E. 196 N/m

Câu hỏi 24:
Treo một vật có khối lượng 1 kg vào một lò xo có độ cứng k = 98 N/m. kéo vật ra khỏi vị trí cân bằng, về phía dưới, đến vị trí x = 5 cm rồi thả ra. Tìm gia tốc cực đại của dao động điều hòa của vật.
A. 4,90 m/s2
B. 2,45 m/s2
C. 0,49 m/s2
D. 0,10 m/s2
E. 0,05 m/s2

Câu hỏi 25:
Một con lắc đơn dao động với li giác rất bé θ. Tính cường độ lực hồi phục khi quả nặng có khối lượng 10kg. Cho g =9,8 m/s2.
A. F = 98θ N
B. F = 98 N
C. F = 98θ2 N
D. F = 98sinθ N
C. F = 98cosθ N

Câu hỏi 26:
Chuyển động tròn đều có thể xem như tổng hợp của hai giao động điều hòa: một theo phương x, và một theo phương y. Nếu bán kính quỹ đạo của chuyển động tròn đều bằng 1m, và thành phần theo y của chuyển động được cho bởi y = sin (5t), tìm dạng chuyển động của thành phần theo x.
A. x = 5cos(5t)
B. x = 5cos(5t + π/2)
C. x = cos(5t)
D. x = sin(5t)
E. x = sin(5t + π)

Câu hỏi 27:
Một vật có khối lượng 5kg, chuyển động tròn đều với bán kính quỹ đạo bằng 2m, và chu kỳ bằng 10s. Phương trình nào sau đây mô tả đúng chuyển động của vật?
A. x = 2cos(πt/5); y = sin(πt/5)
B. x = 2cos(10t); y = 2sin(10t)
C. x = 2cos(πt/5); y = 2cos(πt/5 + π/2)
D. x = 2cos(πt/5) ; y = 2cos(πt/5)
E. x + y = 2cos(πt/5)

Câu hỏi 28:
Một con lắc đơn gồm một dây treo dài 1,2m, mang một vật nặng khối lượng m = 0,2 kg, dao động ở nơi gia tố trọng lực g = 10 m/s2 . Tính chu kỳ dao động của con lắc khi biên độ nhỏ.
A. 0,7s
B. 1,5s
C. 2,1s
D. 2,2s
E. 2,5s

Câu hỏi 29:
Một con lắc đơn có độ dài bằng 1. Trong khoảng thời gian Δt nó thực hiện 12 dao động. Khi giảm độ dài của nó bớt 16cm, trong cùng khoảng thời gian Δt như trên, con lắc thực hiện 20 dao động. Cho biết g = 9,8 m/s2 . Tính độ dài ban đầu của con lắc.
A. 60cm
B. 50cm
C. 40cm
D. 30cm
E. 25cm

Câu hỏi 30:
Một con lắc đồng hồ chạy đúng trên mặt đất, có chu kỳ T = 2s. Đưa đồng hồ lên đỉnh một ngọn núi cao 800m thì trong mỗi ngày nó chạy nhanh hơn hay chậm hơn bao nhiêu? Cho biết bán kính Trái Đất R = 6400km, và con lắc được chế tạo sao cho nhiệt độ không ảnh hưởng đến chu kỳ.
A. Nhanh 10,8s
B. Chậm 10,8s
C. Nhanh 5,4s
D. Chậm 5,4s
E. Nhanh 2,7s

Câu hỏi 31:
Một con lắc đơn có chu kỳ T = 2,4s khi ở trên mặt đất. Hỏi chu kỳ con lắc sẽ bằng bao nhiêu khi đem lên mặt trăng, biết rằng khối lượng trái đất lớn hơn khối lượng mặt trăng 81 lần, và bán kính trái đất lớn hơn bán kính mặt trăng 3,7 lần. Xem như ảnh hưởng của nhiệt độ không đáng kể.
A. T' = 1,0s
B. T' = 2,0s
C. T' = 2,4s
D. T' = 4,8s
E. T' = 5,8s

Câu hỏi 32:
Hai con lắc đơn có chu kỳ T1 = 2,0s và T2 = 3,0s. Tính chu kỳ con lắc đơn có độ dài bằng tổng độ dài bằng tổng chiều dài hai con lắc nói trên.
A. T = 2,5s
B. T = 3,6s
C. T = 4,0s
D. T = 5,0s
E. T = 6,0s
 
