[Vật lý 11] Công thức ghép tụ điện

N

nguyenhungman

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mong mọi người giải thích giùm em công thức này (theo hiện tượng chứ đừng theo định luật nào đó):
- Mạch 2 tụ điện mắc song song: U = U1 = U2; Q = Q1 + Q2
- Mạch 2 tụ điện mắc nối tiếp: U = U1 + U2; Q = Q1 = Q2
Với U, U1, U2 là hiệu điện thế của bộ tụ điện, tụ điện 1, tụ điện 2
Q, Q1, Q2 là điện tích của bộ tụ điện, tụ điện 1, tụ điện 2
Cảm ơn mọi người nhiều :)
 
K

ki_su

Mong mọi người giải thích giùm em công thức này (theo hiện tượng chứ đừng theo định luật nào đó):
- Mạch 2 tụ điện mắc song song: U = U1 = U2; Q = Q1 + Q2
- Mạch 2 tụ điện mắc nối tiếp: U = U1 + U2; Q = Q1 = Q2
Với U, U1, U2 là hiệu điện thế của bộ tụ điện, tụ điện 1, tụ điện 2
Q, Q1, Q2 là điện tích của bộ tụ điện, tụ điện 1, tụ điện 2
Cảm ơn mọi người nhiều :)

Rất vui vì có một mem còn quan tâm tới hiểu biết vật lí như em.

Nếu dòng nước chảy từ nơi có thế nước cao xuống nơi có thế nước thấp. Thì dòng điện cũng chạy từ nơi có thế điện cao xuống nơi có thế điện thấp.

Ta bắt đầu so sánh:

- Hai con sông chạy song song nhau thì thế nước của chúng như nhau (vì chúng cùng độ chênh cao), và lượng nước của chúng bằng tổng lượng nước của các con sông thành phần.

- Đoạn mạch gồm hai nhánh song song, thế điện (U) của chúng như nhau, lượng điện của chúng bằng tổng lượng điện của hai nhánh thành phần (Q).


- Hai con sông nối tiếp nhau, (đoạn ở địa phương này gọi là sông A, đoạn chảy qua địa phương kia gọi là sông B) thì thế nước của con sông này bằng tổng thế nước của các đoạn sông thành phần (chảy từ A đến B, từ B đến C thì hiệu độ cao HAC = HAB + HBC). Và lượng nước của các đoạn sông là như nhau (cùng 1 dòng chảy).

- Đoạn mạch nối tiếp, thế điện (U) của toàn mạch bằng tổng thế điện của các đoạn thành phần, điện lượng của các đoạn mạch là như nhau.

Các dạng năng lượng điện, nhiệt, cơ, quang, .....đều có những tương đồng.
 
G

galaxy98adt

Rất vui vì có một mem còn quan tâm tới hiểu biết vật lí như em.

Nếu dòng nước chảy từ nơi có thế nước cao xuống nơi có thế nước thấp. Thì dòng điện cũng chạy từ nơi có thế điện cao xuống nơi có thế điện thấp.

Ta bắt đầu so sánh:

- Hai con sông chạy song song nhau thì thế nước của chúng như nhau (vì chúng cùng độ chênh cao), và lượng nước của chúng bằng tổng lượng nước của các con sông thành phần.

- Đoạn mạch gồm hai nhánh song song, thế điện (U) của chúng như nhau, lượng điện của chúng bằng tổng lượng điện của hai nhánh thành phần (Q).


- Hai con sông nối tiếp nhau, (đoạn ở địa phương này gọi là sông A, đoạn chảy qua địa phương kia gọi là sông B) thì thế nước của con sông này bằng tổng thế nước của các đoạn sông thành phần (chảy từ A đến B, từ B đến C thì hiệu độ cao HAC = HAB + HBC). Và lượng nước của các đoạn sông là như nhau (cùng 1 dòng chảy).

- Đoạn mạch nối tiếp, thế điện (U) của toàn mạch bằng tổng thế điện của các đoạn thành phần, điện lượng của các đoạn mạch là như nhau.

Các dạng năng lượng điện, nhiệt, cơ, quang, .....đều có những tương đồng.
Bạn có một liên tưởng rất thú vị!! :) Học theo cách này sẽ dễ hiểu hơn. Mình góp ý thêm là DO THỰC NGHIỆM NÊN TA CÓ NHỮNG ĐIỀU TRÊN!! =))
 
Top Bottom