[Vật lí 9] khoa học

G

giotbuonkhongten

- Mặt biển đóng vai trò như một cái gương khổng lồ và vì vậy màu xanh này thực chất là màu xanh của bầu trời vậy (Tất nhiên loại trừ đi các yếu tố màu sắc mà do ô nhiễm gây ra, hoặc nguyên nhân khác). Như vậy màu của nước biển phụ thuộc khá nhiều vào màu của bầu trời.
- Hai là, màu xanh nước biển mà chúng ta gọi kia còn được quyết định bởi độ sâu và sự phối hợp màu của nền đáy biển. Cụ thể là ở nơi biển càng cạn thì màu xanh càng lợt và càng sâu thì màu xanh càng đậm.
- Màu sắc thị giác chúng ta cảm nhận là do quá trình hấp thụ bức xạ mặt trời của vật nhìn. Trong ánh sáng trắng của bức xạ mặt trời ( bước sóng 400-700) là tổng hợp của nhiều sắc cầu vồng . Nước biển hấp thu mạnh các tia vùng vàng- >đỏ , tùy theo độ nông cạn , trong đục của nước biển mà màu sắc nước biển thay đổi từ nhạt đến sẫm.
Nguồn yahoo.com
p/s mà câu này bên lý thì có vẻ đúng hơn nhỉ :D
 
T

trieu_bg

- Mặt biển đóng vai trò như một cái gương khổng lồ và vì vậy màu xanh này thực chất là màu xanh của bầu trời
 
T

thienxung759

Tại sao biển có màu xanh?|-)
Ánh sáng mặt trời bao gồm 7 màu chính từ tím đến đỏ.
Ánh sáng màu tím có bước sóng ngắn nhất, rồi đến chàm, lam, lục,...... Ánh sáng đỏ có bước sóng dài nhất.
Khi ánh sáng trắng của mặt trời chiếu xuống biển, các tia bức xạ có bước sóng ngắn bị giữ lại, đầu tiên là tia tím, sâu hơn chút sẽ là tia lam, xuống sâu hơn một chút, tia lục, đến cam, vàng.....cuối cùng là ánh sáng đỏ. Xuống đến một độ sâu nhất định, ánh sáng đỏ cũng bị hấp thụ, vì vậy mà dưới đáy biển thường rất tối.

Ưm...trên bề mặt thì tia tím, tia chàm, tia lam bị giữ lại.....vì vậy mà ta thấy nước biển có màu xanh.
Nói chung, cũng như giotbuonkhongten đã nói, còn tùy thuộc vào độ sâu, tính chất của nước biển, và hơn nữa là tia bức xạ của mặt trời.

Ánh sáng mặt trời vào buổi sáng và chiều chứa nhiều tia đỏ, vào buổi trưa chứa nhiều tia lam, chàm, tím.....vì vậy mà màu sắc của nước biển cũng thay đổi theo.

Ban trưa, biển thường xanh hơn.
 
Top Bottom