N

namthangsddh

Câu hỏi 33:
Người ta đưa một con lắc đơn từ mặt đất lên một nơi có độ cao 5km. Hỏi độ dài của nó phải thay đổi thế nào để chu kỳ dao động không thay đổi.
A. l' = 0,997l
B. l' = 0,998l
C. l' = 0,999l
D. l' = 1,001l
E. l' = 1,002l

Câu hỏi 34:
Một đồng hồ con lắc đếm giây (T = 2s) mỗi ngày chạy nhanh 120s. Hỏi chiều dài con lắc phải được điều chỉnh như thế nào để đồng hồ chạy đúng.
A. Tăng 0,3%
B. Giảm 0,3%
C. Tăng 0,2%
D. Giảm 0,2%
E. Tăng 0,1%

Câu hỏi 35:
Một con lắc đơn chu kỳ T = 2s khi treo vào một thang máy đứng yên. Tính chu kỳ T' của con lắc khi thang máy đi lên nhanh dần đều với gia tốc 0,1m/s2. Cho g = 10m/s2.
A. 2,10s
B. 2,02s
C. 2,01s
D. 1,99s
E. 1,87S

Câu hỏi 36:
Một con lắc đơn có chu kỳ T = 2s khi đặt trong chân không. Quả lắc làm bằng một hợp kim khối lượng riêng D = 8,67g/cm3. Tính chu kỳ T' của con lắc khi đặt con lắc trong không khí; sức cản của không khí xem như không đáng kể, quả lắc chịu tác dụng của sức đẩy Archimède, khối lượng riêng của không khí là d = 1,3g/lít.
A. T' = 2,00024s
B. T' = 2,00015s
C. T' = 1,99993s
D. T' = 1,99985s
E. T' = 1,99978s

Câu hỏi 37:
Một con lắc đơn có chu kỳ T = 1s trong vùng không có điện trường, quả lắc có khối lượng m = 10g bằng kim loại mang điện tích q = 10-5C. Con lắc được đem treo trong điện trường đều giữa hai bản kim loại phẳng song song mang điện tích trái dấu , đặt thẳng đứng, hiệu điện thế giữa hai bản bằng 400V. Kích thước các bản kim loại rất lớn so với khoảng cách d = 10cm gữa chúng. Gọi α là góc hợp bởi con lắc với mặt phẳng thẳng đứng khi con lắc ở vị trí cân bằng. hãy xác định α:
A. α = 26034'
B. α = 21048'
C. α = 16042'
D. α = 11019'
E. α = 5043'

Câu hỏi 38:
Một con lắc đơn có chu kỳ T = 1s trong vùng không có điện trường, quả lắc có khối lượng m = 10g bằng kim loại mang điện tích q = 10-5C. Con lắc được đem treo trong điện trường đều giữa hai bản kim loại phẳng song song mang điện tích trái dấu , đặt thẳng đứng, hiệu điện thế giữa hai bản bằng 400V. Kích thước các bản kim loại rất lớn so với khoảng cách d = 10cm gữa chúng. Tìm chu kì co lắc khi dao động trong điện trường giữa hai bản kim loại.
A. 0,964
B. 0,928s
C. 0,631s
D. 0,580s
E. 0,646s
 
A

anh2612

Góp ý chút
Nam post vừa đủ để làm thôi chứ ...làm xonng lại post tiếp...chứ post nhiều thế này ...nhìn muốn xỉu à...:((
nhưng cũng Thank you for sharing :)

Dao động điều hoà - Sóng cơ
Câu hỏi 1:
Một chất điểm khối lượng m=0,01 kg treo ở đầu một lò xo có độ cứng k=4(N/m), dao động điều hòa quanh vị trí cân bằng. Tính chu kỳ dao động.
A. 0,624s
B. 0,314s:D
C. 0,196s
D. 0,157s
E. 0,098s

Câu hỏi 2:
Một con lắc lò xo có độ dài l = 120 cm. Người ta thay đổi độ dài của nó sao cho chu kỳ dao động mới chỉ bằng 90% chu kỳ dao động ban đầu. Tính độ dài l' mới.
A. 148,148cm
B. 133,33cm
C. 108cm
D. 97,2cm:D
E. 74,07cm

Câu hỏi 3:
Một chất điểm có khối lượng m = 10g dao động điều hòa trên đoạn thẳng dài 4cm, tần số 5Hz. Lúc t = 0, chất điểm ở vị trí cân bằng và bắt đầu đi theo hướng dương của quỹ đạo. Tìm biểu thức tọa độ của vật theo thời gian.
A. x = 2sin10πt cm:D
B. x = 2sin (10πt + π) cm
C. x = 2sin (10πt + π/2) cm
D. x = 4sin (10πt + π) cm
E. x = 4sin(5πt + π/2 ) cm

