[Vật lí 9] Dành cho các bạn muốn thi chuyên lí.

P

physics123

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chúng ta, những ai vào trong box lí này thì đều muốn thi chuyên vật lí cả, vì vậy, mình lập ra topic này để cho mọi người cùng vào đây thảo luận, trao đổi kiến thức, giúp đỡ nhau. Mỗi tuần mình sẽ post lên một đề thi vào các trường chuyên để mọi người cùng vào đây thảo luận với nhau và cùng giải đề. Hi vọng là topic này sẽ không bị ê sắc ế.
Lưu ý trước, những đề mình lấy có rất nhiều ở trên mạng, vì vậy nên hi vọng là các bạn không nhìn đáp án rồi gửi vào, như thế thì cũng không được ích lợi gì.Nếu không biết thì có thể tham khảo bài của các bạn khác gửi lên. Học thầy không tày học bạn
Mình sẽ gửi luôn một đề thi chuyên Lam Sơn của tỉnh Thanh Hóa năm 2009-2010 luôn, mọi người tham khảo rồi giải cùng nhé

Câu 1: (1,5 điểm) Một máy biến thế đang hoạt động ở chế độ hạ thế. Hiệu điện thế của nguồn là U1 không đổi. Ban đầu, các cuộn sơ cấp và thứ cấp có số vòng dây là N1 và N2. Người ta giảm bớt cùng một số vòng dây n ở cả hai cuộn (n<N1; N2). Hỏi hiệu điện thế ở cuộn thứ cấp sẽ tăng hay giảm so với lúc đầu?
Câu2 (2,0điểm): Một thiết bị kỹ thuật điện gồm một ống kim loại có dạng hình trụ được nối với đoạn dây dẫn EF bên ngoài, điểm F tiếp với đất, ống bị thắt ở đoạn BC. Một hạt điện tích dương q chuyển động dọc theo trục của ống theo chiều mũi tên (hình vẽ1).
a) Quá trình chuyển động của hạt điện tích q qua ống diễn ra như thế nào? Tại sao?
b) Xác định chiều dòng điện chạy trong đoạn dây EF khi điện tích q chạy qua ống.
Câu3 (1,5điểm): Một thí nghiệm điện từ gồm một nam châm thẳng được nối vào sợi dây bền, mảnh, đầu O cố định. Nam châm dao động tự do không ma sát trong một mặt phẳng thẳng đứng, phía dưới điểm thấp nhất C có đặt ống dây kín L (hình vẽ 2). Khi nam châm dao động từ vị trí A đến vị trí B và ngược lại quanh vị trí C thì chiều dòng điện xuất hiện trong ống dây L như thế nào?
Câu4 (2,0điểm): Thấu kính hội tụ có các tiêu điểm F và F’. Đặt một vật phẳng nhỏ AB vuông góc với trục chính của thấu kính sao cho điểm A nằm trên trục chính và cách quang tâm thấu kính một khoảng OA= a, qua thấu kính cho ảnh của AB cao gấp ba lần AB.
a) Dùng cách vẽ đường đi của các tia sáng qua thấu kính, hãy xác định những vị trí có thể đặt vật AB để thỏa mãn điều kiện của bài toán, từ đó hãy dựng vật và dựng ảnh tương ứng với nó.
b) Bằng các phép tính hình học, hãy tính khoảng cách a; cho biết tiêu cự của thấu kính f = 12cm.
Câu5 (3,0 điểm): Cho mạch điện như hình vẽ 3:
R1 = 45Ω ; R2 = 90Ω ; R3 = 15Ω; R4 là một điện trở thay đổi được. Hiệu điện thế UAB không đổi; bỏ qua điện trở của ampe kế và của khóa k.
a) Khóa k mở, điều chỉnh R4 = 24Ω thì ampe kế chỉ 0,9A. Hãy tính hiệu điện thế UAB.
b) Điều chỉnh R4 đến một giá trị sao cho dù đóng hay mở khóa k thì số chỉ của ampe kế vẫn không đổi. Xác định giá trị R4 lúc này.
c) Với giá trị R4 vừa tính được ở câu b, hãy tính số chỉ của ampe kế và cường độ dòng điện qua khóa k khi k đóng.

