[Vật lý 12] 1 số câu trong tú tài số

V

vodichhocmai

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1.Một ống trụ có chiều dài 1 m. Ở một đầu ống có một pit-tông để có thể điều chỉnh chiều dài cột khí trong ống. Đặt một âm thoa dao động với tần số 660 Hz ở gần đầu hở của ống. Vận tốc âm trong không khí là 330 m/s. Để có cộng hưởng âm trong ống ta phải điều chỉnh ống đến độ dài nhỏ nhất là?


2.Xét con lắc đơn: dùng lực F kéo vật ra khỏi vị trí cân bằng sao cho dây treo hợp với phương thẳng đứng góc αo rồi buông nhẹ cho vật dao động (αo nhỏ ; bỏ qua mọi ma sát). Lực tác dụng làm con lắc dao động điều hoà là ?

3.Thời gian ngắn nhất để con lắc lò xo dao động điều hoà có thế năng bằng động năng là bao nhiêu (s)
 
T

thinhtran91

câu 1, l= m * lamda/4 , chọn m=1, ta có l =12.5cm.

câu 2: con lắc đơn dao động với biên độ nhỏ, trong quá trình dao động , trọng lực con lắc phân ra 2 thành phần Pcos anfa và Psin anfa, ngoài ra còn lực căng T, lực căng T và thành phần Pcos anfa tạo thành lực hướng tâm, thanh phần lực còn lại là Psin anfa tiếp tuyến với quỹ đạo tròn của dao động đóng vai trò là lực gây dao động.

câu 3:áp dụng bảo toàn năng lượng, khi thế năng bằng động năng :
W = 2 Wt
==> x= A/căn 2.
Xét con lắc lò xo tại VTCB, x=0 , di chuyển đến vị trí A/căn 2, đồng nghĩa với việc thực hiện quay góc quay 45 độ, áp dụng công thức omegat = fi ===> t = pi/(2*omega) , ta có T=2pi/omega ===> thời gian cần tìm là T/4
 
C

cry_cry_love

1.Một ống trụ có chiều dài 1 m. Ở một đầu ống có một pit-tông để có thể điều chỉnh chiều dài cột khí trong ống. Đặt một âm thoa dao động với tần số 660 Hz ở gần đầu hở của ống. Vận tốc âm trong không khí là 330 m/s. Để có cộng hưởng âm trong ống ta phải điều chỉnh ống đến độ dài nhỏ nhất là?


phân vân mãi câu này và có lẽ là tớ làm sai
theo trực giác của con gái thì theo tớ l=lamda/4
nhưng sự thật là tớ chọn 25 cm
theo tớ âm thoa đặt ở đầu hở mà lại xảy ra hiện tượng cộng hưởng vậy 2 đầu ống đều hở
vậy thi l= lamda/2 mới đúng
cũng chẳng biết nữa,ai giải thích giùm tơ đi =((
 
T

thinhtran91

ui ko , khi xảy ra cộng hưởng trong ống khí mà 1 đầu pittong còn 1 đầu âm thoa, thì nó tương tự như sợi day treo lơ lửng. Đầu đặt âm thoa là đầu hở ^^, vì thế mới làm lamda.4 ^^. Ko thể 2 đầu hở, vì 1 đầu đã bị pittong bịt kín rồi ^^
 
P

pqnga

cái bài 1 ấy phải la [TEX]\frac{\lambda}{2}[/TEX] chứ đáp án là 25 cm
hôm nọ tớ làm thí nghiệm phần này và ad đúng ct này đối vs dụng cụ thí nghiệm đc mô tả như ở trên mà
 
L

letrongnhat123

2.Xét con lắc đơn: dùng lực F kéo vật ra khỏi vị trí cân bằng sao cho dây treo hợp với phương thẳng đứng góc αo rồi buông nhẹ cho vật dao động (αo nhỏ ; bỏ qua mọi ma sát). Lực tác dụng làm con lắc dao động điều hoà là ?
còn câu này , ai giải thích rõ hơn đi , bạn ấy giải thích tớ ko hiểu , ai giải thích gọn mà dễ hiểu cho tớ với

Còn bài 1 ,để có cộng hưởng trong ống là sao các bạn???????????
 
