[Vật lí 9] Trình bày phương án thực nghiệm.

C

congratulation11

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Phần này khá hay trong các đề thi HSG, thi chuyên... nhưng lại tương đối dễ.

Xa rời tính toán 1 tẹo và thêm hiểu sâu về Vật lí, hi vọng Topic sẽ đem lại những điều thú vị cho mọi người... :)

Vấn đề 1: Cho 1 bình nước miệng đủ rộng, một ống nghiệm mỏng, một thước đo chiều dài, một mẫu kim loại đủ nhỏ. Hãy trình bày phương án thực nghiệm xác định khối lượng riêng của miếng kim loại nói trên.

Biết khối lượng riêng của nước là $D_n$
 
S

saodo_3

Vấn đề 1: Cho 1 bình nước miệng đủ rộng, một ống nghiệm mỏng, một thước đo chiều dài, một mẫu kim loại đủ nhỏ. Hãy trình bày phương án thực nghiệm xác định khối lượng riêng của miếng kim loại nói trên.

Biết khối lượng riêng của nước là $D_n$

Anh mở hàng cho 1 bài.

Cần xác định khối lượng và thể tích của mẫu kim loại trên.

- Muốn xác định thể tích thì đong nước vào ống nghiệm nhỏ đến một vạch nào đó, cho mẩu kim loại vào.

- Muốn xác định khối lượng thì dùng nước để cân.

+ Cho ống nghiệm nhỏ (không chứa gì) vào trong hình nước sao cho nó thẳng đứng. Khi đó xem măt thoáng đang ngang với vạch bao nhiêu. Giả sử là vạch V1 đi.

+ Cho tiếp mẫu kim loại vào ống nghiệm, nó sẽ chìm xuống. Lúc này mặt thoáng đang ngang với vạch V2 của ống nghiệm.

Khối lượng của mẩu kim loại tương đương với khối lượng nước giữa 2 vạch (V2 - V1).D
 
C

congratulation11

Vấn đề 2: Một hộp kín với hai đầu dây ló ra ngoài, bên tong hộp có chứa 3 điện trở loại $1\Omega; \ \ 2\Omega; \ \ 3\Omega.$ Với 1 nguồn điện $2V$; 1 ampe kế thích hợp (lí tưởng) và các dây dẫn.

Bằng phương án thực nghiệm, hãy xác định sơ đồ của mạch điện trong hộp.
 
K

keh_hikari_f@yahoo.com.vn

Anh mở hàng cho 1 bài.

Cần xác định khối lượng và thể tích của mẫu kim loại trên.

- Muốn xác định thể tích thì đong nước vào ống nghiệm nhỏ đến một vạch nào đó, cho mẩu kim loại vào.

- Muốn xác định khối lượng thì dùng nước để cân.

+ Cho ống nghiệm nhỏ (không chứa gì) vào trong hình nước sao cho nó thẳng đứng. Khi đó xem măt thoáng đang ngang với vạch bao nhiêu. Giả sử là vạch V1 đi.

+ Cho tiếp mẫu kim loại vào ống nghiệm, nó sẽ chìm xuống. Lúc này mặt thoáng đang ngang với vạch V2 của ống nghiệm.

Khối lượng của mẩu kim loại tương đương với khối lượng nước giữa 2 vạch (V2 - V1).D

Đọc thấy câu cuối hơi khó hiểu. Nói thể tích mẫu kim loại bằng thể tích nước giữa hai vạch còn chấp nhận được. Sao lại ghi là khối lượng nhỉ?
 
S

saodo_3

Đọc thấy câu cuối hơi khó hiểu. Nói thể tích mẫu kim loại bằng thể tích nước giữa hai vạch còn chấp nhận được. Sao lại ghi là khối lượng nhỉ?

Bài này muốn xác định khối lượng của mẫu kim loại khó vì ta không có quả cân, chỉ đành xác định theo công thức: Khi vât nổi thì P = Fa.

Ta cho mẩu kim loại vào ống nghiệm trống rồi thả vào cốc thì nó sẽ nổi.

Lực đẩy acsimet bằng thể tích nước mà vật chiếm chỗ. Ở đây thể tích nước bị chiếm là V2 - V1.
 
K

keh_hikari_f@yahoo.com.vn

Vấn đề 2: Một hộp kín với hai đầu dây ló ra ngoài, bên tong hộp có chứa 3 điện trở loại $1\Omega; \ \ 2\Omega; \ \ 3\Omega.$ Với 1 nguồn điện $2V$; 1 ampe kế thích hợp (lí tưởng) và các dây dẫn.

Bằng phương án thực nghiệm, hãy xác định sơ đồ của mạch điện trong hộp.