Câu hỏi 4:
Một con lắc lò xo gồm một khối cầu nhỏ gắn vào đầu một lò xo, dao động điều hòa với biên độ 3 cm dọc theo trục Ox, với chu kỳ 0,5s. Vào thời điểm t=0, khối cầu đi qua vị trí cân bằng. Hỏi khối cầu có ly độ x=+1,5cm vào thời điểm nào?
A. t = 0,042s:D
B. t = 0,176s
C. t = 0,542s
D. t = A và B đều đúng
E. A và C đều đúng

Câu hỏi 5:
Tính biên độ dao động A và pha φ của dao động tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương:
x1 = sin2t và x2 = 2,4cos2t
A. A = 2,6; cosφ = 0,385
B. A = 2,6; tgφ = 0,385:D
C. A = 2,4; tgφ = 2,40
D. A = 2,2; cosφ = 0,385
E. A = 1,7; tgφ = 2,40

Câu hỏi 6:
Một vật nặng treo vào một đầu lò xo làm cho lò xo dãn ra 0,8cm. Đầu kia treo vào một điểm cố định O. Hệ dao động điều hòa (tự do) theo phương thẳng đứng. Cho biết g = 10 m/s2 .Tìm chu kỳ dao động của hệ.
A. 1,8s
B. 0,80s
C. 0,50s
D. 0,36s
E. 0,18s:D

Câu hỏi 7:
Một đầu của lò xo được treo vào điểm cố định O, đầu kia treo một quả nặng m1 thì chu kỳ dao động là T1 = 1,2s. Khi thay quả nặng m2 vào thì chu kỳ dao động bằng T2 = 1,6s. Tính chu kỳ dao động khi treo đồng thời m1 và m2 vào lò xo.
A. T = 2,8s
B. T = 2,4s
C. T = 2,0s:D
D. T = 1,8s
E. T = 1,4s

Câu hỏi 8:
Hai lò xo R1, R2, có cùng độ dài. Một vật nặng M khối lượng m = 200g khi treo vào lò xo R1 thì dao động với chu kỳ T1 = 0,3s, khi treo vào lò xo R2 thì dao động với chu kỳ T2 = 0,4s. Nối hai lò xo đó với nhau thành một lò xo dài gấp đôi rồi treo vật nặng M vào thì M sẽ dao động với chu kỳ bao nhiêu?
A. T = 0,7s
B. T = 0,6s
C. T = 0,5s:D
D. T = 0,35s
E. T = 0,1s

Câu hỏi 9:
Hai lò xo R1, R2, có cùng độ dài. Một vật nặng M khối lượng m = 200g khi treo vào lò xo R1 thì dao động với chu kỳ T1 = 0,3s, khi treo vào lò xo R2 thì dao động với chu kỳ T2 = 0,4s. Nối hai lò xo với nhau cả hai đầu để được một lò xo cùng độ dài, rồi treo vật nặng M vào thì chu kỳ dao động của vật bằng bao nhiêu?
A. T = 0,12s
B. T = 0,24s:D
C. T = 0,36s
D. T = 0,48s
E. T = 0,60s

Câu hỏi 10:
Trong giao động điều hòa của một vật quanh vị trí cân bằng phát biểu nào sau đây ĐÚNG đối với lực đàn hồi tác dụng lên vật?
A. Có giá trị không đổi.
B. Bằng số đo khoảng cách từ vật tới vị trí cân bằng.
C. Tỷ lệ với khoảng cách từ vật đến vị trí cân bằng và hướng ra xa vị trí ấy.
D. Tỷ lệ nghịch với khoảng cách từ vật đến vị trí cân bằng và hướng ra xa vị trí ấy.
E. Tỷ lệ với khoảng cách từ vật đến vị trí cân bằng và hướng về phía vị trí ấy.:D
 
Last edited by a moderator:
A

anh2612

Câu hỏi 20:
Khi lấy ngón tay đâm nhẹ vào một bể nước, bạn thấy nước trong bể tạo nên những sóng dao động tuần hoàn. Nếu vị trí cao nhất của nước ở bên trên vị trí cân bằng là 5mm, và vị trí này xuất hiện cứ sau mỗi giây, tìm phương trình biểu diễn dao động của nước:
A. y = 5 cos (2πt + π) mm
B. y = 5 cos (2πt) mm
C. 5 sin (2πt) mm
D. 5 sin (2πt + π) m
E. Tất cả các câu trên đều đúng :D