T

thinhtran91

Trong bài thực hành, cậu sử dụng lamda/2 là tính khoảng cách giữa 2 điểm nút(tức là 2 điểm có cộng hưởng âm), còn điều kiện để có sóng dừng thì lại khác ^^.

@letrongnhat : cộng hưởng trong ống. Khi nhắc đến cụm từ này, ta hiểu là đang xét hiện tượng sóng dừng xảy ra với cột khí, bạn chú ý bài thực hành số 2, khi bạn gõ âm thoa, trong ống sẽ có các vị trí âm to hơn bình thường, ở các vị trí đó xảy ra cộng hưởng âm. NGười ta chứng minh đc rằng các vị trí đó là các nút sóng ^^.

Câu2: uhm, thật sự là rất khó để có thể nói rõ hơn . Bạn vẽ 1 hình vẽ trên giấy, xét con lắc đơn tại vị trí x. Sau đó bạn phân tích các lực ra. Đầu tiên là lực T nằm trên dây , có chiều hướng về đầu dây ko chứa con lắc. Tiếp đến là P, hướng vuông góc xuống mặt đất, Lúc này bạn phân tích lực P(như lớp 10 á), sẽ đc 2 thành phần :

Pcos anfa nằm trên trục Oy, và Psin anfa nằm trên trục Ox.

Dễ thấy đc,: Pcos anfa + T = F hướng tâm (lưu ý có dấu vecto nhá)
Vì 2 thành phần lực trên đều nằm trên trục hướng tâm của quỹ đạo chuyển động.
(xin đc phép nói thêm, từ đẳng thức trên bạn chiếu nó lên trục Oy và biến đổi sẽ đc công thức tính lực căng dây)

Như vậy còn lại thành phần Psin anfa, nó nằm trên trục Ox, tiếp tuyến với quỹ đạo chuyển động, và có chiều hướng vật về vị trí cân bằng, như chúng ta đã biết :
Lực hướng vật chuyển động lại VTCB đóng vai trò là lực gây dao động.=> chính nó :))
 
L

letrongnhat123

Trong bài thực hành, cậu sử dụng lamda/2 là tính khoảng cách giữa 2 điểm nút(tức là 2 điểm có cộng hưởng âm), còn điều kiện để có sóng dừng thì lại khác ^^.

@letrongnhat : cộng hưởng trong ống. Khi nhắc đến cụm từ này, ta hiểu là đang xét hiện tượng sóng dừng xảy ra với cột khí, bạn chú ý bài thực hành số 2, khi bạn gõ âm thoa, trong ống sẽ có các vị trí âm to hơn bình thường, ở các vị trí đó xảy ra cộng hưởng âm. NGười ta chứng minh đc rằng các vị trí đó là các nút sóng ^^.

Câu2: uhm, thật sự là rất khó để có thể nói rõ hơn . Bạn vẽ 1 hình vẽ trên giấy, xét con lắc đơn tại vị trí x. Sau đó bạn phân tích các lực ra. Đầu tiên là lực T nằm trên dây , có chiều hướng về đầu dây ko chứa con lắc. Tiếp đến là P, hướng vuông góc xuống mặt đất, Lúc này bạn phân tích lực P(như lớp 10 á), sẽ đc 2 thành phần :

Pcos anfa nằm trên trục Oy, và Psin anfa nằm trên trục Ox.

Dễ thấy đc,: Pcos anfa + T = F hướng tâm (lưu ý có dấu vecto nhá)
Vì 2 thành phần lực trên đều nằm trên trục hướng tâm của quỹ đạo chuyển động.
(xin đc phép nói thêm, từ đẳng thức trên bạn chiếu nó lên trục Oy và biến đổi sẽ đc công thức tính lực căng dây)

Như vậy còn lại thành phần Psin anfa, nó nằm trên trục Ox, tiếp tuyến với quỹ đạo chuyển động, và có chiều hướng vật về vị trí cân bằng, như chúng ta đã biết :
Lực hướng vật chuyển động lại VTCB đóng vai trò là lực gây dao động.=> chính nó :))


Tại mình dốt nên ko hiểu cho lắm , nhưng mình sẽ cố gắng . Cảm ơn bạn nhiều . Bạn cho mình xin cái Y.M được ko ?
 