Đo cường độ dòng điện trong mạch rồi biện luận:
Nếu I=1/3 (A) thì 1 nt 2 nt 3
Nếu I=2/3 (A) thì 1 nt 2
Nếu I=2/4 (A) thì 1 nt 3
Nếu I=2/5 (A) thì 2 nt 3
Nếu I=12/11 (A) thì 1//2//3
Nếu I=3 (A) thì 1//2
Nếu I=8/3 (A) thì 1//3
Nếu I=5/3 (A) thì 2//3
Nếu I=10/11 (A) thì 1 nt (2//3)
Nếu I=8/11 (A) thì 2 nt (1//3)
Nếu I=6/11 (A) thì 3 nt (1//2)

Hjx ... Bài này khó chỗ ngồi liệt kê thôi :(( May mà không thằng nào trùng nhau =]]

Lớp 9 chắc nguồn không có điện trở trong đâu há :((
 
K

keh_hikari_f@yahoo.com.vn

Bài này muốn xác định khối lượng của mẫu kim loại khó vì ta không có quả cân, chỉ đành xác định theo công thức: Khi vât nổi thì P = Fa.

Ta cho mẩu kim loại vào ống nghiệm trống rồi thả vào cốc thì nó sẽ nổi.

Lực đẩy acsimet bằng thể tích nước mà vật chiếm chỗ. Ở đây thể tích nước bị chiếm là V2 - V1.

Nói thật ngày xưa đệ ngu lý cực kỳ và phần này là phần ngu nhất =]] Giờ huynh nhắc lại đệ mới nhớ ra =]] Suy nghĩ qua suy nghĩ lại thì giờ đã hiểu ngày xưa ngu chỗ nào =]] Tuy nhiên cái chuyện đo kiểu này coi bộ nói thì dễ nhưng làm thì khó ...
1. Miếng kim loại NHỎ
2. Ống nghiệm chưa chắc gì đã rất nhẹ so với miếng kim loại
3. Công thức chỉ đúng khi vật nổi
Cuối cùng, đệ vẫn chưa hình dung cụ thể là phải đo thế nào =.=''
 
S

saodo_3

Định giải thích mà thôi, cứ vẽ ra cho nó nhanh. ;))

picture.php


Trọng lượng miếng kim loại bằng độ tăng lực đẩy acsimet.

Lực đẩy acsimet bằng trọng lượng phần nước mà vật chiếm chỗ.

Dựa trên 2 nguyên lí đó đệ tự nghĩ đê.
 
Last edited by a moderator:
K

keh_hikari_f@yahoo.com.vn

Định giải thích mà thôi, cứ vẽ ra cho nó nhanh. ;))

picture.php


Trọng lượng miếng kim loại bằng độ tăng lực đẩy acsimet.

Lực đẩy acsimet bằng trọng lượng phần nước mà vật chiếm chỗ.

Dựa trên 2 nguyên lí đó đệ tự nghĩ đê.

Ồ! Trực quan sinh động thế này thì tốt thật ;)) Dễ hiểu =]] Và đệ đã ngộ ra =]] Cứ như được khai sáng vậy ;))
Vấn đề là đo không dễ đâu =]] Cố định cái ống đứng yên để đo cũng khổ =]]
Với lại đề đâu có cho cái thao nước bị chà bá thế ;))
Hỏi người ta đề xem đáp án thế nào ;))
 
S

saodo_3

Ồ! Trực quan sinh động thế này thì tốt thật ;)) Dễ hiểu =]] Và đệ đã ngộ ra =]] Cứ như được khai sáng vậy ;))
Vấn đề là đo không dễ đâu =]] Cố định cái ống đứng yên để đo cũng khổ =]]
Với lại đề đâu có cho cái thao nước bị chà bá thế ;))
Hỏi người ta đề xem đáp án thế nào ;))

Nếu đệ muốn ống thẳng đứng thì đơn giản thôi, ta rót thêm một lượng nước nhất định vào trong ống nghiệm sao cho ống nghiệm không bị chìm, khi ấy đảm bảo nó sẽ đứng thẳng.

Đo chênh lệch mực nước trong và ngoài.

picture.php
 
C

congratulation11

Đo cường độ dòng điện trong mạch rồi biện luận:
Nếu I=1/3 (A) thì 1 nt 2 nt 3
Nếu I=2/3 (A) thì 1 nt 2
Nếu I=2/4 (A) thì 1 nt 3
Nếu I=2/5 (A) thì 2 nt 3
Nếu I=12/11 (A) thì 1//2//3
Nếu I=3 (A) thì 1//2
Nếu I=8/3 (A) thì 1//3
Nếu I=5/3 (A) thì 2//3
Nếu I=10/11 (A) thì 1 nt (2//3)
Nếu I=8/11 (A) thì 2 nt (1//3)
Nếu I=6/11 (A) thì 3 nt (1//2)

Hjx ... Bài này khó chỗ ngồi liệt kê thôi :(( May mà không thằng nào trùng nhau =]]

Lớp 9 chắc nguồn không có điện trở trong đâu há :((

Nếu Tìm các cách mắc rồi tính $R_{td}$ thì sẽ gọn hơn.

