[Vật lý 10] Bài tập

T

thien_than_dem

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài mình thắc mắc là bài 9* SGK trang 1, đề như sau :
Nếu lấy mốc thời gian là lúc 5 giờ 15 phút thì sau ít nhất bao lâu kim phút đuổi kịp kim giờ ?
Mình xem sách bài tập (giải) thì họ giải ra nhưng mình k thể nào hiểu nổi, họ giải như thế này :
Giữa 2 số trên mặt đồng hồ cách nhau một cung [TEX]\frac{360o}{12}= \frac{\pi }{6}[/TEX]
Tại sao 360 độ/12 lại = pi/6 vậy ? Giải thích giùm em.
Khi kim phút quay được 15 phút thì kim giờ quay được 1/4 cung ứng với :
[TEX]\frac{1}{4}.\frac{\pi }{6}=\frac{\pi }{24}[/TEX]
Vậy lúc 5h 15 phút thì kim phút nằm cách kim giờ một cung là
[TEX]s = 2 . \frac{\pi }{6}+\frac{\pi }{24} = \frac{9\pi }{24}= \frac{3\pi }{8} [/TEX]
Tại sao lại là 2 nhân với pi/6 vậy nhỉ ? 5h thì phải là 5. pi/6 chứ ?
Mỗi giây kim phút sẽ đuổi kịp kim giờ 1 cung là :
[TEX]\omega = \frac{2\pi }{3600}-\frac{2\pi }{3600.12}=\frac{11\pi }{3600.6}[/TEX]
Kí hiệu [TEX]\omega[/TEX]là gì ? Tại sao được dùng vậy nhỉ ? Lấy số
[TEX]\frac{2\pi }{3600}-\frac{2\pi }{3600.12}[/TEX] để làm gì ? Số 2pi từ đâu ra ? Giải thích giùm mình nhé.

Thời gian để kim phút đuổi kịp kim giờ là :
[TEX]t = \frac{s}{\omega }=\frac{8100}{11}= 736,36[/TEX]giây = 12 phút 16,36 giây
Công thức [TEX]t = \frac{s}{\omega }=\frac{8100}{11}[/TEX] từ đâu mà có ? số 8100 và số 11 từ đâu ra ? Câu cuối rồi, mong nhận được câu trả lời sớm nhất từ các pro lý. Xinh cảm ơn rất nhiều.
 
H

hoangnhi_95

Mình xin trả lời một số câu của bạn:
1. Góc được đo bằng 2 đơn vị: độ và radian (cũng như để đo độ dài có nhiều đơn vị như inch, mét...). Đơn vị radian thường được dùng trong vật lí, kí hiệu là rad; [tex]1 rad=\frac{180^o}{\pi}[/tex] hay [tex]\pi rad=180^o[/tex]. Như vậy ở đây là [tex]\frac{360^o}{12}=\frac{180^o}{6}=\frac{\pi}{6}(rad)[/tex]
3. Tốc độ góc, ký hiệu là [tex]\omega[/tex] là góc quay được trong một đơn vị thời gian. Đơn vị của tốc độ góc là rad/s
[tex]\omega[/tex] là một chữ cái Hi Lạp, cũng như [tex]\alpha[/tex], [tex]\\pi[/tex], [tex]\beta[/tex], [tex]\delta[/tex],... được dùng để ký hiệu cho các đại lượng vật lí.
 
