Vật lí [Vật lí 8]Bài khó

N

naruto_evil

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 1:Một thanh đồng chất, tiết diện đều có chiều dài 40cm được đựng trong chậu như hình vẽ sao cho OA=1/3 OB. Người ta đổ nước vào chậu cho đến khi thanh bắt đầu nổi (đầu B không còn tựa trên đáy chậu). Biết thanh được giữ chặt tại O và chỉ có thể quay quanh O. Tìm mực nước cần đổ vào chậu. Cho khối lượng riêng của thanh và chậu lần lượt là $1120kg/m^3$ và $1000kg/m^3$


Bài 2:Tại một đầu của thanh đồng chất tiết diện đều có khối lượng m=4g có treo 1 quả cầu nhôm đặc bằng một sợi chỉ nhẹ. Bán kính quả cầu r=0,5cm. Thanh tì trên miệng của cốc nước và nó nằm cân bằng theo phương nằm ngang khi quả cần ngập một nữa trong nước. Xác định tỉ số chiều dài hai đoạn của thanh đồng chất nằm phía trong và phía ngoài cốc . Cho khối lượng riêng nhôm $2700kg/m^3$ nước $1000kg/m^3$

Bài 3:Lúc 6h30' khi Nam rời nhà đi xe đạp đến trường học, thì mẹ Nam cũng về nhà rồi đi bộ đến cơ quan (nằm trên đường từ nhà đến trường). Khoảng cánh từ nhà đến trường là 3,6km. Đang đi trên đường thì Nam chợt nhớ chưa xin chữ kí của mẹ vào sổ liên lạc, liền quay lại gặp mẹ lấy chữ kí rồi đến trường vùa đúng 7h. Xem đồng hồ Nam thấy thời gian từ nhà đến lúc quay lại đúng bằng thời gian từ lúc gặp mẹ đến khi đến trường. Biết vận tốc của mẹ là 4km/h; vận tốc của Nam không đổi.
a) Tính vận tốc xe đạp cảu Nam​
b) Nếu Nam quay lại gặp mẹ ở nhà thì Nam đến trường trẽ bao lâu?(Thời gian vào lớp 7h)​





Bạn nào biết bài nào thì post lời giải lên giúp mình nhé!
 
A

angleofdarkness

Mình xử bài 1 trước, dạng này có trong 200 bài tập vật lí chọn lọc và 500 bài tập vật lí THCS có đấy, bạn về tham khảo các dạng như thế nhé.

Bài 1:

Bạn tự vẽ hình nha (thông cảm mình dạo này lười vẽ hình trên máy lắm):

Giả sử khi đổ nước thanh bắt đầu nổi và thanh cân bằng, mực nước ở H.
Phân tích các lực tác dụng vào thanh:
- Trọng lực [TEX]\vec P \[/TEX] đặt tại I là trung điểm của [TEX]\overline{AB} \[/TEX].
- Lực đẩy Acsimet [TEX]\vec F_A \[/TEX] đặt tại K là trung điểm của [TEX]\overline{BH} \[/TEX].

Coi thanh là đòn bẩy cân bằng xung quanh điểm tựa O.
Đặt các cánh tay đòn của [TEX]\vec P \[/TEX] là $l_1$, của [TEX]\vec F_A \[/TEX] là $l_2.$

\Rightarrow $P.l_1 = F_A.l_2.$ \Leftrightarrow P.[TEX]\overline{IO} \[/TEX] = $F_A$.[TEX]\overline{KO} \[/TEX] = $F_A$.([TEX]\overline{OB} \[/TEX] - [TEX]\overline{BK} \[/TEX].)

Đặt [TEX]\overline{BH} \[/TEX] = x \Rightarrow [TEX]\overline{BK} \[/TEX] = $\dfrac{x}{2}.$

\Rightarrow Ta có hệ thức $V.10.D.\dfrac{1}{4}.40 = \dfrac{x}{40}.V.10.D_n.(\dfrac{3}{4}.40 - \dfrac{x}{2}).$

Với V là thể tích của thanh.

\Rightarrow $10D = \dfrac{x}{40}.D_n.(30 - \dfrac{x}{2}).$

Thay số D = 1120; $D_n$ = 1000 vào ta được x [TEX]\approx \[/TEX] 28 cm.
 
Top Bottom