Vật lí [Vật lí 8] BT bình thông nhau

s-uchihaitachi-s

Học sinh chăm học
Thành viên
17 Tháng bảy 2016
396
717
121
25
Vùng đất chết
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1.Hai bình trụ thông nhau và diện tích tiết diện 80cm2 và 20cm2 chứa nước. thả vào bình lớn 1 vật năng hình lập phương có cạnh a=10cm có D2=1500kg/m3. tính độ dâng cao của nước trong mỗi bình. biết nước có D1=1000kg/m3
2.Một ống có tiết diện S=2cm2 được nhúng vào bình nước. Người ta rót vào ống 72g dầu có D=900kg \/m3. Hãy tìm độ chênh lệch của mực nước và mực dầu trong ống
 

Trung Đức

Học sinh tiến bộ
Thành viên
6 Tháng bảy 2016
281
243
164
26
Hà Nam
Bài 1:
Ta thấy: $D_2 > D_1$ => Vật nặng sẽ chìm xuống đáy
Thể tích vật nặng là $V_2 = 0,1^3 = 10^{-3}\ (m^3)$ => Nước bị dâng lên $10^{-3}\ (m^3)$
Gọi thể tích nước dâng lên ở bình lớn là $V$ => Thể tích nước dâng lên ở bình nhỏ là $10^{-3} - V$
=> Chiều cao cột nước dâng lên ở bình lớn là $h_1 = \frac{V}{8.10^{-3}} = 125V\ (m)$
Chiều cao cột nước dâng lên ở bình lớn là $h_2 = \frac{10^{-3} - V}{2.10^{-3}} = 0,5 - 500V\ (m)$
Áp suất ở 2 nhánh bằng nhau => $h_1 = h_2$ => $125V = 0,5 - 500V$ => $V = 8.10^{-4}$ => $h_1 = h_2 = 0,1\ (m) = 10\ (cm)$

Bài 2:
Thể tích lượng dầu là: $V = \frac{m}{D_d} = 8.10^{-5}\ (m^3)$ => Chiều cao cột dầu trong ống là: $h = \frac{V}{S} = 0,4\ (m)$
Để cột dầu có thể chạm đáy bình nước thì áp suất cột dầu gây ra ở đáy bình phải bằng áp suất cột nước gây ra ở đáy bình.
Gọi $h_1$ là chiều cao cột nước
=> Ta có: $d_n.h_1 = d_d.h$ <=> $10D_n.h_1 = 10D_d.h$
<=> $h_1 = 0,36 (m)$
=> Độ chênh lệch mực nước giữa 2 ống là $\Delta h = h - h_1 = 0,04\ (m) = 4\ (cm)$
 
  • Like
Reactions: s-uchihaitachi-s
Top Bottom