[Vật lí 9] Tổng hợp những bài tập hay.

S

saovang_6

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

- Rảnh rỗi không biết làm gì nên thôi, up lên vài bài cho mọi người tham khảo. Post từng bài, nếu có người giải đúng thì sẽ post tiếp.

1) Một bình hình trụ chứa nước tới độ cao 15 cm. Khi thả một cái cốc nhỏ bằng đồng thau nổi trong bình thì mực nước dâng thêm 2,1 cm. Mực nước trong bình là bao nhiêu nếu cốc chìm hẳn trong bình?

Cho trọng lượng riêng của nước [TEX]d_n = 10000 N/m^3[/TEX] và của đồng [TEX]d_d = 84000 N/m^3[/TEX].
 
O

oggyz2

Bài này em không chắc , nếu sai mong anh sửa giùm em vì em rất kém môn này.
Bài 1:
Gọi thể tích cái cốc nhỏ chiếm chỗ trong bình nước khi nổi là $V_{1}$, thể tích cái cốc là $V_{2}$.
Áp dụng định lý Ác-si-mét, ta có :
$V_{1}.10000=V_{2}.84000$
$(=)$ $\frac{V_{1}}{V_{2}}=\frac{84000}{10000}=\frac{42}{5}$
Mà khi cái cốc nổi thì mực nước dâng thêm 2,1 cm, nên khi cái cốc chìm hẳn thì mực nước dâng lên trong bình sẽ là:
$2,1:\frac{42}{5}=0,25 (cm)$

P.S: em nghĩ em sai vì em không dùng gì đến độ cao của bình .
 
S

songtu009

Thực tình thì.....em quá bá đạo. Cách làm thì không chặt chẽ rõ ràng nhưng kết quả lại ra đúng #-o

Em có thể lí giải tại sao khi cốc chìm thì mực nước dâng lên tính theo công thức đó không?
 
S

saovang_6

Bài này em không chắc , nếu sai mong anh sửa giùm em vì em rất kém môn này.
Bài 1:
Gọi thể tích cái cốc nhỏ chiếm chỗ trong bình nước khi nổi là $V_{1}$, thể tích cái cốc là $V_{2}$.
Áp dụng định lý Ác-si-mét, ta có :
$V_{1}.10000=V_{2}.84000$
$(=)$ $\frac{V_{1}}{V_{2}}=\frac{84000}{10000}=\frac{42}{5}$
Mà khi cái cốc nổi thì mực nước dâng thêm 2,1 cm, nên khi cái cốc chìm hẳn thì mực nước dâng lên trong bình sẽ là:
$2,1:\frac{42}{5}=0,25 (cm)$
.

Cách làm của em đúng rồi đó. Nhưng em có thể giải thích công thức [TEX]2,1\frac{42}{5}[/TEX] đó không?

À, cái 15 cm đó là để tính mực nước. Mực nước khác với độ dâng của nước. Đáp án sẽ là 15,25 cm.
 
S

saovang_6

Bài 2. Một cậu bé lên núi với vận tốc 1m/s. Khi còn cách đỉnh núi một đoạn 100m, cậu thả 1 con chó và nó bắt đầu chạy đi chạy lại giữa cậu và đỉnh núi. Con chó chạy lên núi với vận tốc 3m/s và chạy xuống với vận tốc 5 m/s. Hỏi khi cậu bé lên tới đỉnh núi thì con chó đi được quãng đường bao nhiêu?
 
T

tranlinh98

_Gọi vận tốc cậu bé là v, vận tốc con chó chạy lên là [TEX]\mathrm{v_1}[/TEX], chạy xuống là [TEX]\mathrm{v_2}[/TEX]
_Khoảng cách từ chỗ con chó gặp cậu bé đến đỉnh núi là s, thời gian giữa 2 lần gặp nhau liên tiếp là t.
_Thời gian con chó chạy từ chỗ gặp cậu bé đến đỉnh núi là [TEX]\mathrm{\frac{s}{v_1}}[/TEX], thời gian con chó chạy từ đỉnh núi lại chỗ cậu bé là [TEX]\mathrm{t-\frac{s}{v_1}}[/TEX]
_Quãng đường con chó chạy từ đỉnh đến gặp cậu bé lần 2 là [TEX]\mathrm{v_2(t-\frac{s}{v_1})}[/TEX]

_Quãng đường cậu bé đi thời gian t là v.t nên:[TEX]\mathrm{s=vt +v_2(t-\frac{s}{v_1})} [/TEX] [TEX]\Rightarrow \mathrm{t=\frac{s(1+\frac{v_2}{v_1})}{v+v_2}} [/TEX]

_Quãng đường con chó chạy lên và xuống trong thời gian t là: [TEX]\mathrm{S_c= s+v_2(t-\frac{s}{v_1})} [/TEX]
_Thay t vừa tính được trên vào ta có: [TEX]\mathrm{S_c=s\frac{2v_1v_2-v(v_2-v_1)}{v_1(v+v_2)}}[/TEX]

_Quãng đường cậu bé đi trong thời gian t là: [TEX]\mathrm{S_b={s\frac{v(v_1+v_2)}{v_1(v+v_2)}}} [/TEX]
_Từ đó ta được [TEX]\mathrm{S_c=\frac{7}{2}S_b =350 (m) }[/TEX]
 
S

saovang_6

Cũng là một cách giải hay. Nhưng vẫn còn một cách giải khác ngắn hơn cho bài này.

Gọi tổng quãng đường đi lên của con chó là S, tổng quãng đường đi xuống là S'. Tổng quãng đường đi lên sẽ lớn hơn tổng quãng đường đi xuống 100m.

Tổng thời gian đi lên và tổng thời gian đi xuống bằng thời gian người đi.

Ta lập phương trình [TEX]\frac{S + 100}{3} + \frac{S}{5} = \frac{100}{1}[/TEX]

Tính được [TEX]S[/TEX] và [TEX]S'[/TEX].

Nếu ai muốn phiêu hơn thì có thể giải cách khác. Nói chung có nhiều.




Bài 3.

Tại tháp chuông của một ngôi chùa cứ cách 1s thì gõ 1 tiếng. Với một thước dây, làm sao để xác định được vận tốc âm thanh?
 
Top Bottom