C

cry_cry_love

Trong bài thực hành, cậu sử dụng lamda/2 là tính khoảng cách giữa 2 điểm nút(tức là 2 điểm có cộng hưởng âm), còn điều kiện để có sóng dừng thì lại khác ^^.

@letrongnhat : cộng hưởng trong ống. Khi nhắc đến cụm từ này, ta hiểu là đang xét hiện tượng sóng dừng xảy ra với cột khí, bạn chú ý bài thực hành số 2, khi bạn gõ âm thoa, trong ống sẽ có các vị trí âm to hơn bình thường, ở các vị trí đó xảy ra cộng hưởng âm. NGười ta chứng minh đc rằng các vị trí đó là các nút sóng ^^.


:))
dòng màu đỏ ý,hình như bạn viết sai :D..........................................
 
T

thinhtran91

@letrongnhat123 : YM mình là blue_sky2450. Bạn đừng nói thế, ko phải do bạn dốt gì hết á, thực sự nếu trình bày trên lý thuyết thế thì rất khó hiểu, nếu có hình vẽ thì khoảng 2 phút thôi, bạn đừng có nói thế nha, nghe mất niềm tin lắm >"<.^^. Với lại đây cũng là 1 vấn đề mà ít người chú ý nữa , ko hiểu chỗ nào bạn nói rõ , mình sẽ cố ^^.
@cry: không sai đâu, bạn xem bài thực hành đo vận tốc truyền âm của sách giáo khoa vật lý nâng cao, sẽ thấy người ta đề cập đến vấn đề này ở phần "cơ sở lý thuyết", mình cũng ko hiểu vì sao, nhưng với những cái như thế thì nên thừa nhận là hơn ^^>
 
C

cry_cry_love

sao lại vậy nhỉ,tại nơi có cộng hưởng,nơi mà âm phát ra lớn ý,chỗ đó là bụng sóng chứ?bạn nói rõ giùm tớ với
 
T

thinhtran91

cái này tớ chỉ hiểu đc là, trong cột khí khi mà vị trí 1 điểm trong côt khí thoả mãn biểu thức x = m *lamda/4 (với m là các số lẻ ) thì tại điểm đó , âm vang cực đại (cái này là từ chứng minh thực nghiệm mà ra), mà với biểu thức trên thì chỉ có các nút mới thỏa mãn (với m = 1,3,5,7....), tại cột khí lúc này là 1 đầu hở 1 đầu kín (l= m *lamda/4) .
 
T

thinhtran91

a quên, cậu chú ý vào cái hình vẽ trong sách á, do khi làm thì nghiệm này thì ta gõ âm thoa đặt ở đầu hở, nên âm truyền từ đó truyền lên, nên chọn giá trị lamda/4 (m=1) tại ngay đoạn đầu tiên, rồi cứ thế tiếp tục....
 
Q

quoc12t

phân vân mãi câu này và có lẽ là tớ làm sai
theo trực giác của con gái thì theo tớ l=lamda/4
nhưng sự thật là tớ chọn 25 cm
theo tớ âm thoa đặt ở đầu hở mà lại xảy ra hiện tượng cộng hưởng vậy 2 đầu ống đều hở
vậy thi l= lamda/2 mới đúng
cũng chẳng biết nữa,ai giải thích giùm tơ đi =((

Trực giác con gái đúng ùi:p:rolleyes:
hem bít con trai có trực giác không nữa:(:mad:

Câu 1 lamda=0.5
Cộng hưởng 1 đầu tự do l=k.lamda/4=k.0.125
thế k tìm được chìu dài
Câu 2:trọng lực và lực căng dây
Cẩu:T/4
 
Top Bottom