Đây là hình của bài 2, bài 3 và bài 5:
Bài 2:
picture.php

Bài 3:
picture.php

Bài 5:
picture.php


~~~không dùng màu đỏ trong bài
 
Last edited by a moderator:
H

hongtrang.2011

Câu 1: (1,5 điểm) Một máy biến thế đang hoạt động ở chế độ hạ thế. Hiệu điện thế của nguồn là U1 không đổi. Ban đầu, các cuộn sơ cấp và thứ cấp có số vòng dây là N1 và N2. Người ta giảm bớt cùng một số vòng dây n ở cả hai cuộn (n<N1; N2). Hỏi hiệu điện thế ở cuộn thứ cấp sẽ tăng hay giảm so với lúc đầu?


Giải 1 bài trước nha!

Máy hạ thế có [TEX]N_2 < N_1[/TEX], ban đầu ta có:
[TEX]\frac{U_2}{U_1}={\frac{N_2}{N_1} => U_2={\frac{ N_2}{N_1}{U_1} (1) [/TEX]

Sau khi giảm bớt cùng số vòng dây n ở cả hai cuộn dây:

[TEX]\frac {U'_2}{U_1}={\frac{N_2-n}{N_1-n} => U'_2= {\frac {N_2-n}{N_1-n}{U_1} (2) [/TEX]

Từ (1) và (2) ta được:

[TEX]\frac{U'_2}{U_2}={( \frac{N_2-n}{N_1-n})\frac{N_1}{N_2}={\frac {N_1N_2-nN_1}{N_1N_2-nN_2} => {\frac{U'_2}{U_2}={\frac{1-\frac{n}{N_2}}{1-\frac{n}{N_1}}[/TEX]

Vì N2< N1 nên: [TEX] \frac{n}{N_2}>\frac{n}{N_1}=>1-\frac{n}{N_2}<1-\frac{n}{N_1}[/TEX]
[TEX]=>\frac{U'_2}{U_2} < 1 =>[/TEX] hiệu điện thế trên cuộn thứ cấp giảm so với lúc đầu.

Chấm hết bài: phù, xong rồi :D
 
P

padawan1997

B4: thấu kính hội tụ có các tiêu điểm F và F' đã biết. Đặt 1 vật phẳg nhỏ AB vuông góc với trục chính của thấu kính sao cho điểm A nằm trên trục chính và cách quang tâm thấu kính một khoảng OA = a, qua thấu kính cho ảnh của AB cao gấp 3 lần AB.
a) Dùng cách vẽ đườg đi của các tia sáng qua thấu kính, hãy xác định nhữg vị trí có thể đặt vật AB để thỏa mãn đkiện của bài toán, từ đó hãy dựng vật và dựng ảnh tương ứng với nó
b) Bằng các phép tính hình học, hãy tính khoảng cách a, cho biết tiêu cự của thấu kính f = 12cm.


a/ vì ảnh thu được lớn gấp 3 lần vật nên thấu kính là thấu kính hội tụ
- có hai trường hợp xảy ra :
1/ cho ảnh ảo ( vật nằm trong tiêu cự (a<f))
2/ cho ảnh thật ( vật nằm ngoài tiêu cự (a> f))

-cách vẽ ;
+ ta dựng trục chính
+ vẽ vật và dựng ảnh của vật phù hợp với từng trường hợp (sao cho a'=3a)
+ta nối B và B' cắt trục chính tại O
+dựng thấu kính đi qua O và vuông góc với trục chính
+ từ B vẽ tia tới BI song song trục chính
+nối IB' ta được ảnh của AB qua thấu kính
+IB' căt thấu kính tại F' OF' (là tiêu cự) = f
+lấy F đối xứng với F' qua thấu kính ta đc OF (là tiêu cự )= f
tính a
khi A'B' là ảnh thật ta có
(1)
khi A'B' là ảnh ảo ta có
(2)
từ (1) và (2) suy ra


a' = 24 cm
thay a' =24 cm vào 1
ta đc
a=24 cm
p/s
phần toán tính a mình giải đại hình như sai rồi
Tính FA1 = cách cm tam giác đồng dạng