Câu hỏi 21:
Một vật có khối lượng m = 1kg được treo vào đầu một lò xo có độ cứng k = 10 N/m, dao động với độ dời tối đa so với vị trí cân bằng là 2m. Tìm vận tốc cực đại của vật.
A. 1 m/s
B. 4,5 m/s
C. 6,3 m/s:D
D. 10 m/s
E. 20 m/s

Câu hỏi 22:
Khi một vật dao động điều hòa doc theo trục x theo phương trình x = 5 cos (2t)m, hãy xác định vào thời điểm nào thì tổng năng của vật cực đại.
A. t = 0
B. t = π/4
C. t = π/2
D. t = π
E. Tổng năng không thay đổi :D

Câu hỏi 23:
Một lò xo khi chưa treo vật gì vào thì có chhiều dài bằng 10 cm; Sau khi treo một vật có khối lượng m = 1 kg, lò xo dài 20 cm. Khối lượng lò xo xem như không đáng kể, g = 9,8 m/s2. Tìm độ cứng k của lò xo.
A. 9,8 N/m
B. 10 N/m
C. 49 N/m
D. 98 N/m :D
E. 196 N/m

Câu hỏi 24:
Treo một vật có khối lượng 1 kg vào một lò xo có độ cứng k = 98 N/m. kéo vật ra khỏi vị trí cân bằng, về phía dưới, đến vị trí x = 5 cm rồi thả ra. Tìm gia tốc cực đại của dao động điều hòa của vật.
A. 4,90 m/s2:D
B. 2,45 m/s2
C. 0,49 m/s2
D. 0,10 m/s2
E. 0,05 m/s2

Câu hỏi 25:
Một con lắc đơn dao động với li giác rất bé θ. Tính cường độ lực hồi phục khi quả nặng có khối lượng 10kg. Cho g =9,8 m/s2.
A. F = 98θ N
B. F = 98 N:D
C. F = 98θ2 N
D. F = 98sinθ N
C. F = 98cosθ N
câu nay ko chăc lăm

Câu hỏi 26:
Chuyển động tròn đều có thể xem như tổng hợp của hai giao động điều hòa: một theo phương x, và một theo phương y. Nếu bán kính quỹ đạo của chuyển động tròn đều bằng 1m, và thành phần theo y của chuyển động được cho bởi y = sin (5t), tìm dạng chuyển động của thành phần theo x.
A. x = 5cos(5t)
B. x = cos(5t + π/2):D
C. x = cos(5t)
D. x = sin(5t)
E. x = sin(5t + π)


Câu hỏi 27:
Một vật có khối lượng 5kg, chuyển động tròn đều với bán kính quỹ đạo bằng 2m, và chu kỳ bằng 10s. Phương trình nào sau đây mô tả đúng chuyển động của vật?
A. x = 2cos(πt/5); y = sin(πt/5)
B. x = 2cos(10t); y = 2sin(10t)
C. x = 2cos(πt/5); y = 2cos(πt/5 + π/2):D
D. x = 2cos(πt/5) ; y = 2cos(πt/5)
E. x + y = 2cos(πt/5)

Câu hỏi 28:
Một con lắc đơn gồm một dây treo dài 1,2m, mang một vật nặng khối lượng m = 0,2 kg, dao động ở nơi gia tố trọng lực g = 10 m/s2 . Tính chu kỳ dao động của con lắc khi biên độ nhỏ.
A. 0,7s
B. 1,5s
C. 2,1s:D
D. 2,2s
E. 2,5s

Câu hỏi 29:
Một con lắc đơn có độ dài bằng 1. Trong khoảng thời gian Δt nó thực hiện 12 dao động. Khi giảm độ dài của nó bớt 16cm, trong cùng khoảng thời gian Δt như trên, con lắc thực hiện 20 dao động. Cho biết g = 9,8 m/s2 . Tính độ dài ban đầu của con lắc.
A. 60cm
B. 50cm
C. 40cm
D. 30cm
E. 25cm:D

Câu hỏi 30:
Một con lắc đồng hồ chạy đúng trên mặt đất, có chu kỳ T = 2s. Đưa đồng hồ lên đỉnh một ngọn núi cao 800m thì trong mỗi ngày nó chạy nhanh hơn hay chậm hơn bao nhiêu? Cho biết bán kính Trái Đất R = 6400km, và con lắc được chế tạo sao cho nhiệt độ không ảnh hưởng đến chu kỳ.
A. Nhanh 10,8s
B. Chậm 10,8s:D
C. Nhanh 5,4s
D. Chậm 5,4s
E. Nhanh 2,7s

