Vật lí 9 ( Biến trở)

I

i_am_thoa

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Hai bóng đèn có ghi Đ1 (12V-48 ôm) và Đ2 ( 12V- 24ôm). Để sử dụng nguồn điện có hiệu điện thế 24V. Người ta mắc thêm vào một biến trở có ghi 100Ôm - 25A. Điều chỉnh biến trở sao cho hai đèn sáng bình thường.
a) Vẽ sơ đồ mạch điện và tính trị số của biến trở lúc đó.

2. Cho sơ đồ mạch điện như hình vẽ R1 = 10 ôm, R2= 200ôm; trên biến trở có ghi 200ôm- 2A. Bỏ qua điện trở dây dẫn.
a) Khi con chạy C tại vị trí M, cường độ dòng điện qua R1 là 2A. Tính Uab.
b) Hiệu điên thế Uab không đổi, tính cường độ dòng điện trong mạch khi
- Con chạy C ở vị trí C' sao cho Rmc= 80 ôm
- Con chạy C tại N


10590019_282645668590002_96104652_n.jpg
 
S

saodo_3

Bài 1.

Hai bóng đèn này không thể mắc nối tiếp vì điện trở chúng khác nhau, khi mắc nối tiếp, hiệu điện thế của chúng sẽ khác nhau. Chỉ có thể mắc song song.

Mạch điện sẽ gồm: R nt (D1 // D2)

Vì các đèn sáng bình thường nên các giá trị hiệu điện thế, cướng độ dòng điện qua nó bằng với giá trị hiệu dụng.

- Tính I đèn 1, I đèn 2. I mạch chính (hay cũng chính là I qua biến trở) = I đèn 1 + I đèn 2.

- Hiệu điện thế hai đầu biến trở = Hiệu điện thế nguồn - Hiệu điện thế của đèn.

Có hiệu điện thế và cường độ dòng điện, tính ra Rb.

Bài 2.

a) Khi con chạy tại M thì mạch này gồm [TEX](R_{MN} // R_2) nt R_1[/TEX]

[TEX]R_{MN} = 200 \Omega[/TEX]

I1 cũng chính là Imc, em tính Rtd rồi tính U nguồn.

b)
- Khi con chạy tại C, mạch trở thành: [TEX]R_{MC} nt (R_{CN} // R_2) nt R_1[/TEX]

[TEX]R_{MC} = 80 \Omega, R_{NC} = R_{MN} - R_{MC} = 200 - 80 =....[/TEX]

Em tính Rtd, sau đó lấu U nguồn ở câu a tính ra Imc.

- Khi con chạy ở N, R2 bị nối tắc, mạch còn lại [TEX]R_{MN} nt R_1[/TEX]
 
C

callalily

1.
Do Rx có giá trị khác 0 , và để 2 đèn sáng bình thường
=> ta chỉ có một trường hợp : Rx nt {R1//R2}
do 2 đèn sáng bt => U1=U2=U12=12 V
=> I=Ix=I1+I2 = 0,75 A
=> R12 = 16 ôm
Ta có : R = Rx + R12 = [TEX]\frac{U}{I}[/TEX]= 32 ôm
=>Rx = 16 ôm
2
a,Khi con chạy ở vị trí M : R1 nt {R2//Rmn}
Ta có : Rmn=200 ôm
=>R= 110 ôm và I1=(I2+Imn)=I
=> Uab= 110 . 2 = 220 V
b, Khi con chạy ở vị trí C'
Rcm = 80 ôm => Rcn= 120 ôm
đoạn mạch : R1 nt Rcm nt {R2//Rcn}
=> R = 165 ôm
=> I = [TEX]\frac{U}{R}[/TEX] =[TEX]\frac{4}{3}[/TEX]
Khi con chạy C tại N => Ta bỏ điện trở R2
=> mạch điện Rmn nt R1 => R = 210 ôm
=> I =[TEX]\frac{U}{R}[/TEX]=[TEX]\frac{22}{21}[/TEX]
:)>-

 
Top Bottom