FA1= 4 => OA1= 12+4=16
Cm ttự, FA2=4 =>OA2= 8
Mình tính lại ra kq trên :)

dùng cặp tam giác đòng dạng tính là đúng
khi tính ra kết quả mình biết là sai oài
vì mình áp dụng thẳng công thức mà trong trường hợp này không thể áp dụng nên sai
mà nhác sửa lắm
mình ngán mấy cái đồng dạng tới cổ lun

Chắc là do bạn áp dụng nhầm công thức khi ảnh cho rõ nét trên màn thôi. Bài này mà phải tính delta thì khác j dùng dao mổ trâu để giết gà :)
 
Last edited by a moderator:
P

pety_ngu

các bạn xem tại đây nha
mình coppy qua mà công thức latễ nó không theo qua nên các bạn chịu khó xem bài giải ở cái link mình gửi
tk

dùng cặp tam giác đòng dạng tính là đúng
khi tính ra kết quả mình biết là sai oài
vì mình áp dụng thẳng công thức mà trong trường hợp này không thể áp dụng nên sai
mà nhác sửa lắm
mình ngán mấy cái đồng dạng tới cổ lun

mình âp dụng công thức dành cho thấu kính khi cho ảnh ảo và anh thật của thấu kính hội tụ ấy
 

Attachments

  • ảnh ảo.jpg
    ảnh ảo.jpg
    9.7 KB · Đọc: 0
  • thấu kính.jpg
    thấu kính.jpg
    7.6 KB · Đọc: 0
Last edited by a moderator:
V

vuhanhtc

các bạn chứng minh giúp mình công thức 1/f=1/d+1/d' và AB/A'B'=d/d' ( liên quan đến bài thấu kính hội tụ) được không, không hiểu sao không thấy thầy giáo mình nhắc gì đến mấy công thức này... thank nhìu...
 
A

angelanddemon_1997

ừ thì bạn vẽ hình ra, xét hai cặp tam giác đồng đạng là ok ngay mà
 
V

vuhanhtc

mình thử rùi nhưng chẳng chứng minh được gì cả xét tam giác đồng dạng thì làm thế nào ra phân số có tử =1 , với lại lập luận thế nào để chứng minh công thức AB/A'B'=trị tuyệt đối d/d'. Biết tia tới song song với trục chính của B cắt thấu kính tại H , các bạn làm ơn trình bày giúp mình nha(ko phải vẽ hình đâu) .... thank các bạn nhìu....giúp mình trước sáng mai nha....
 
Last edited by a moderator:
H

huutrang93

mình thử rùi nhưng chẳng chứng minh được gì cả xét tam giác đồng dạng thì làm thế nào ra phân số có tử =1 , với lại lập luận thế nào để chứng minh công thức AB/A'B'=trị tuyệt đối d/d'. Biết tia tới song song với trục chính của B cắt thấu kính tại H , các bạn làm ơn trình bày giúp mình nha(ko phải vẽ hình đâu) .... thank các bạn nhìu....giúp mình trước sáng mai nha....

Spam chút

Cái hệ thức đó, nếu nhân chéo lên, ta được

[TEX]d.d'=d.f+d'.f \Leftrightarrow d(d'-f)=d'.f hoac d'(d-f)=df[/TEX]
 
V

vuhanhtc

vậy là sao e tưởng phải chứng minh bằng tam giác đồng dạng chứ mấy anh chị nói rõ hơn được không
 
V

vuhanhtc

thank các bạn và các anh chị nha....phù..ù..ù... cuối cùng thì cũng làm được rùi...
 
Top Bottom