[Vật lí 9] Chìm xuống đại dương.

H

halloween389

Một xác chết, một con tàu, một thiết bị......khi chìm xuống biển thì chìm xuống tận đáy hay là chỉ chìm đến một độ sâu nhất định rồi lơ lửng?

mình nghĩ là vật chìm tới 1 độ sâu nhất định rồi lơ lửng.do khi càng xuống sâu áp suất trong lòng chât lỏng càng lớn.lực đẩy acsimet càng lớn do g lớn.F=DVg
\Rightarrowđến 1 độ sâu nhất định thì lực đẩy acsimet sẽ bằng với trọng lực p=mg.khi đó vật sẽ lơ lửng ở đó.
 
N

nkjhkfd

mình nghĩ khi đã chìm xuống thì trọng lực chính là lực ấn con tàu xuống mà khi đó lưc đấy không đổi hay lực tác dụng xuống không đổi thì sẽ chìm xuống tận đáy
còn xác chết thì chìm đến một độ sâu nhất định thì sẽ bị lực đẩy acsimet đẩy lên vì khi chìm càng sâu thì Fa càng lớn , khi Fa > Pxac,chết thì xác nổi lên
Chắc sai T.T
 
Last edited by a moderator:
H

huutrang1993

mình nghĩ là vật chìm tới 1 độ sâu nhất định rồi lơ lửng.do khi càng xuống sâu áp suất trong lòng chât lỏng càng lớn.lực đẩy acsimet càng lớn do g lớn.F=DVg
\Rightarrowđến 1 độ sâu nhất định thì lực đẩy acsimet sẽ bằng với trọng lực p=mg.khi đó vật sẽ lơ lửng ở đó.
Vậy theo ý bạn, gia tốc trọng trường thay đổi theo độ sâu phải không :D

mình nghĩ khi đã chìm xuống thì trọng lực chính là lực ấn con tàu xuống mà khi đó lưc đấy không đổi hay lực tác dụng xuống không đổi thì sẽ chìm xuống tận đáy
còn xác chết thì chìm đến một độ sâu nhất định thì sẽ bị lực đẩy acsimet đẩy lên vì khi chìm càng sâu thì Fa càng lớn , khi Fa > Pxac,chết thì xác nổi lên
Chắc sai T.T

vậy theo ý bạn, trường hợp con tàu thì không có lực đẩy Ac còn con người thì có phải không? vậy có 2 trường hợp xảy ra, hoặc con tàu thể tích bằng 0 hoặc trọng lượng riêng của nước bằng 0 :D

Trên lí thuyết, con tàu sẽ chìm xuống tận đáy do nếu toàn bộ tàu đã chìm xuống nước thì dù chìm sâu bao nhiêu nữa, thể tích nước mà tàu chiếm chỗ cũng sẽ không đổi, do đó lực đẩy Acsimet không đổi

Nhưng trên thực tế, 1 số trường hợp tàu không chìm được xuống đáy do càng xuống sâu thì mật độ vật chất nước càng lớn, tức là trọng lượng riêng nước càng lớn nên lực đẩy Ácimet cũng sẽ tăng theo
 
S

songtu009

Nhưng trên thực tế, 1 số trường hợp tàu không chìm được xuống đáy do càng xuống sâu thì mật độ vật chất nước càng lớn, tức là trọng lượng riêng nước càng lớn nên lực đẩy Ácimet cũng sẽ tăng theo
"Thực tế" ấy thực ra chỉ là phỏng đoán của một số người thôi =.=. Thực tế thì tàu chìm xuống tận đáy. :D
So với bán kính trái đất, đại dương không sâu lắm, vì vậy g không thay đổi nhiều.
Còn về trọng lượng riêng của nước, cũng không thay đổi nhiều.
Nước là một chất lỏng cực kì khó nén, áp lực lớn đến mức nào đi chăng nữa, nó cũng chỉ bị nén một chút =.= Xuống sâu hàng ngàn mét, trọng lượng riêng của nước thay đổi một lượng vô cùng nhỏ.
 
V

vuthanhhuy123

biển ở đây có sâu không. Nếu sâu thì chắc chắn sẽ lơ lửng, còn nếu nông thì sẽ chìm bởi vì càng xuống sâu áp suất càng tăng.
 
S

songsaobang

Áp suất tăng không đồng nghĩa với việc con tàu không chìm xuống được. Áp suất tác dụng lên vật gây ra lực, nhưng lực ở đây là các lực trực đối.

Nói như trên, vậy con người đang chịu đựng một áp suất không khí vô cùng lớn, vậy tại sao vẫn di chuyển bình thường?

Buộc dây xu xung quanh một vật (áp suất tác dụng lên vật lớn) thì vật lơ lửng à?

Nói tóm lại, vật gì đã chìm là chìm xuống tận đáy.
 
Q

quan_96

Nếu như vật nổi lên thì có :khi (156)::::M38::M38::M057::M049:thể nổi lơ lửng nhưng khi vật chìm thì sẽ chìm hẳn xuống đáy như lời của "songsaobăng" nói..:p \Rightarrow tàu sẽ chìm , xác chết sau 3 ngày sẽ nổi, và dụng cụ chìm:)|:)|:)|:)|:)|:)|:)|@-)@-)@
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom