Câu a chắc em tự làm đi.
Anh chỉ nói câu b với câu c thôi.
Nếu làm được câu c thì sẽ làm được câu b.
Vậy nên anh chỉ nói câu c thôi.
Mà làm được câu a thì em chỉ cần cố gắng một chút nữa sẽ làm được câu c thôi.
Vậy nên em tự làm đi.
Thôi không vòng vo nữa. Mạch này là mạch (R2 // RAC) nt (R3 // R CB) nt R1
Số chỉ ampe kế chính là [TEX]I_A = | I_{AC} - I_AB|[/TEX]
Ta xem như ampe kế là một điện trở có giá trị bằng 0, mạch này là mạch cầu. Số chỉ ampe kế nhỏ nhất khi nó bằng 0. Khi đó mạch cầu này cân bằng. [TEX]R_{AC}.R_3 = R_{CB}.R_1[/TEX]
Câu c.
Như đã viết ở trên, [TEX]I_A = | I_{AC} - I_AB|[/TEX].
Dựa vào quan hệ điện thế trong mạch song song, có thể dễ dàng chứng minh được các công thức sau:
[TEX]I_{AC} = \frac{R_2}{R_2 + R_{AC}}I_{mc}[/TEX]
[TEX]I_{CB} = \frac{R_3}{R_3 + R_{CB}}I_{mc}[/TEX]
Em viết công thức của [TEX]I_{mc}[/TEX] ra rồi thay vào hai công thức trên.
Nói chung cách này chặt chẽ, nhưng phải biện luận dài, nếu tính ra, em sẽ thấy số chỉ của Ampe kế là hàm bậc 2 đối với AC. Giá trị cực tiểu là giá trị tìm được ở câu b. Giá trị cực đại sẽ là 1 trong 2 giá trị nằm ở biên.
Nghĩa là số chỉ ampe kế cực đại khi C trùng A hoặc trùng B.
Nếu C trùng A thì bỏ điện trở 2 ra khỏi mạch. IA = I3.
Nếu C trùng B thì bỏ điện trở 3 ra khỏi mạch, IA = I2.
Tính xem 2 trường hợp, trường hợp nào lớn hơn thì lấy.