[vật lí 7] Đề thi Violympic

K

kien200200

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1
1, Khối lượng của ống nghiệm chứa đầy nước là 500 g. Thả vào ống nghiệm trên 1 mẫu kim loại có khối lượng 12 g thì khối lượng của ống nghiệm lúc này là 60,5 g. Xác định khối lượng riêng của kim loại, biết khối lượng riêng của nước là D= 1000 kg/ mét khối.
2 Có một bể chứa nước có các kích thước ngoài như sau: dài 3m, rộng 2,2 m, cao 1 m, thành bể dày 15 cm, đáy bể dày 8 cm. Khối lượng riêng của vật liệu xây bể là 2 g/ cm khối.
a, Tính trọng lượng bẻ khi không có nước.
b, Tính khối lượng bể khi bể chứa đầy nước
c, Tính khối lượng bể khi bể chứa số nước cao bằng 1/2 chiều cao.
Câu 2 Ta đã biết rằng giấy rất dễ cháy, nhưng có thể đun sôi nước bằng 1 chiếc cóc giấy nếu đưa cốc vào ngọn lửa bếp đang cháy. Hãy giải thích nghịch lí đó.

HELP! MAI MÌNH PHẢI NỘP RỒI, MONG CÁC BẠN GIÚP MÌNH!
 
P

pety_ngu

câu hai vì lượng nhiệt bếp lửa truyền cho giấy , giấy truyền một phần cho nước cho đến khi nước sôi vì vậy lượng nhiệt bếp truyền cho giấy chưa đủ nóng đến mức giấy phải cháy
Nếu nước sôi em đun một chút nữa cốc giấy sẽ cháy đó
tương tự hiện tượng trên còn có hiện tượng đốt tóc trực tiếp thì tóc cháy nhưng khi quấn tóc quang một thanh kim loại rồi đem đốt thì thời gian tóc bị cháy lâu hơn
 
0

0973573959thuy

Giúp bạn nhé!

Bài giải :
Câu 1 :
1,
Thể tích của ống nghiệm chứa đầy nước là :
$V = \frac{m}{D} = \frac{0,5}{1000} = 0, 0005 (m^3)$
Thể tích của ống nghiệm sau khi thả mẫu kim loại vào là :
$ V = m : D = 0,0605 : 1000 = 0, 0000605 (m^3)$
Thể tích của mẫu kim loại là : $0, 0005 - 0, 0000605 = 0, 0004395 ( m^3) = 439,5 cm^3$
Khối lượng riêng của mẫu kim loại là :
$D = \frac{m}{V} = \frac{12}{439,5} = \frac{8}{293} (g/cm^3)$
\Rightarrow Kết luận ...

2,
a, Tính trọng lượng bể khi không có nước.
Thể tích bể khi không có nước là :
3. 2,2 . 1 - 0,15 - 0, 08 = 6,37 (m) = 637 cm
Khối lượng của bể khi không có nước là :
m = D. V = 2. 637 = 1274 (g) = 1,274 kg
Trọng lượng bể khi không có nước là :
P = 10m = 10. 1,274 = 12,7 (N)

\Rightarrow Kết luận ...


 
2

23121999chien

Câu 2 Ta đã biết rằng giấy rất dễ cháy, nhưng có thể đun sôi nước bằng 1 chiếc cóc giấy nếu đưa cốc vào ngọn lửa bếp đang cháy. Hãy giải thích nghịch lí đó.
Bài làm
Nếu đun sôi nước trong 1 cái cốc vì cốc đó đang đựng nước,khi cốc giấy tiếp xúc với lửa sẽ tạo ra 1 lượng nhiệt nhưng do cốc đựng nước nên lượng nhiệt tiếp xúc với cốc sẽ bị giảm đi chưa thể làm cháy cốc.Nhưng cái lượng nhiệt giảm đi đó sẽ là lượng nhiệt tiếp xúc với nước để đun sôi nước.Vậy có thể đun sôi nước bằng 1 chiếc cóc giấy nếu đưa cốc vào ngọn lửa bếp đang cháy.
*Lưu ý:Nếu nước sôi rồi mà cứ để đun tiếp thì nó sẽ:nhiệt độ cao của cốc+nhiệt độ cao của nước sẽ dẫn đến cháy cốc giấy.
 
Top Bottom