Câu hỏi 31:
Một con lắc đơn có chu kỳ T = 2,4s khi ở trên mặt đất. Hỏi chu kỳ con lắc sẽ bằng bao nhiêu khi đem lên mặt trăng, biết rằng khối lượng trái đất lớn hơn khối lượng mặt trăng 81 lần, và bán kính trái đất lớn hơn bán kính mặt trăng 3,7 lần. Xem như ảnh hưởng của nhiệt độ không đáng kể.
A. T' = 1,0s
B. T' = 2,0s
C. T' = 2,4s
D. T' = 4,8s
E. T' = 5,8s
Ai giải hộ mình bài này với ...chưa ra :(

Câu hỏi 32:
Hai con lắc đơn có chu kỳ T1 = 2,0s và T2 = 3,0s. Tính chu kỳ con lắc đơn có độ dài bằng tổng độ dài bằng tổng chiều dài hai con lắc nói trên.
A. T = 2,5s
B. T = 3,6s:D
C. T = 4,0s
D. T = 5,0s
E. T = 6,0s
 
A

anh2612

Câu hỏi 33:
Người ta đưa một con lắc đơn từ mặt đất lên một nơi có độ cao 5km. Hỏi độ dài của nó phải thay đổi thế nào để chu kỳ dao động không thay đổi.
A. l' = 0,997l
B. l' = 0,998l
C. l' = 0,999l
D. l' = 1,001l:D
E. l' = 1,002l

Câu hỏi 34:
Một đồng hồ con lắc đếm giây (T = 2s) mỗi ngày chạy nhanh 120s. Hỏi chiều dài con lắc phải được điều chỉnh như thế nào để đồng hồ chạy đúng.
A. Tăng 0,3%
B. Giảm 0,3%
C. Tăng 0,2%:D
D. Giảm 0,2%
E. Tăng 0,1%

Câu hỏi 35:
Một con lắc đơn chu kỳ T = 2s khi treo vào một thang máy đứng yên. Tính chu kỳ T' của con lắc khi thang máy đi lên nhanh dần đều với gia tốc 0,1m/s2. Cho g = 10m/s2.
A. 2,10s
B. 2,02s
C. 2,01s:D
D. 1,99s
E. 1,87S

Câu hỏi 36:
Một con lắc đơn có chu kỳ T = 2s khi đặt trong chân không. Quả lắc làm bằng một hợp kim khối lượng riêng D = 8,67g/cm3. Tính chu kỳ T' của con lắc khi đặt con lắc trong không khí; sức cản của không khí xem như không đáng kể, quả lắc chịu tác dụng của sức đẩy Archimède, khối lượng riêng của không khí là d = 1,3g/lít.
A. T' = 2,00024s:D
B. T' = 2,00015s
C. T' = 1,99993s
D. T' = 1,99985s
E. T' = 1,99978s

Câu hỏi 37:
Một con lắc đơn có chu kỳ T = 1s trong vùng không có điện trường, quả lắc có khối lượng m = 10g bằng kim loại mang điện tích q = 10-5C. Con lắc được đem treo trong điện trường đều giữa hai bản kim loại phẳng song song mang điện tích trái dấu , đặt thẳng đứng, hiệu điện thế giữa hai bản bằng 400V. Kích thước các bản kim loại rất lớn so với khoảng cách d = 10cm gữa chúng. Gọi α là góc hợp bởi con lắc với mặt phẳng thẳng đứng khi con lắc ở vị trí cân bằng. hãy xác định α:
A. α = 26034'
B. α = 21048'
C. α = 16042'
D. α = 11019'
E. α = 5043'
Câu này ko ra dc đáp số giống như trên .....mình chỉ ra 1308' thôi :(

Câu hỏi 38:
Một con lắc đơn có chu kỳ T = 1s trong vùng không có điện trường, quả lắc có khối lượng m = 10g bằng kim loại mang điện tích q = 10-5C. Con lắc được đem treo trong điện trường đều giữa hai bản kim loại phẳng song song mang điện tích trái dấu , đặt thẳng đứng, hiệu điện thế giữa hai bản bằng 400V. Kích thước các bản kim loại rất lớn so với khoảng cách d = 10cm gữa chúng. Tìm chu kì co lắc khi dao động trong điện trường giữa hai bản kim loại.
A. 0,964:D
B. 0,928s
C. 0,631s
D. 0,580s
E. 0,646s[/QUOTE]
 
Top Bottom