Vật lí [Vật lí] Tiết kiệm năng lượng

Tùy Phong Khởi Vũ

Học sinh gương mẫu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
8 Tháng năm 2017
1,000
2,492
349
27
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Biến đổi khí hậu, sự nóng lên của Trái Đất đang là vấn đề toàn cầu, ảnh hưởng đến sự tồn vong của nhân loại. Trong tiến trình ấy, mỗi người, mỗi gia đình chúng ta tuy bé nhỏ nhưng đều là những hạt nhân quan trọng. Sử dụng năng lượng một cách thông minh và hợp lí chính là chìa khóa để bảo vệ tương lai của chúng ta và những thế hệ sau.

He he! Mình chém gió vậy thôi chứ thực ra sau đây mình sẽ trình bày vài vấn đề mọi người dễ ngộ nhận khi sử dụng năng lượng hằng ngày.

1) Tin rằng chuyển từ sử dụng xe máy sang xe đạp điện góp phần làm giảm hiệu ứng nhà kính.

Điều này chỉ đúng 1 phần nhỏ thôi, vì 70% sản lượng điện của nước ta có nguồn gốc từ nhiệt điện (tức từ khí đốt, dầu mỏ, than đá). Nhu cầu dùng điện càng tăng thì % nhiệt điện cũng sẽ tăng theo. Do đó, chỉ có chăm đi bộ, hoặc đi xe đạp thì mới thực sự có hiệu quả thiết thực.

2) Chọn các loại bếp điện công suất thấp thay vì chọn các bếp công suất cao.

Điều này là hoàn toàn sai lầm, chọn bếp công suất thấp chỉ tổ khiến bạn mất thời gian thôi. Ví dụ như khi bạn luộc rau, năng lượng sử dụng hoàn toàn không phụ thuộc vào công suất bếp mà phụ thuộc vào lượng nước bạn dùng để luộc. Lượng nước càng ít thì càng tiết kiệm. Luộc có mấy cọng rau mà đun một nồi nước to thì rất lãng phí năng lượng.

3) Mở cửa tủ lạnh quá mạnh.

Khi không khí trong tủ lạnh đã lạnh đến nhiệt độ nhất định, máy lạnh sẽ giảm công suất để duy trì độ lạnh đó. Khi bạn mở tủ lạnh quá mạnh sẽ khiến cho lớp không khí lạnh bay hết ra ngoài, khí nóng tràn vào và tủ lạnh lại phải tăng công suất. Đó là lí do sau khi mở tủ lạnh, các bạn nghe tiếng động cơ chạy vù vù.

Vậy nên hình dung trước mình cần lấy gì trong tủ lạnh, sau đó mở hé tủ lấy ra và nhẹ nhàng đóng lại.


Còn tiếp.....!
 

Tùy Phong Khởi Vũ

Học sinh gương mẫu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
8 Tháng năm 2017
1,000
2,492
349
27
4) Vấn đề dùng nước.

Bồn nước bố trí càng cao càng tốn điện. Giả sử bồn nước bố trí ở tầng 3 (cỡ 10m), khi bơm 1m3 nước sẽ tốn cỡ 100 KJ so với bồn nước ở mặt đất. Tất nhiên, nhà cao tầng thì phải để bồn nước ở tầng cao nhất rồi, tuy nhiên chúng ta vẫn có thể tiết kiệm bằng cách hạn chế sử dụng nước tầng cao.

Những việc như giặt đồ, rửa chén bát, tưới rau không cần thiết phải dùng nước tầng cao. Một số nhà bố trí thêm bể chứa nước ở tầng 1, dùng cho những việc vừa nêu. Nước tầng cao chỉ sử dụng cho nhu cầu trên tầng cao.

Trong 1 chung cư 20 tầng, bố trí một bể chứa nước lớn ở tầng trên cùng dùng cho cả khu chung cư là 1 việc lãng phí. Thay vào đó, có thể bố trí 1 bể ở tầng 5 cung cấp nước cho các tầng 1, 2, 3, 4, bố trí 1 bể ở tầng 10 cung cấp cho các tầng 5, 6, 7, 8, 9....Như vậy sẽ tiết kiệm được một lượng điện đáng kể.
 
Top Bottom