H

hoangnhi_95

Mình xin trả lời các câu hỏi của bạn:
1. Góc được đo bằng 2 đơn vị: độ và radian (cũng như đo độ dài có nhiều đơn vị như inch, mét...). Đơn vị radian thường được dùng trong vật lí, kí hiệu là rad; [tex]1 rad=\frac{180^o}{\pi}[/tex] hay [tex]\pi rad=180^o[/tex]. Như vậy ở đây là [tex]\frac{360^o}{12}=\frac{180^o}{6}=\frac{\pi}{6}(rad)[/tex]
2. Tại thời điểm 5h15, kim giờ nằm ở giữa số 5 và số 6 và "cách" số 5 một góc là [tex]\frac14 .\frac{\pi}{6}=\frac{\pi}{24}[/tex] (rad). Còn kim phút thì đang chỉ vào số 3, như vậy kim phút đang "cách" số 5 một góc là [tex]2\frac{\pi}{6}[/tex] (rad). Như vậy kim hút hợp với kim giờ một góc là [tex]2\frac{\pi}{6}+\frac{\pi}{24}=\frac{3\pi}{8}[/tex] (rad)
* Kim phút quay được 1 vòng trong 60 phút, cũng có nghĩa là quay được một góc [tex]360^o=2\pi[/tex] rad trong 3600s. Như vậy tốc độ góc của kim phút là [tex]\frac{2\pi}{3600}[/tex] (rad/s), cũng có nghĩa là cứ mỗi giây kim phút quay được góc [tex]\frac{2\pi}{3600}[/tex] (rad).
* Còn kim giờ quay một vòng mất 12h, tức là quay hết một góc [tex]2\pi[/tex] rad trong 3600.12 (s). Vậy vận tốc góc của kim giờ là [tex]\frac{2\pi}{3600.12}[/tex] (rad/s), tức cứ mỗi giây kim giờ quay được góc [tex]\frac{2\pi}{3600.12}[/tex] (rad).
=> Như vậy mỗi giây kim phút đuổi kịp kim giờ 1 đoạn [tex]\frac{2\pi}{3600}-\frac{2\pi}{3600.12}[/tex] (rad)
3. Tốc độ góc, ký hiệu là [tex]\omega[/tex] là góc quay được trong một đơn vị thời gian. Đơn vị của tốc độ góc là rad/s
[tex]\omega[/tex] là một chữ cái Hi Lạp, cũng như [tex]\alpha[/tex], [tex]\pi[/tex], [tex]\beta[/tex], [tex]\delta[/tex],... được dùng để ký hiệu cho các đại lượng vật lí. Ở đây [tex]\omega[/tex] là để chỉ "tốc độ góc của kim phút so với kim giờ"
4. s ở đây là số đo của cung (cũng có nghĩa là góc). Hiển nhiên: (góc quay được) = (tốc độ góc) x (thời gian) hay [tex]s=\omega t => \omega=\frac{s}{t}[/tex]
 
Last edited by a moderator:
T

thien_than_dem

Quả là thật dễ hiểu !! Nhưng mình chỉ còn duy nhất 1 cái chưa hiểu là ở câu hỏi cuối bài, cái phân số 8100/11 mình chưa biết số 8100 từ đâu ra, số 11 từ đâu ra
 
Last edited by a moderator:
H

hoangnhi_95

Thì bạn cho [tex]t=\frac{s}{\omega}[/tex] với [tex]s=\frac{3\pi}{8}[/tex] và [tex]\omega =\frac{11\pi}{3600.6}[/tex] là ra ngay thôi !! :D
 
S

sparda9999

làm cách đó thay rad=độ cũng đc mà :)
dễ hơn nhiều
......................................................................
 
H

hoangnhi_95

Uhm, nhưng làm thế chỉ có thể tạm ổn thôi. Vì về nguyên tắc, đơn vị của vận tốc góc trong lý là rad/s, nên làm bài không bao giờ các thầy cô chấp nhận số đo độ. Hơn nữa lên lớp 12 có hẳn cả đống chương dùng đến góc radian, thôi thì cứ học trước cho quen dần là vừa. Đằng nào cũng phải dùng mà. Toán hay lý cũng vậy
 
O

o0wind0o

Bài mình thắc mắc là bài 9* SGK trang 1, đề như sau :
Nếu lấy mốc thời gian là lúc 5 giờ 15 phút thì sau ít nhất bao lâu kim phút đuổi kịp kim giờ ?
Mình xem sách bài tập (giải) thì họ giải ra nhưng mình k thể nào hiểu nổi, họ giải như thế này :

Sách giáo khoa cơ bản gì mà kì vậy ??? Mới có bài 1 mà đã tính omega...rad
 
Top Bottom