Theo đáp án thì có 8 cách (sơ đồ có 3 điện trở), tuy vậy nếu đề cho vậy thì 13 cách cũng không sai... Dù sao thì bài làm vẫn thiếu 3 th nữa: 1 //(2 nt 3); 2 // (1 nt 3); 3 // (1 nt 2)
-------------
Bài 1 còn cách nào khác không??? Bài của saodo đúng rồi!
 
Last edited by a moderator:
C

congratulation11

Vấn dề 3: Trình bày phương án xác định nhiệt dung riêng của 1 chất lỏng A.

Cho dụng cụ: 1 nhiệt lượng kế có nhiệt dung riêng $C_k$, nước có nhiệt dung riêng $C_n$, 1 nhiệt kế, 1 cân Robecvan không có bộ quả cân, hai chiếc cốc giống hệt nhau (dung tích phù hợp), bình đun và bếp đun...
 
T

theanvenger

Cân Robecvan là gì hả chị? Em đoán là bài nay cho vô cốc rồi cân để có 2 m bằng nhau, đem đi đun rồi dùng nhiệt kế để tìm nhiệt độ sau đun của nước và A (nhiệt độ của nước và A phải khác nhau). Sau đó, cho A vào nước ở đâu cũng được (trừ cái nhiệt lượng kế) thì ta có phương trình triệt tiêu m tìm được t độ bằng nhiệt kế suy ra $C_A$
Yeah không cần dùng nhiệt lượng kế!
Nhân tiện có bài điện cho mọi người:
Cho hai hộp đen kín, biết 1 hộp đựng bóng đèn pin, một hộp đựng điện trở. Tìm xem hộp nào đựng cái nào, cho 2 mili ampe kế, 1 mili vôn kế, một nguồn U. Biết đèn có khả năng chịu được cường độ dòng điện lớn ngang điện trở.
 
S

saodo_3

Nhân tiện có bài điện cho mọi người:
Cho hai hộp đen kín, biết 1 hộp đựng bóng đèn pin, một hộp đựng điện trở. Tìm xem hộp nào đựng cái nào, cho 2 mili ampe kế, 1 mili vôn kế, một nguồn U. Biết đèn có khả năng chịu được cường độ dòng điện lớn ngang điện trở.

Lắp vonke và ampe kế vào để theo dõi giá trị điện trở theo thời gian.

Hộp nào có tốc độ tăng điện trở nhanh hơn thì hộp đó chứ 1 bóng đèn, vì khi bị đốt nóng, dây tóc bóng đèn phát nhiệt nhiều hơn điện trở.

(Nghĩ vậy).
 
C

congratulation11

Lắp vonke và ampe kế vào để theo dõi giá trị điện trở theo thời gian.

Hộp nào có tốc độ tăng điện trở nhanh hơn thì hộp đó chứ 1 bóng đèn, vì khi bị đốt nóng, dây tóc bóng đèn phát nhiệt nhiều hơn điện trở.

(Nghĩ vậy).

Cách này có vẻ chưa được.!

Nếu đúng hơn thì đề ra cần cho thêm cái biến trở.

Đại khái ta cần nghiên cứu sự phụ thuộc của cường độ dòng điện qua mỗi hộp vào hiệu điện thế 2 đầu hộp. (Ứng với mỗi giá trị của biến trở).

Vẽ đồ thị và ta sẽ nhận được ngay. (OIU)

- Đường biểu diễn của điện trở sẽ là 1 đường thẳng.

- Đường biểu diễn của bóng đèn sẽ là 1 đường cong, vì sự phụ thuộc của điện trở vào nhiệt độ.

-------------
*-* Theavenger: Phương án của em đúng rồi, chắc hình dung cân Robecvan thế nào rồi chứ!
 
Last edited by a moderator:
C

congratulation11

Vấn đề 5

Cho một nguồn điện, 1 ampe kế, 1 vôn kế, 1 điện trở có giá trị chưa biết và các dây nối.
Làm thế nào để đo được giá trị của điện trở với độ chính xác cao nhất???

Trình bày phương án và vẽ các mạch điện tương ứng.
 
N

nguyentranminhhb

Để đo điện trở R ta dùng Ampe kế đo dòng điện I và vônkế đo điện áp U
Gọi $R_V$ là điện trở gây sai số cua ampe kế và vôn kế.
Ta có: $R= \frac{1}{\frac{I}{U}-\frac{1}{R_V}}$
 
S

saodo_3

Thế xác định cái $R_v$ bằng c ách nào??? :-/

Nối Ampe kế nối tiếp điện trở, Von kế song song ampe kế.

Do Rv rất lớn so với Ra nên Ra lúc đó có thể coi bằng Uv/ Ia.


Mắc Ampe kế nối tiếp von kế. Vì Ra không đáng kể so với Rv nên khi đó Rv có thể coi bằng Uv/ Ia.

Giờ mắc R song song với Von kế và nối tiếp Ampe kế.
 
Top Bottom